Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn: Ngài Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn của Ngài


“Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn: Ngài Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn của Ngài,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Ê Nót khi còn bé cùng với cha của ông, Gia Cốp, và mẹ

Gia Cốp và Ê Nót, tranh do Scott Snow họa

Ngày 23–29 tháng Ba

Ê NótLời Mặc Môn

Ngài Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn Của Ngài

Hãy chuẩn bị giảng dạy bằng cách đọc Ê NótLời Mặc Môn và tạo ra một kế hoạch giảng dạy (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 19). Các gợi ý và giáo lý trong đại cương này cũng có thể giúp cho anh chị em có thêm ý tưởng.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để cho các thành viên trong lớp cơ hội chia sẻ điều họ đang học ở nhà, anh chị em có thể chia họ thành nhiều nhóm và chỉ định mỗi nhóm đọc một chương từ Ê NótLời Mặc Môn. Yêu cầu họ gợi ý những câu mà họ cảm thấy lớp nên thảo luận từ chương đó. Liệt kê những câu này lên bảng, và chọn vài câu để thảo luận.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ê Nót 1:1–17

Chúng ta có thể nhận được sự tha thứ cho tội lỗi của mình khi chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Đây là một số câu hỏi anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp suy ngẫm và thảo luận khi anh chị em học tập Ê Nót 1:1–17: Chúng ta học được điều gì từ những kinh nghiệm của Ê Nót về việc nhận được sự xá miễn cho tội lỗi của mình? Ê Nót đã bày tỏ đức tin của ông nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Kinh nghiệm này ảnh hưởng đến Ê Nót và cách ông nhìn nhận bản thân mình và những người khác như thế nào?

Ê Nót 1:4–17

Lời cầu nguyện chân thành của chúng ta sẽ được đáp ứng.

  • Để giúp các thành viên trong lớp hiểu sâu hơn về sự cầu nguyện, anh chị em có thể chia họ thành nhiều nhóm nhỏ và mời mỗi nhóm học tập một trong những đoạn sau đây từ Ê Nót 1: các câu 2–8, 9–11, hoặc 12–17. Sau đó, yêu cầu mỗi nhóm giảng dạy lại cho cả lớp điều mà họ đã học về lời cầu nguyện từ những câu họ được chỉ định. Ví dụ, các anh chị em có thể mời họ chia sẻ những từ và cụm từ mô tả cách Ê Nót cầu nguyện.

  • Để học thêm về cách Ê Nót cầu nguyện, chúng ta cũng có thể học được nhiều từ những điều Ê Nót đã cầu nguyện. Có lẽ các thành viên trong lớp có thể nhận ra ai hoặc điều gì mà Ê Nót đã cầu nguyện trong Ê Nót 1:4–17. Theo như những câu này, tại sao Ê Nót mong muốn cầu nguyện cho người khác? Những lẽ thật khác về sự cầu nguyện mà chúng ta học được từ Ê Nót là gì?

Gia RômÔm Ni

Nếu chúng ta tuân giữ các lệnh truyền thì chúng ta sẽ được thịnh vượng.

  • Gia Rôm và các tác giả của Sách Ôm Ni đã viết về dân tộc Nê Phi, nhưng những sứ điệp của họ cũng áp dụng cho mỗi cá nhân. Chúng ta học được điều gì từ Sách Gia Rôm và Sách Ôm Ni về sự ngay chính dẫn đến sự thịnh vượng? (ví dụ, xin xem Gia Rôm 1:7–12Ôm Ni 1:5–7, 12–18). Có thể có ích cho các thành viên trong lớp định nghĩa sự thịnh vượng bằng việc sử dụng từ điển và thánh thư (ví dụ, xin xem An Ma 37:13; 48:15). Định nghĩa của thế gian so sánh với định nghĩa của Chúa về từ đó như thế nào? Chúa giúp dân của Ngài được thịnh vượng như thế nào?

  • Giống như các vị tiên tri người Nê Phi đã lao nhọc chăm chỉ để giảng dạy các lệnh truyền cho dân chúng, các vị tiên tri ngày sau của chúng ta cũng giảng dạy chúng ta về các lệnh truyền. Sau khi đọc Gia Rôm 1:9–12, các tín hữu trong lớp có thể thảo luận những lời giảng dạy gần đây của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà soi dẫn họ tuân giữ các lệnh truyền. Có thể hữu ích cho các thành viên trong lớp ôn lại các sứ điệp từ đại hội trung ương vừa qua trong các tạp chí của Giáo Hội hoặc trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Hoặc họ có thể ôn lại các tiêu chuẩn được thảo luận trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Nếu cần thiết, anh chị em có thể tham khảo bản liệt kê các sứ điệp trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Việc tuân theo các lệnh truyền giúp đỡ chúng ta được “thịnh vượng” trong cuộc sống của mình như thế nào?

Ôm Ni

Chúa đã mang nhiều người đến vùng đất hứa.

  • Sách Mặc Môn chứa đựng một lịch sử phức tạp, và việc theo dõi những nhóm dân khác nhau được mô tả trong sách có thể rất khó khăn. Một cách để có thể học về mỗi nhóm dân trong Sách Mặc Môn là tạo một bảng biểu ở trên bảng và mời cả lớp điền thông tin của mỗi nhóm dân vào (như dân Nê Phi, dân La Man và dân Gia Ra Hem La). Ví dụ, bảng biểu có thể có những tiêu đề như sau: Tên nhóm dân, Thời điểm và cách thức họ đến,Chuyện gì đã xảy ra với họ. Cùng nhau thảo luận tại sao lại hữu ích để hiểu những điều mà anh chị em đã học về mỗi nhóm dân. Những mục này trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (ChurchofJesusChrist.org) có thể giúp đỡ: “Cô Ri An Tum Rơ,” “Gia Rết, Dân,” “La Man, Dân,” “Mơ Léc,” “Nê Phi, Dân,” và “Gia Ra Hem La.”

Lời Mặc Môn 1:1–8

Chúa sẽ làm việc qua chúng ta nếu chúng ta tuân theo hướng dẫn của Ngài.

  • Như là một phần của cuộc thảo luận về Lời Mặc Môn, anh chị em có thể mời một thành viên trong lớp đã chuẩn bị trước để chia sẻ tại sao Mặc Môn được soi dẫn để thêm các bảng khắc nhỏ (1 Nê Phi–Ôm Ni) vào trong Sách Mặc Môn. Thành viên này có thể chuẩn bị bằng cách đọc Lời Mặc Môn và những nguồn tài liệu khác, như Giáo Lý và Giao Ước 10:8–19, 39–45; đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình;chương 5 của sách Các Thánh Hữu, tập 1. Khuyến khích thành viên này thêm vào những chi tiết thích hợp về việc bị mất 116 trang bản thảo của Sách Mặc Môn và tại sao các bảng khắc nhỏ là cần thiết để thay thế các trang bị mất. Những lẽ thật nào mà các thành viên trong lớp được từ cuộc thảo luận này về cách Chúa làm việc qua loài người? Các thành viên trong lớp tìm thấy điều gì trong Lời Mặc Môn 1:1–8 mà soi dẫn họ noi theo chỉ dẫn từ Thượng Đế ngay cả khi họ không có sự hiểu biết hoàn toàn về lý do tại sao?

    Mặc Môn biên soạn các bảng khắc bằng vàng

    Mormon Compiling the Plates (Mặc Môn Biên Soạn Các Bảng Khắc Bằng Vàng), tranh do Jorge Cocco họa

  • Mặc Môn đã ban phước cho hàng triệu người bởi vì ông đã tuân theo những sự thúc giục của Thánh Linh về các bảng khắc nhỏ (xin xem Lời Mặc Môn 1:7). Hãy nghĩ về những cách thức mà anh chị em có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp của mình hiểu rằng họ cũng có thể ban phước cho những người khác khi họ tìm cách để trở thành công cụ trong tay Thượng Đế và tuân theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh. Thượng Đế đã làm việc qua Mặc Môn như thế nào? Các thành viên trong lớp đã thấy Chúa làm điều gì qua họ hay người khác khi họ để ý lắng nghe Thánh Linh và tìm cách làm theo ý muốn của Thượng Đế? Câu chuyện về Chủ Tịch Thomas S. Monson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cung cấp một ví dụ mà có thể giúp các thành viên trong lớp nghĩ về những ví dụ từ chính cuộc sống của họ.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Vì đại hội trung ương và lễ Phục Sinh sẽ đến trong vài tuần nữa, hãy khuyến khích các thành viên trong lớp lắng nghe những sứ điệp mà Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ lời chứng đặc biệt của họ về Chúa Giê Su Ky Tô.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

 

 

Những sứ điệp trong đại hội trung ương về việc tuân giữ các lệnh truyền.

“Bắt tay mỗi đứa trẻ.”

Khi Chủ Tịch Thomas S. Monson đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, ông đã nói chuyện với các em trong Hội Thiếu Nhi tại một ngôi làng ở Samoa. Sau đó, ông được thúc giục để tự mình chào đón từng đứa trẻ trong số 247 trẻ em tham dự. Tuy nhiên, ông nhận ra mình sẽ không có đủ thời gian; ông cố gắng gạt ra ý nghĩ chào mừng các em thiếu nhi ra khỏi đầu nhưng không thể.

Cuối cùng ông quay sang giảng viên của các trẻ em và nói: “Tôi rất muốn bắt tay từng bé trai và bé gái. Điều này có khả thi không?”

Người giảng viên mỉm cười và nói với các trẻ em bằng tiếng Samoan. Chúng háo hức gật đầu đáp lại. Sau đó, người giảng viên nói với Anh Cả Monson rằng khi anh ấy biết một trong số Mười Hai Vị Sứ Đồ sẽ đến thăm Samoa, anh ấy đã hứa với các trẻ em rằng nếu chúng cầu nguyện thành tâm và có đức tin, Anh Cả Monson sẽ đến thăm làng của chúng và sẽ được thúc giục bởi Đức Thánh Linh để bắt tay từng đứa trẻ (xin xem Thomas S. Monson, “Friend to Friend: Talofa Lava,” Friend, tháng Năm năm 1972, trang 12–13).