Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 9–15 tháng Ba. Gia Cốp 1–4: “Hãy Hòa Giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô”


“Ngày 9–15 tháng Ba. Gia Cốp 1–4: ‘Hãy Hòa Giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 9–15 tháng Ba. Gia Cốp 1–4,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

người phụ nữ quỳ dưới chân Chúa Giê Su

Forgiven (Được Tha Thứ), do Greg K. Olsen họa

Ngày 9–15 tháng Ba

Gia Cốp 1–4

Hãy Hòa Giải với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô

Gia Cốp 1–4 chứa đựng nhiều lời giảng dạy áp dụng cho chúng ta ngày nay. Khi anh chị em đọc những chương này, hãy cân nhắc cách thức anh chị em có thể giúp những người mình giảng dạy sống theo giáo lý mà Gia Cốp đã dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các thành viên trong lớp học chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ Gia Cốp 1–4, anh chị em có thể phát ra những mẩu giấy và mời các thành viên trong lớp học viết một câu thánh thư từ những chương này mà họ cảm thấy có ý nghĩa. Bỏ những mẩu giấy vào một cái hộp, rút ra vài mẩu giấy và mời người viết câu thánh thư đó chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Gia Cốp 1:6–8, 15–19; 2:1–11; 4:18

Những vị lãnh đạo ngay chính chăm chỉ lao nhọc cho sự an lạc của mọi người.

  • Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về sự lao nhọc chăm chỉ của Gia Cốp giữa dân của ông bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ những kinh nghiệm khi họ được ban phước bởi sự phục vụ của một vị lãnh đạo Giáo Hội. Hoặc cân nhắc việc mời một vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương—trước đây hoặc hiện tại—kể về một lần khi người ấy cảm thấy được soi dẫn để phục vụ ai đó. Sau đó các thành viên trong lớp học có thể tìm những từ hay cụm từ trong Gia Cốp 1:6–8, 15–19; 2:1–11; và 4:18 mà giúp đỡ chúng ta hiểu Gia Cốp cảm thấy như thế nào về sự kêu gọi của ông và những người ông phục vụ. Chúng ta đã thấy các vị lãnh đạo của mình làm vinh hiển sự kêu gọi của họ như thế nào? Các câu này nói lên điều gì về cách thức chúng ta nên tán trợ các vị lãnh đạo của mình?

hai người đàn ông đang bắt tay nhau qua một cái bàn

Giống như Gia Cốp, các vị lãnh đạo Giáo Hội ngày nay “đã làm vinh hiển chức vụ của [họ] trong Chúa″

Gia Cốp 2:12–21

Chúng ta nên tránh sự kiêu ngạo và tìm đến những người cần giúp đỡ.

  • Chúa đã mạnh mẽ cảnh cáo người dân Nê Phi về sự kiêu ngạo. Để giúp bắt đầu một cuộc thảo luận về chủ đề này, anh chị em có thể liên hệ trước với vài thành viên trong lớp học và yêu cầu họ tìm kiếm những cách thức mà kẻ nghịch thù khuyến khích việc coi trọng vật chất trên thế gian của chúng ta ngày nay. Sau đó mời họ chia sẻ với lớp học điều họ đã tìm thấy. Các thành viên trong lớp học có thể làm việc theo cặp để đọc Gia Cốp 2:12–21 và tìm ra điều Chúa đã dạy về cách chúng ta nhìn nhận về sự giàu sang vật chất. Sau đó họ có thể tạo ra và chia sẻ một tấm áp phích quảng bá cho nguyên tắc đó. Cho các thành viên trong lớp học thời gian để tự suy ngẫm điều gì họ có thể làm để áp dụng điều họ đã học được từ sứ điệp của Gia Cốp.

  • Các thành viên trong lớp học của anh chị em có thể ôn lại Gia Cốp 2:12–21 và viết những câu hỏi của riêng họ để thêm vào bản liệt kê của Anh Cả Perry. Câu phát biểu của Anh Cả Perry trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” đã giúp chúng ta hiểu biết thêm điều gì về những lời giảng dạy của Gia Cốp?

Gia Cốp 2:23–35

Chúa hài lòng về sự trinh khiết.

  • Anh Cả David A. Bednar đã dạy rằng chúng ta sống “trong một thế giới ngày càng chế nhạo tính thiêng liêng của sự sinh sản và xem thường giá trị của đời sống con người” (“Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 41–44). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học sử dụng Gia Cốp 2:23–35 để chống lại thông điệp của thế gian về sự trinh khiết? Một cách là có thể viết lên bảng Chúa cảm thấy như thế nào về sự trinh khiết? và mời các thành viên trong lớp học tìm những câu trả lời cho câu hỏi đó. Một số người có thể tìm trong Gia Cốp 2:23–35, và những người khác có thể tìm trong bài nói chuyện của Anh Cả Bednar được tham khảo ở trên. Họ có thể liệt kê lên bảng những câu trả lời họ tìm được. Để thảo luận về các tiêu chuẩn và phước lành liên quan đến việc sống theo luật trinh khiết, anh chị em có thể ôn lại “Sự Trong Sạch về Mặt Tình Dục” (Cỗ Vũ Sức Mạnh Giới Trẻ, trang 35–37). Một số phước lành của việc sống một cuộc sống trinh khiết là gì?

Gia Cốp 4:4–11

Dân Nê Phi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Gia Cốp muốn chúng ta biết rằng mặc dù ông và dân của ông sống hàng trăm năm trước giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi, họ đã biết về Ngài và tìm kiếm Ngài để có sự cứu rỗi. Theo Gia Cốp 4:4–5, tại sao dân Nê Phi tuân giữ luật pháp Môi Se? Điều gì chúng ta có ngày nay mà hướng chúng ta đến với Đấng Cứu Rỗi? Gia Cốp đã sử dụng những biểu tượng hay sự so sánh nào để giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô? (cũng xem Sáng Thế Ký 22:1–13).

Gia Cốp 4:8–18

Tôi có thể tránh sự mù quáng thuộc linh bằng cách tập trung vào Đấng Cứu Rỗi.

  • Có bất kỳ ai trong lớp học của anh chị em vừa đi khám mắt không? Nếu có, anh chị em có thể yêu cầu người này mô tả cách bác sĩ đánh giá thị lực của người ấy. Các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ suy nghĩ của họ về ý nghĩa của sự mù quáng thuộc linh. Sự mù quáng thuộc linh giống với đôi mắt bị mù như thế nào? Mời các thành viên trong lớp học gợi ý những cách thức chúng ta có thể đánh giá xem mình có bị mù quáng thuộc linh hay không. Họ cũng có thể đọc lại Gia Cốp 4:8–18 và gợi ý một số điều chúng ta có thể làm để gia tăng khả năng của mình để “nhìn thấy” những sự việc thuộc linh.

  • Anh Cả Quentin L. Cook chỉ ra bốn cách thức chính mà một người có thể nhìn “quá điểm nhắm” trong thời đại của chúng ta (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Lời của ông thêm điều gì vào sự hiểu biết của chúng ta về Gia Cốp 4:13–15? Việc nhìn quá điểm nhắm có nghĩa là gì? Làm thế nào chúng ta có thể tránh việc nhìn quá điểm nhắm?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khuyến khích các thành viên trong lớp học đọc Gia Cốp 5–7, hãy nói với họ rằng họ sẽ tìm thấy câu trả lời trong Gia Cốp 4:17 khi họ thành tâm đọc ba chương tiếp theo.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Thái độ của chúng ta đối với sự giàu có về vật chất

Liên quan đến Gia Cốp 2:13–19, Anh Cả L. Tom Perry đã dạy: “Chúng ta cần ghi nhớ lời khuyên của Gia Cốp trong lòng. Chúng ta nên đọc những câu thánh thư này như chúng được viết riêng cho chúng ta trong những ngày này, bởi vì nó đúng là như vậy. Lời của Ngài sẽ khiến chúng ta đặt ra những câu hỏi tự vấn lương tâm của chính mình. Thứ tự của mọi điều có đúng trong cuộc sống của chúng ta không? Chúng ta có đang tập trung, trước nhất và quan trọng nhất, vào những sự việc mang tính vĩnh cửu chưa? Chúng ta có một quan điểm vĩnh cửu không? Hay chúng ta đang rơi vào cạm bẫy của việc tập trung vào những sự việc của thế gian trước nhất và sau đó quên mất Chúa không?“ (“United in Building the Kingdom of God,” Ensign, tháng Năm năm 1987, trang 34).

Nhìn quá điểm nhắm

Anh Cả Quentin L. Cook đã dạy về việc chúng ta có thể “nhìn quá điểm nhắm” như thế nào:

“Dùng triết lý của loài người thay thế cho những lẽ thật phúc âm”

“Một số người dường như bị bối rối bởi tính dễ hiểu trong sứ điệp của Đấng Cứu Rỗi. Họ muốn làm phức tạp hơn và thậm chí là khó hiểu hơn lẽ thật để làm cho nó thách thức hơn mề mặt trí tuệ hoặc tương tích hơn với xu hướng học thuật hiện tại. … Chúng ta nhìn quá điểm nhắm khi chúng ta từ chối chấp nhận bản chất đơn giản của các lẽ thật phúc âm.”

“Chủ nghĩa cực đoan về phúc âm”

“Chúng ta nhìn quá điểm nhắm khi chúng ta đề cao bất kỳ nguyên tắc nào, bất kể nó có thể đáng giá như thế nào, đến một sự nổi bật mà làm giảm đi tính cam kết của chúng ta đối với các nguyên tắc quan trọng không kém hoặc khi chúng ta đặt nó vào một vị trí trái với những lời giảng dạy của Các Anh Em Thẩm Quyền.”

“Những hành động anh hùng như một sự thay thế cho sự dâng hiến hằng ngày”

“Một số tín hữu thú nhận rằng họ sẽ cam kết bản thân với sự nhiệt tình nếu được giao cho một số sự kêu gọi lớn lao, nhưng họ không thấy việc giảng dạy tại gia hay thăm viếng giảng dạy tại gia [bây giờ gọi là việc phục sự] xứng đáng hoặc đủ anh hùng với nỗ lực liên tục của họ.”

“Coi trọng các nguyên tắc hơn giáo lý”

“Những người cam kết tuân theo các nguyên tắc mà không cần tham khảo giáo lý và nguyên tắc thì rất dễ nhìn quá điểm nhắm” (“Looking beyond the Mark,” Liahona, tháng Ba năm 2003, trang 42–44).