Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: “Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài”


“Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 30 tháng Ba–Ngày 12 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Đấng Ky Tô phục sinh và các môn đồ của Ngài

Christ and the Apostles (Đấng Ky Tô và Các Sứ Đồ), do Del Parson họa

Ngày 30 tháng Ba–ngày 12 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Ngài Sẽ Sống Dậy … với Sự Chữa Lành trong Đôi Cánh của Ngài”

Ngày Chủ Nhật Phục Sinh là một cơ hội tuyệt vời cho các thành viên trong lớp học của anh chị em để củng cố chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Sinh của Ngài—và để củng cố chứng ngôn lẫn nhau. Hãy nhớ điều này trong khi anh chị em học tập thánh thư để chuẩn bị cho bài học này. Tìm kiếm sự hướng dẫn thuộc linh về những điều sẽ cảm động tấm lòng của những người trong lớp học của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các thành viên trong lớp học của anh chị em có thể có những kinh nghiệm đầy ý nghĩa trong khi đọc những điều Sách Mặc Môn giảng dạy về Sự Phục Sinh và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô trong hai tuần qua. Cho họ vài phút để tìm một đoạn mà đã có ấn tượng đối với họ, và sau đó mời họ chia sẻ điều họ tìm được.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

2 Nê Phi 9:7–15; An Ma 11:41–45; 40:21–23

Sự phục sinh là sự kết hợp vĩnh cửu của thể xác và linh hồn.

  • So sánh có thể là một cách hiệu quả để giảng dạy các nguyên tắc phúc âm. Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học đọc 2 Nê Phi 9:7–15An Ma 11:41–45 và nhận ra những từ và cụm từ trong những câu này mà dạy về sự phục sinh. Cái chết được so sánh với điều gì? Sự phục sinh được mô tả như thế nào? Tại sao chúng ta cần một thể xác được phục sinh? (cũng xem GL&GƯ 93:33–34). Các thành viên trong lớp học có thể thảo luận cách thức mà họ có thể sử dụng những so sánh này để giảng dạy người khác về sự phục sinh. Khi họ chia sẻ những ý kiến của mình với lớp học, anh chị em có thể thảo luận với họ lý do tại sao họ trân quý những lẽ thật này về Sự Phục Sinh.

  • Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp học chia sẻ những lúc họ cảm thấy biết ơn cho sự hiểu biết của mình về Sự Phục Sinh. Làm thế nào để sự hiểu biết đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta thường xuyên hơn? Anh chị em có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp học của mình trả lời câu hỏi này bằng cách mời mỗi người tìm kiếm trong 2 Nê Phi 9:7–15; An Ma 11:41–45; hay An Ma 40:21–23 và liệt kê lên bảng những lẽ thật mà họ tìm thấy về Sự Phục Sinh. Sau đó anh chị em có thể viết lên bảng hai câu sau đây và yêu cầu các thành viên trong lớp học suy ngẫm một vài phút trước khi chia sẻ cách mà họ sẽ hoàn thành chúng: Nếu tôi đã không biết những điều này…Bởi vì tôi biết những điều này….

Đấng Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane (Vườn Ghết Sê Ma Nê), do Michael T. Malm họa

Mô Si A 3:5–7; 15:5–9; An Ma 7:11–13

Chúa Giê Su Ky Tô tự mang lấy tội lỗi, nỗi đau khổ, và sự yếu đuối của chúng ta.

  • Việc suy ngẫm và thảo luận về nỗi đau đớn mà Đấng Cứu Rỗi chịu thay cho chúng ta có thể mời gọi Thánh Linh và soi dẫn những cảm giác yêu thương và biết ơn đến Đấng Cứu Rỗi. Để khuyến khích việc suy ngẫm và thảo luận như vậy, anh chị em có thể vẽ một bảng biểu lên bảng tương tự như bảng biểu được gợi ý trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và mời các thành viên trong lớp học hoàn thành bảng biểu sử dụng Mô Si A 3:5–7; 15:5–9; và An Ma 7:11–13 và những kinh nghiệm của chính họ. Khi Thánh Linh hướng dẫn, anh chị em cũng có thể mời các thành viên trong lớp học chia sẻ cảm giác của họ về những gì Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho họ.

  • Âm nhạc thiêng liêng có thể mời gọi Thánh Linh và củng cố giáo lý mà anh chị em giảng dạy. Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể ôn lại Mô Si A 3:5–7; 15:5–9; và An Ma 7:11–13 và tìm kiếm và hát những bài thánh ca mà họ cảm thấy phù hợp với những sứ điệp trong các câu này (anh chị em cũng có thể mời một người hát hoặc đàn các bài thánh ca). Một số bài thánh ca được gợi ý trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Khuyến khích các thành viên trong lớp học chia sẻ những đoạn từ các bài thánh ca và thánh thư mà giúp họ biết ơn sâu sắc hơn cho sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi.

Ê Nót 1:1–19; Mô Si A 5:1–2; 27:8–28:4; An Ma 24:7–19

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô thanh tẩy chúng ta và giúp chúng ta trở nên hoàn hảo.

  • Một cách hiệu quả để biết về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi làm thay đổi cuộc sống của chúng ta là học tập những tấm gương về cách Ngài đã thay đổi cuộc sống của những người khác khi họ hối cải và đến cùng Ngài. Sách Mặc Môn có nhiều tấm gương như vậy. Anh chị em có thể chỉ định mỗi thành viên trong lớp học đọc về một trong số những tấm gương này, như Ê Nót (xin xem Ê Nót 1:1–19), dân của Vua Bên Gia Min (xin xem Mô Si A 5:1–2), An Ma Con (xin xem Mô Si A 27:8–28:4), hay dân An Ti Nê Phi Lê Hi (xin xem An Ma 24:7–19), hoặc họ có thể nghĩ đến những tấm gương khác trong thánh thư. Sau đó một vài thành viên trong lớp học có thể tóm tắt những kinh nghiệm mà họ đọc được. Có lẽ lớp học của anh chị em sẽ thích làm điều này bằng cách gợi ý những manh mối để giúp các thành viên còn lại của lớp học đoán xem họ đang mô tả ai. Họ cũng có thể thảo luận những câu hỏi như: Những người trong các ví dụ này đã thay đổi như thế nào? Vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong sự thay đổi của họ là gì? Có lẽ một vài thành viên trong lớp học có thể nói về cách Đấng Cứu Rỗi đã tạo ra “một sự thay đổi lớn lao … trong lòng [họ]” (Mô Si A 5:2). Để học thêm về cách mà Đấng Cứu Rỗi thay đổi chúng ta—và tại sao sự thay đổi đó rất quan trọng—anh chị em có thể chia sẻ với lớp học phép loại suy của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để soi dẫn các thành viên trong lớp học đọc Mô Si A 1–3, anh chị em có thể mời họ suy ngẫm một thời điểm mà họ cảm thấy muốn reo mừng sau khi đọc hoặc nghe một sứ điệp phúc âm. Mời họ tìm kiếm những lẽ thật họ có thể reo mừng khi họ đọc Mô Si A 1–3.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các bài thánh ca về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

  • Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38

Những đoạn video về Ca Đoàn Tabernacle at Temple Square hát những bài thánh ca này có thể được tìm thấy trên ChurchofJesusChrist.org.

Phép Loại Suy: Chúng ta phải hơn cả trong sạch.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã chia sẻ một phép loại suy để giải thích cách mà Đấng Cứu Rỗi chuẩn bị cho chúng ta để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế:

“Chúng ta có xu hướng nghĩ về những kết quả của sự hối cải đơn giản là sạch khỏi tội lỗi, nhưng đó là một cái nhìn không hoàn chỉnh. … Một người phạm tội giống như một cái cây dễ bị uốn cong trước gió. Vào những ngày mưa gió, cái cây uốn cong xuống đất đến nỗi những chiếc lá bị dính bùn, giống tội lỗi. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc làm sạch lá, sự yếu kém nơi thân cây tiếp tục làm cho nó bị uốn cong và bùn có lẽ vẫn dính trên lá. Tương tự như vậy, một người chỉ đơn thuần hối tiếc vì bị dính vào tội lỗi thì sẽ phạm tội lần nữa trong cơn gió mạnh tiếp theo. Những yếu kém tiếp tục lặp lại cho đến khi cái cây được củng cố hơn.

“Khi một người đã đi qua những tiến trình mà có kết quả như thánh thư gọi là ‘một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối,’ thì Đấng Cứu Rỗi đã không chỉ tẩy sạch người đó khỏi tội lỗi. Ngài còn ban cho người ấy sức mạnh mới. Sự củng cố đó là thiết yếu cho chúng ta để nhận ra mục đích của sự trong sạch, tức là để trở về với Cha Thiên Thượng của chúng ta. Để được chấp nhận vào chốn hiện diện của Ngài, chúng ta phải hơn cả trong sạch. Chúng ta cũng phải được thay đổi từ một người yếu kém về đạo đức đã phạm tội thành một người mạnh mẽ với sự phát triển thuộc linh để sống ở chốn hiện diện của Thượng Đế” (“The Atonement and Faith,” Ensign, tháng Tư năm 2010, trang 33–34).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy sống xứng đáng với sự hướng dẫn của Thánh Linh. Khi anh chị em sống theo phúc âm, anh chị em xứng đáng với sự đồng hành của Thánh Linh, là thầy giảng thực sự. Trong khi anh chị em tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài, Đức Thánh Linh sẽ ban cho anh chị em các ý nghĩ và ấn tượng về cách để đáp ứng nhu cầu của những người anh chị em giảng dạy. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5.)