Ngày 24 tháng Hai–Ngày 1 tháng Ba. 2 Nê Phi 26–30: ‘Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
Ngày 24 tháng Hai–Ngày 1 tháng Ba. 2 Nê Phi 26–30,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020
He Will Lead Thee by the Hand (Ngài Sẽ Nắm Tay Dẫn Dắt Ngươi), tranh do Sandra Rast họa
Ngày 24 tháng Hai–Ngày 1 tháng Ba
2 Nê Phi 26–30
“Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu”
Hãy nhớ rằng mái gia đình nên là trọng tâm của việc giảng dạy phúc âm. Việc học tập 2 Nê Phi 26–30 riêng cá nhân và chung với gia đình nên là nền tảng cơ bản cho sự chuẩn bị giảng dạy của anh chị em. Hãy lên kế hoạch về những cách thức để xây đắp, củng cố và khuyến khích việc học hỏi phúc âm riêng cá nhân và chung với gia đình của mọi người trong lớp của anh chị em.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Vào lúc bắt đầu bài học, cho các thành viên trong lớp một cơ hội để chia sẻ điều gì đó từ 2 Nê Phi 26–30 mà họ thấy ý nghĩa khi họ học tập ở nhà. Ví dụ, các anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ ngắn gọn một câu thánh thư mà đã giúp họ hiểu về thời đại của chúng ta và những thử thách chúng ta đối mặt.
Giảng Dạy Giáo Lý
Tất cả mọi việc Chúa làm đều xuất phát từ tình yêu thương Ngài dành cho chúng ta.
-
Nếu anh chị em cảm thấy được soi dẫn để thảo luận những lời giảng dạy của Nê Phi về tình yêu thương của Chúa, anh chị em có thể thử điều này: Sau khi đọc cùng nhau 2 Nê Phi: 26:24, hãy mời các thành viên trong lớp lập những bản liệt kê những điều mà Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho họ mà xuất phát từ tình yêu thương. Làm thế nào Ngài “lôi kéo tất cả loài người đến với Ngài”? Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm gì để đáp lại tình yêu thương của Ngài?
-
Những lời mời gọi của Chúa trong 2 Nê Phi 26:24–28, 33 là bằng chứng mạnh mẽ về tình yêu thương của Ngài. Một cách mà anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp của mình khám phá những lời mời này là yêu cầu họ tóm tắt sứ điệp của Chúa trong những câu này thành một câu. Có lẽ vài thành viên trong lớp sẽ sẵn sàng chia sẻ tóm tắt của họ. Làm thế nào các câu thánh thư này ảnh hưởng đến cách chúng ta mời gọi những người khác đến cùng Đấng Ky Tô? Khuyến khích lớp viết lại một số suy nghĩ và cảm giác của họ. Để giúp mời gọi Thánh Linh, hãy cân nhắc việc bật một bài thánh ca về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi khi các thành viên trong lớp đang suy ngẫm.
Sách Mặc Môn là thiết yếu cho công việc ngày sau của Thượng Đế.
-
Mọi người trong lớp của anh chị em có thể cần giúp đỡ một chút để hiểu lời tiên tri trong 2 Nê Phi 27 về một cuốn sách bị niêm phong và một học giả. Câu chuyện lịch sử trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp ích. Việc một vài thành viên trong lớp tóm tắt một cách sinh động những sự kiện được mô tả trong câu chuyện này và trong 2 Nê Phi 27:15–22 có giúp ích cho lớp của anh chị em không? Tại sao Nê Phi có thể được cho thấy những sự kiện này rất nhiều năm trước khi chúng diễn ra? Lời tiên tri của Nê Phi dạy chúng ta điều gì về tầm quan trọng của Sách Mặc Môn? Khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ với nhau về cách thức mà họ nhận được chứng ngôn của riêng mình về Sách Mặc Môn.
-
Có bất kỳ ai trong lớp của anh chị em có thể chia sẻ một kinh nghiệm khi mời người khác đọc Sách Mặc Môn không? Một số lý do mà một người có thể không chấp nhận lời mời để đọc Sách Mặc Môn là gì? Câu trả lời của Chúa cho một lý do như vậy được tìm thấy trong 2 Nê Phi 29:6–11. Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp đọc những câu này và sau đó đóng diễn cách mà họ có thể đáp lại một cách tế nhị với một người nói rằng Sách Mặc Môn là không cần thiết. Những ý kiến khác của các thành viên trong lớp về cách họ có thể giúp người khác “biết rằng [Sách Mặc Môn] là một phước lành cho [họ] do bàn tay Thượng Đế ban ra” là gì? (2 Nê Phi 30:6).
Sa Tan tìm cách lừa gạt.
-
Đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý tìm kiếm những lời dối trá của Sa Tan được mô tả trong 2 Nê Phi 28. Có lẽ các thành viên trong lớp có thể chia sẻ điều họ tìm thấy, hoặc họ có thể đọc lướt 2 Nê Phi 28 trong lớp và liệt kê những lời dối trá của Sa Tan mà họ nhận ra. Cũng có thể có ích để cho họ làm việc theo nhóm để tìm kiếm những câu thánh thư bác bỏ những sự dối trá này (nếu họ cần giúp đỡ, anh chị em có thể chia sẻ những gợi ý trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Sau đó, các nhóm có thể chia sẻ với nhau về điều họ tìm thấy và thảo luận về cách mà họ có thể nhận thấy “những giáo lý sai lạc, vô ích và điên rồ” của kẻ nghịch thù (2 Nê Phi 28:9).
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Các thành viên trong lớp có thể được soi dẫn để đọc 2 Nê Phi 31–33 nếu họ biết rằng những chương này chứa đựng những lời cuối cùng của Nê Phi được ghi chép lại, kể cả một trong những lời mô tả đơn giản nhất nhưng toàn diện nhất về giáo lý của Đấng Ky Tô.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
“Lúc đó nhà học giả bèn nói: Thế thì tôi không thể đọc sách ấy được” (2 Nê Phi 27:18).
Vào tháng Hai năm 1828, Martin Harris, một người bạn của Joseph Smith, đã “hành trình về miền đông đến New York City với một tập bản thảo về những ký tự trên các bảng khắc [bằng vàng] để cho các học giả xem. Có lẽ ông ấy muốn có thêm sự đảm bảo rằng các bảng khắc là chính xác, hoặc ông ấy có thể nghĩ một lời chứng thực sẽ giúp họ mượn tiền để xuất bản cuốn sách. Dù trường hợp nào đi nữa, ông nhấn mạnh rằng Chúa đã thúc giục ông thực hiện chuyến đi.
“Vào lúc đó, cả Joseph lẫn Martin đều không biết nhiều về ngôn ngữ trên các bảng khắc. Họ chỉ biết những gì thiên sứ Mô Rô Ni đã nói với Joseph rằng: đó là một biên sử Châu Mỹ cổ xưa. Vì vậy, thay vì tìm kiếm một học giả có kiến thức về tiếng Ai Cập (Joseph sau này biết được rằng ngôn ngữ trên các bảng khắc được gọi là ‘chữ Ai Cập cải cách’), Martin đã đến thăm nhiều học giả quan tâm đến cổ vật, đặc biệt là cổ vật Châu Mỹ.
“… [Một trong số các học giả Martin đã đến thăm là] Charles Anthon, một giáo sư trẻ về ngữ pháp và ngôn ngữ học tại đại học Columbia. Anthon đã sưu tầm những câu chuyện và bài viết của người da đỏ ở Châu Mỹ để xuất bản và muốn được xem tài liệu mà Martin mang đến.
“Martin nói rằng Anthon đã tuyên bố tính xác thực của các ký tự cho đến khi ông ấy biết được làm thế nào Joseph Smith đã có được chúng. Ông ấy đề nghị Martin mang các bảng khắc cho ông. Martin từ chối, và Anthon trả lời, diễn giải một câu trong Ê Sai: ‘Tôi không thể đọc một cuốn sách bị niêm phong.’ Mặc dù sau này Anthon phủ nhận các chi tiết trong câu chuyện của Martin về cuộc gặp của họ, nhưng chúng ta biết điều này: Martin đã hủy những cuộc viếng thăm của ông với các học giả ở miền đông vì ông đã được thuyết phục hơn bao giờ hết rằng Joseph Smith đã được Thượng Đế kêu gọi và các bảng khắc cùng các ký tự là từ thời cổ xưa. Ông và Joseph đã xem chuyến viếng thăm Anthon làm trọn lời tiên tri của Ê Sai (cũng được đề cập trong Sách Mặc Môn) về ‘quyển sách đóng ấn, đưa cho người biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách nầy! thì nó trả lời rằng: Tôi không đọc được, vì sách nầy có đóng ấn’ [Ê Sai 29:11; xin xem thêm 2 Nê Phi 27:15–18]” (“The Contributions of Martin Harris,” Revelations in Context [năm 2016], trang 3–4, history.ChurchofJesusChrist.org).
Các câu thánh thư bác bỏ những lời dối gạt của Sa Tan.
Giáo lý sai lạc |
Giáo lý chân chính |
---|---|
“Ngài không còn là Thượng Đế có nhiều phép lạ nữa; Ngài đã hoàn tất công việc của Ngài rồi” (2 Nê Phi 28:6). | |
“Thượng Đế … sẽ biện minh cho khi người ta chỉ phạm một tội nhỏ” (2 Nê Phi 28:8). | |
“Mọi việc đều tốt đẹp ở Si Ôn” (2 Nê Phi 28:21). | |
“Tôi không phải là quỷ dữ, vì làm gì có quỷ” (2 Nê Phi 28:22). | |
“Chúng tôi không cần nhận thêm lời của Thượng Đế nữa, vì chúng tôi đã có đủ rồi” (2 Nê Phi 28:29). |
Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta
Đừng sợ sự im lặng. “Những câu hỏi hay cần có thời gian để trả lời. Những câu hỏi này đòi hỏi phải có sự suy ngẫm, tìm kiếm, và soi dẫn. Thời gian các anh chị em dành ra để chờ đợi những câu trả lời cho một câu hỏi có thể là một thời gian thiêng liêng để suy ngẫm. Tránh sự cám dỗ để kết thúc thời gian này quá sớm bằng cách tự trả lời câu hỏi của mình hoặc nói sang điều khác” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 31).