Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 27 tháng Tư–ngày 3 tháng Năm. Mô Si A 7–10: “Trong Sức Mạnh của Chúa”


“Ngày 27 tháng Tư–ngày 3 tháng Năm. Mô Si A 7–10: ‘Trong Sức Mạnh của Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 27 tháng Tư–ngày 3 tháng Năm. Mô Si A 7–10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Am Môn giảng dạy Vua Lim Hi

Minerva Teichert (1888-1976), Ammon before King Limhi (Am Môn đứng trước Vua Lim Hi), 1949-1951, tranh sơn dầu, 35 15/16 x 48 inch. Bảo Tàng Nghệ Thuật Brigham Young University, năm 1969.

Ngày 27 tháng Tư– ngày 3 tháng Năm

Mô Si A 7–10

“Trong Sức Mạnh của Chúa”

Đại cương này có thể là một nguồn tài liệu có giá trị, nhưng nó chỉ bổ sung, chứ không thay thế cho sự soi dẫn anh chị em nhận được trong khi học tập Mô Si A 7–10.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Theo định kỳ, có thể hữu ích khi thảo luận với cả lớp các phước lành mà các thành viên trong lớp học đang nhận được khi họ cố gắng làm cho ngôi nhà của mình trở thành trung tâm của việc học phúc âm. Các thành viên trong lớp học đã suy ngẫm hoặc thảo luận với gia đình họ những câu nào từ Mô Si A 7–10 trong tuần qua? Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Mô Si A 7:14–33

Nếu chúng ta quay về với Chúa, tin cậy Ngài, và phục vụ Ngài, thì Ngài sẽ giải thoát chúng ta.

  • Khi các thành viên trong lớp học học tập Mô Si A 7:14–33, những kinh nghiệm của dân của Lim Hi có thể soi dẫn cho họ hối cải và quay về với Chúa để được giải thoát. Để soi dẫn một cuộc thảo luận, anh chị em có thể mời một thành viên trong lớp học chuẩn bị trước để tóm tắt cách mà dân của Lim Hi đã rơi vào vòng nô lệ. Một vài người khác có thể chia sẻ những điều họ đã học được từ Lim Hi về việc có đức tin và hy vọng nơi Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta học được điều gì từ những lời nhắc nhở của Lim Hi về cách mà Thượng Đế đã giải cứu dân Ngài? (xin xem các câu 19–20). Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ những câu chuyện trong thánh thư hoặc kinh nghiệm mà đã soi dẫn họ tin cậy Thượng Đế.

  • Các thành viên trong lớp học có những cơ hội để soi dẫn người khác quay về với Thượng Đế khi họ ở trong xiềng xích của tội lỗi hoặc đang chịu đựng những nỗi đau khổ khác. Có lẽ nó sẽ giúp họ học tập cách Lim Hi truyền cảm hứng cho dân của mình. Đầu tiên họ có thể đọc mô tả trong Mô Si A 7:20–25 về cảnh xiềng xích của dân của Lim Hi và nghĩ về một người mà họ biết đang đối mặt với xiềng xích của tội lỗi. Sau đó họ có thể nhận ra những lẽ thật mà Lim Hi đã dạy trong Mô Si A 7:18–20, 33 để giúp đỡ dân của ông. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Lim Hi khi chúng ta khuyến khích những người thân yêu của mình tin cậy Thượng Đế?

  • Để giúp các thành viên trong lớp học hiểu tốt hơn sự giúp đỡ mà Thượng Đế ban cho chúng ta trong nghịch cảnh, anh chị em có thể cùng nhau hát và thảo luận bài thánh ca “Đấng Cứu Chuộc Y Sơ Ra Ên”(Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 5) hoặc một bài hát khác mà mô tả cách Đấng Cứu Rỗi giải thoát chúng ta. Các đoạn Mô Si A 7:17–20; Ê The 12:27; và 2 Cô Rinh Tô 12:7–10 bổ sung điều gì cho sự hiểu biết của chúng ta? Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà họ được Chúa giải thoát, thậm chí trong những cách thức nhỏ bé, nhờ họ cho thấy đức tin nơi Ngài.

Mô Si A 7:26–27

Loài người được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế.

  • Trong những câu này, Lim Hi đã giải thích một số lẽ thật được dạy bởi A Bi Na Đi mà khó được dân chúng chấp nhận. Các thành viên trong lớp học có thể nhận ra những lẽ thật nào trong những câu này? Những lẽ thật này ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận Thượng Đế và bản thân mình như thế nào?

Mô Si A 8:12–19

Chúa cung ứng các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải vì lợi ích của nhân loại.

  • Am Môn đã có một cơ hội để giải thích với Lim Hi vai trò của một vị tiên kiến và làm chứng về tầm quan trọng của các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải. Anh chị em có thể muốn nói rõ rằng trong thời đại của chúng ta, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ được tán trợ là các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải. Làm thế nào chúng ta, giống như Am Môn, can đảm nói về sự cần thiết của các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải? (xin xem Mô Si A 8:13–18). Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể lên kế hoạch để đăng một bài viết lên mạng xã hội mà sẽ giúp những người khác hiểu vai trò của một vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải trong thời đại của chúng ta. Chúng ta đã nghe điều gì trong đại hội trung ương gần đây nhất mà chúng ta có thể chia sẻ với bạn bè của mình, các thành viên trong gia đình và những người lân cận để giảng dạy họ về sự cần thiết của các vị tiên tri?

  • Sau khi đọc Mô Si A 8:12–19, anh chị em và các thành viên trong lớp học của mình có thể muốn chia sẻ chứng ngôn về các vị tiên tri, như Am Môn đã làm, hoặc lòng biết ơn của anh chị em cho sự mặc khải qua các vị tiên tri, như Lim Hi đã làm (xin xem Mô Si A 8:19).

  • Tiên Tri Joseph Smith là vị tiên kiến đứng đầu gian kỳ này (xin xem GL&GƯ 21:1). Anh chị em có thể muốn yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ điều họ học được từ lời mô tả của Am Môn về vị tiên kiến (xin xem Mô Si A 8:13–18). Sau đó họ có thể thảo luận Joseph Smith là một vị tiên kiến trong những phương diện nào. (D&C 135:3 and Moses 6:36 có thể giúp ích trong cuộc thảo luận này.)

Mô Si A 9:14–19; 10:6–10

Chúng ta có thể đối mặt với những thử thách của mình “trong sức mạnh của Chúa.”

  • Cụm từ “trong sức mạnh của Chúa” xuất hiện hai lần trong biên sử của Giê Níp về dân của ông và các trận đánh của họ với dân La Man—trong Mô Si A 9:14–1910:6–10. Các thành viên trong lớp học có thể nghiên cứu những câu thánh thư này và chia sẻ cảm nghĩ của họ về ý nghĩa của cụm từ này. Làm thế nào chúng ta nhận được “sức mạnh của Chúa”? Khuyến khích các thành viên trong lớp học chia sẻ những kinh nghiệm mà họ đã đương đầu với những thử thách một cách thành công trong sức mạnh của Chúa.

Mô Si A 10:11–17

Những lựa chọn của chúng ta có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.

  • Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học đọc thầm Mô Si A 10:11–17 và tìm kiếm những cách thức mà dân La Man bị ảnh hưởng bởi những sự lựa chọn và niềm tin của tổ tiên họ. Điều này gợi ý gì về những ảnh hưởng mà các lựa chọn của chúng ta tác động lên người khác? Chúng ta muốn bản thân và gia đình của mình được mô tả trong một hoặc hai thế hệ như thế nào? Các thành viên trong lớp học có thể viết xuống một số điều mà họ sẽ muốn gồm vào trong sự mô tả đó.

  • Một bài học sử dụng đồ vật đơn giản—như dãy đôminô—có thể giúp minh họa những ảnh hưởng mà sự lựa chọn của mọi người có thể tạo ra cho con cháu của mình. Sau đó anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học đọc Mô Si A 10:11–17 và thảo luận cách mà niềm tin và thái độ của dân La Man bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những lựa chọn của tổ tiên họ nhiều thế kỷ trước. Câu chuyện của Anh Cả Donald L. Hallstrom, được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung,” là một ví dụ khác mà anh chị em có thể chia sẻ. Các thành viên trong lớp học có thể nghĩ về những câu chuyện từ cuộc đời của họ hay lịch sử gia đình của họ về một người ngay chính ảnh hưởng tốt đến nhiều thế hệ.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Tuần này các thành viên trong gia đình đã học về ảnh hưởng tiêu cực mà những lựa chọn của dân La Man gây ra cho con cháu của họ. Để các thành viên trong lớp học biết rằng trong Mô Si A 11–17 họ sẽ đọc về một người ngay chính đã thay đổi cuộc sống của nhiều người.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Những lựa chọn của chúng ta có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.

Câu chuyện của Anh Cả Donald L. Hallstrom đã chia sẻ cách mà sự trung tín của ông bà của ông đã ban phước cho những thế hệ tương lai:

“Ông bà nội tôi có hai người con, một người con trai (là cha tôi) và một người con gái. … [Con gái của họ] kết hôn năm 1946 và bốn năm sau mang thai. Có một điều gì rất đặc biệt đối với cha mẹ để đặt hy vọng nơi đứa con gái (trong trường hợp này là con gái độc nhất) sinh con đầu lòng. Không một ai biết là cô ấy đã có song thai. Buồn thay, cô ấy và hai đứa con sinh đôi đều chết trong lúc sinh.

“Ông bà nội tôi rất đau khổ. Tuy nhiên, nỗi sầu khổ của họ lập tức hướng họ đến Chúa và Sự Chuộc Tội của Ngài. Họ không quanh quẩn với lý do tại sao điều này có thể xảy ra và ai có thể chịu trách nhiệm cho điều đó, mà họ tập trung vào việc sống một cuộc sống ngay chính. Ông bà nội tôi không bao giờ giàu có; họ không bao giờ thuộc vào thành phần ưu tú trong xã hội; họ không bao giờ nắm giữ chức vụ cao trong Giáo Hội—họ chỉ là Các Thánh Hữu Ngày Sau tận tụy. …

“Lòng trung tín của Ông Nội Art và Bà Nội Lou, nhất là khi đối phó với cảnh khó khăn, giờ đây đã ảnh hưởng đến bốn thế hệ noi theo gương ông bà. Một cách trực tiếp và sâu xa, điều đó ảnh hưởng đến con trai của họ (là cha tôi) và mẹ tôi, khi con gái của cha mẹ tôi, đứa con út của họ, chết vì biến chứng trong khi sinh. Em tôi qua đời vào lúc 34 tuổi, 10 ngày sau khi sinh nở, bỏ lại 4 đứa con, nhỏ nhất là 10 ngày và lớn nhất là 8 tuổi. Với tấm gương họ thấy nơi thế hệ trước, cha mẹ tôi đã tìm đến Chúa để được an ủi—không hề do dự” (“Tìm đến Chúa,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 78–79).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Lắng nghe. “Lắng nghe là một hành động yêu thương. … Cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các anh chị em hiểu được điều mà học viên của các anh chị em nói. Khi chú ý kỹ đến các sứ điệp được nói ra và không nói ra của họ, các anh chị em sẽ hiểu rõ hơn các nhu cầu, mối quan tâm, và ước muốn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 34).