“Ngày 20–26 tháng Tư. Mô Si A 4–6: ‘Một Sự Thay Đổi Lớn Lao,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
“Ngày 20–26 tháng Tư. Mô Si A 4–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020
Ngày 20–26 tháng Tư
Mô Si A 4–6
“Một Sự Thay Đổi Lớn Lao”
Hãy đọc Mô Si A 4–6, và ghi lại những ấn tượng thuộc linh của mình. Khi anh chị em nhận được ấn tượng, anh chị em có thể hỏi giống như điều Anh Cả Richard G. Scott đề nghị: “Tôi cần biết thêm điều gì nữa không?” (“Để Nhận Được Sự Hướng Dẫn Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 8).
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Anh chị em có thể muốn bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp chia sẻ một trong những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min từ Mô Si A 4–5 mà họ sẽ muốn áp dụng tốt hơn vào cuộc sống của mình.
Giảng Dạy Giáo Lý
Qua Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nhận được và gìn giữ sự xá miễn cho tội lỗi của mình.
-
Một số người có ý kiến sai lầm rằng sự hối cải đòi hỏi ít nỗ lực; những người khác tin rằng nó đòi hỏi quá nhiều nỗ lực. Để giúp các thành viên trong lớp hiểu rõ hơn về những gì được đòi hỏi để nhận sự xá miễn tội lỗi, anh chị em có thể mời họ đọc những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min trong Mô Si A 4:1–12, tìm kiếm những điều kiện mà Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta sự xá miễn tội lỗi. Các thành viên trong lớp có thể liệt kê lên trên bảng điều họ tìm được. Yêu cầu họ nghĩ về một phép so sánh để giúp giải thích điều mà họ đã học được. Ví dụ, họ có thể so sánh sự xá miễn tội lỗi với một người chủ nợ “xóa miễn” hoặc hủy bỏ một món nợ. Hoặc họ có thể so sánh việc duy trì sự xá miễn tội lỗi của chúng ta với việc chăm sóc một điều gì đó cần được duy trì liên tục, như chăm sóc một khu vườn hay một căn nhà.
-
Cân nhắc việc hỏi các thành viên trong lớp điều họ sẽ nói với người nào đó thắc mắc không biết sự hối cải có phải là một nỗ lực xứng đáng hay không. Làm thế nào họ giúp đỡ một người đang thất vọng và cảm thấy rằng vượt qua tội lỗi và sự yếu kém là không thể làm được? Anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp chuẩn bị cho những cuộc trò chuyện như vậy bằng cách yêu cầu họ dành ra một vài phút tìm trong lời của Vua Bên Gia Min trong Mô Si A 4:1–12 những lẽ thật mà có thể giúp đỡ một ai đó đang lâm vào một trong những tình huống này. Sau đó, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những lẽ thật mà họ khám phá ra với người nào đó ngồi gần.
Khi chúng ta hối cải, chúng ta sẽ được tràn đầy tình yêu thương của Thượng Đế.
-
Làm thế nào chúng ta biết rằng mình đã nhận được sự xá miễn tội lỗi? Vua Bên Gia Min đã mô tả một số kết quả của việc hối cải thực sự—hãy mời các thành viên trong lớp tìm kiếm chúng trong Mô Si A 4:13–16. Anh chị em cũng có thể mời họ suy ngẫm về cuộc sống của mình và đánh giá xem họ sống theo những lời giảng dạy trong những câu này tốt như thế nào. Những dấu hiệu nào mà các thành viên trong lớp của anh chị em thấy rằng họ đã được cải đạo? Làm thế nào những mối quan hệ của chúng ta với những người khác thay đổi khi chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô qua sự hối cải? Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ họ thấy điều này xảy ra trong cuộc sống của mình như thế nào.
-
Mô Si A 4:11–12 và 14–16 có thể thúc đẩy một cuộc thảo luận về những điều soi dẫn để nuôi dạy con cái một cách ngay chính. Những câu này dạy về cách trở thành các bậc cha mẹ tốt hơn như thế nào?
-
Nếu anh chị em cảm thấy được soi dẫn để có một cuộc thảo luận về những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min về việc chăm sóc cho những người nghèo khó và thiếu thốn, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp lần lượt đọc các câu trong Mô Si A 4:16–27. Sau khi đọc xong mỗi câu, người đọc có thể tóm tắt bằng lời của mình những điều Vua Bên Gia Min đã dạy. Sứ điệp của Anh Cả Jeffrey R. Holland, “Chẳng Phải Chúng Ta Toàn Là Những Kẻ Hành Khất Cả Hay Sao?” (Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 40–42) có thể được sử dụng để bổ sung cho cuộc thảo luận này. Làm thế nào chúng ta tuân theo lời khuyên của Vua Bên Gia Min để “[chúng ta không] phải chạy mau hơn sức mình có thể chạy được”? (Mô Si A 4:26–27). Lệnh truyền để “san sẻ những của cải của [chúng ta] cho người nghèo khó” liên quan đến sự xá miễn tội lỗi của chúng ta như thế nào?
Chúng ta phải kiểm soát tư tưởng, lời nói và việc làm của mình.
-
Đôi khi dường như sẽ dễ dàng hơn nếu Chúa ban cho chúng ta một danh sách chi tiết về mọi tội lỗi có thể phạm phải. Thay vào đó Ngài phán với chúng ta: “Tự kiểm soát lấy mình … và kiên trì trong đức tin về những gì mình đã nghe nói về sự hiện đến của Chúa chúng ta” (Mô Si A 4:30). Để giúp lớp của anh chị em thảo luận nguyên tắc này, anh chị em có thể hỏi họ những câu hỏi như: Những tư tưởng, lời nói và việc làm của chúng ta ảnh hưởng đến bản thân chúng ta và người khác như thế nào? “Kiên trì trong đức tin” có nghĩa là gì? Chúng ta có thể chia sẻ với nhau lời khuyên nào để giúp chúng ta “kiểm soát” bản thân mình?
Thánh Linh của Chúa có thể tạo ra một sự thay đổi lớn lao trong lòng chúng ta.
-
Để bắt đầu một cuộc thảo luận về sự thay đổi lớn lao mà phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang đến trong cuộc sống của chúng ta, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ một số lý do tại sao chúng ta thường khó để tạo ra một sự thay đổi lâu dài trong cuộc sống của mình. Sau đó, mời họ đọc Mô Si A 5:1–5, tìm kiếm “sự thay đổi lớn lao” mà dân của Vua Bên Gia Min đã trải qua. Những lẽ thật nào về sự thay đổi trong lòng mà chúng ta học được từ kinh nghiệm của họ? Cân nhắc việc yêu cầu một vài thành viên trong lớp chia sẻ cách Đức Thánh Linh đã giúp đỡ họ thay đổi tấm lòng.
-
Sau khi thảo luận những lẽ thật trong Mô Si A 5:1–7, một số thành viên trong lớp có thể thắc mắc tại sao sự thay đổi trong lòng họ dường như không mạnh mẽ hoặc ngay lập tức như kinh nghiệm của dân của Vua Bên Gia Min. Lời phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” nói đến câu hỏi này. Chúng ta có thể học được điều gì từ Anh Cả Christofferson về sự cải đạo?
Thượng Đế mời tôi lập giao ước với Ngài.
-
Mô Si A 5:5–15 có thể giúp các thành viên trong lớp hiểu những phước lành họ nhận được khi họ lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế. Anh chị em có thể mời họ ôn lại những câu này với các giao ước báp têm và giáo lễ Tiệc Thánh trong tâm trí và chia sẻ điều họ học được. (Xin xem thêm GLGƯ 20:77, 79.)
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Nhiều thành viên trong lớp của anh chị em có thể đang trải qua hoặc đã trải qua một khó khăn hay thử thách cá nhân. Hãy nói với họ rằng, trong Mô Si A 7–10, họ sẽ đọc về một nhóm người mà đã biết cách tin tưởng nơi Chúa trong những thời gian thử thách của họ.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Sự thay đổi thường là một tiến trình.
Anh Cả D. Todd Christofferson đã nói về sự thay đổi lớn lao trong lòng như được mô tả trong thánh thư:
“Các anh chị em có thể hỏi: Tại sao sự thay đổi mạnh mẽ này không xảy ra nhanh hơn với tôi? Các anh chị em nên nhớ rằng các tấm gương phi thường trong những người dân của Vua Bên Gia Min, An Ma và một số người khác trong thánh thư cũng đều như thế—phi thường và không đặc trưng. Đối với đa số chúng ta, những thay đổi xảy ra dần dần và theo thời gian. Việc được sinh lại, không giống như sự sinh ra thân xác của chúng ta, là một tiến trình hơn là một sự kiện. Và việc tham gia vào tiến trình đó là mục tiêu chính yếu của cuộc sống hữu diệt.
“Đồng thời, chúng ta chớ tự biện minh trong một nỗ lực bình thường. Chúng ta chớ bằng lòng với việc giữ lại một khuynh hướng nào đó để làm điều xấu. Chúng ta hãy xứng đáng khi dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần và tiếp tục nhờ đến Đức Thánh Linh để loại bỏ hoàn toàn vết tích cuối cùng của sự không thanh sạch ở bên trong chúng ta. Tôi làm chứng rằng khi các anh chị em tiếp tục con đường của sự sinh lại phần thuộc linh, thì ân điển chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ cất đi các tội lỗi của các anh chị em và vết nhơ của các tội lỗi đó nơi các anh chị em, những cám dỗ sẽ mất sức thu hút của chúng, và nhờ vào Đấng Ky Tô, các anh chị em sẽ trở nên thánh thiện, như Ngài và Cha Ngài là thánh thiện” (“Được Sinh Lại,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 78).