Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 18–24 tháng Năm. Mô Si A 25–28: “Họ Được Gọi Là Dân của Thượng Đế”


“Ngày 18–24 tháng Năm. Mô Si A 25–28: ‘Họ Được Gọi Là Dân của Thượng Đế’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 18–24 tháng Năm. Mô Si A 25–28,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

thiên sứ hiện ra với An Ma và các con trai của Mô Si A

Conversion of Alma the Younger (Sự Cải Đạo của An Ma Con), tranh do Gary L. Kapp họa

Ngày 18–24 tháng Năm

Mô Si A 25–28

“Và Họ Được Gọi là Dân của Thượng Đế”

Cách tốt nhất để chuẩn bị giảng dạy về Mô Si A 25–28 là đọc những chương này và sống theo những nguyên tắc mà chúng giảng dạy. Khi anh chị em làm như vậy, Thánh Linh sẽ soi dẫn anh chị em để giảng dạy những điều quan trọng nhất cho các thành viên trong lớp của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một số thành viên trong lớp có thể gặp khó khăn trong việc học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình một cách thường xuyên. Những kinh nghiệm của các thành viên khác trong lớp sẽ giúp đỡ được không? Anh chị em có thể bắt đầu lớp bằng cách mời các thành viên trong lớp chia sẻ những điều họ đã làm trong việc học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình mà có hiệu quả.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Mô Si A 26:15–31; 27:23–37

Thượng Đế sẵn lòng tha thứ cho những ai hối cải.

  • Sự hối cải và sự tha thứ là những chủ đề luân phiên trong những chương này. Anh chị em có thể tìm hiểu những chủ đề này bằng cách viết Sự Hối CảiSự Tha Thứ lên bảng và yêu cầu các thành viên trong lớp liệt kê dưới hai tiêu đề đó những điều đến với tâm trí họ khi họ nghĩ về những từ đó. Sau đó, họ có thể tìm kiếm trong Mô Si A 26:22–24, 29–31; và 27:23–37 những từ và cụm từ dạy họ về sự hối cải và sự tha thứ. Các thành viên trong lớp có thể thêm những từ và cụm từ này vào bản liệt kê ở trên bảng. Thượng Đế cảm thấy như thế nào về những người hối cải và tìm kiếm sự tha thứ?

  • Một số người có thể thắc mắc rằng sự hối cải của họ có đủ để Thượng Đế tha thứ họ hay không. Để giúp bất kỳ ai trong lớp của anh chị em có thể cảm thấy như vậy, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp tưởng tượng rằng họ là An Ma Cha và rằng một tín hữu của Giáo Hội ở Gia Ra Hem La đã hỏi họ làm thế nào để nhận được sự tha thứ cho tội lỗi của người đó (anh chị em có thể đóng diễn tình huống này). An Ma học được điều gì từ Chúa trong Mô Si A 26:15–31 mà có thể giúp đỡ tín hữu này của Giáo Hội? (xin xem thêm Mô Rô Ni 6:8; GLGƯ 58:42–43). Lời phát biểu này của Chủ Tịch Henry B. Eyring cũng có thể giúp: “Nếu đã cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh hôm nay thì các anh chị em có thể lấy điều đó làm bằng chứng hiển nhiên rằng Sự Chuộc Tội đang tác động lên cuộc sống của các anh chị em” (“Gifts of the Spirit for Hard Times,” Ensign, tháng Sáu năm 2007, trang 23).

Mô Si A 27:8–24

Thượng Đế nghe những lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ đáp ứng theo ý muốn của Ngài.

  • Nhiều người trong chúng ta có thể hiểu được những cảm nghĩ của An Ma Cha, là người có con trai “chống lại Thượng Đế” (Mô Si A 27:11). Các thành viên trong lớp có thể thảo luận cách họ có thể sử dụng câu chuyện trong Mô Si A 27:8–24 để mang hy vọng đến cho một ai đó mà có một người trong gia đình rất ương ngạnh. Chúng ta hiểu rằng chúng ta không thể đòi hỏi một phép lạ hoặc chà đạp quyền tự quyết của ai đó, vậy chúng ta có thể cầu nguyện một cách thích đáng cho điều gì khi một người thân yêu lạc lối không? (xin xem thêm An Ma 6:6).

Mô Si A 27:8–28:4

Tất cả những người nam và người nữ phải được sinh lại.

  • Đây là một số câu hỏi mà có thể giúp các thành viên trong lớp học hỏi về việc được sinh lại: Việc được sinh lại phần thuộc linh nghĩa là gì? (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Cải Đạo, Cải Hóa”). Khi chúng ta được sinh lại phần thuộc linh, chúng ta cố gắng đối xử với người khác như thế nào? Để giúp các thành viên trong lớp trả lời những câu hỏi này, anh chị em có thể mời họ tìm trong Mô Si A 27:22–28:4 những dấu hiệu mà An Ma và các con trai của Mô Si A được sinh lại phần thuộc linh.

  • Tất cả mọi người đều có một câu chuyện cải đạo, An Ma đã nói: “tất cả loài người … đều phải được tái sinh” (Mô Si A 27:25; phần in nghiêng được thêm vào). Một vài thành viên trong lớp có thể chia sẻ cách mà họ được cải đạo đến phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô—cho dù qua những sự kiện thuộc linh mạnh mẽ trong cuộc sống của họ hay qua một tiến trình từ từ, đôi khi ngắt quãng mà chỉ có thể được nhận ra khi nhìn lại. Anh chị em cũng có thể muốn cho các thành viên trong lớp thời gian để ghi lại những kinh nghiệm của họ. (Nếu không có thời gian để làm điều này trong lớp, anh chị em có thể đề nghị họ hoàn tất ở nhà.) Để nhấn mạnh rằng sự cải đạo của chúng ta nên tiếp tục, anh chị em có thể gợi ý rằng các thành viên trong lớp ôn lại theo định kỳ những điều họ đã viết và thêm vào những kinh nghiệm mới.

  • An Ma và những người khác trong thánh thư đã sử dụng phép ẩn dụ của việc được sinh lại để mô tả sự thay đổi mà phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã mang lại trong cuộc sống của chúng ta. Anh Cả David A. Bednar đã so sánh sự thay đổi này với một trái dưa leo trở thành dưa chua (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Để giúp các thành viên trong lớp suy ngẫm điều mà những sự so sánh này dạy về sự cải đạo, anh chị em có thể mang một trái dưa leo và một ít dưa chua đến lớp. Hoặc anh chị em có thể mời ai đó mang đến một đứa bé và thảo luận tại sao sự sinh lại là một phép so sánh đúng với những điều xảy ra cho An Ma và các con trai của Mô Si A. (Xin xem Mô Si A 27:23–28:7.)

An Ma Con được mang về nhà của cha ông

His Father Rejoiced (Cha Ông Rất Vui Mừng), tranh do Walter Rane họa

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để soi dẫn các thành viên trong lớp đọc Mô Si A 29–An Ma 4 vào tuần sau, anh chị em có thể nhắc họ rằng trong những chương này, dân Nê Phi đã được ban cho tiếng nói trong chính quyền của họ. Chúng ta có thể học được gì từ kinh nghiệm của họ khi chúng ta cố gắng để ảnh hưởng tốt đến cộng đồng của mình?

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Một tiến trình suốt cả cuộc đời.

Anh Cả D. Todd Christofferson đã dạy: “Việc được sinh lại, không giống như sự ra đời với thân xác của chúng ta, mà là một tiến trình hơn là một sự kiện. Và việc tham gia vào tiến trình đó là mục tiêu chính yếu của cuộc sống hữu diệt” (“Được Sinh Lại,Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 78).

Sự cải đạo và dưa chua.

Anh Cả David A. Bednar đã chia sẻ phép so sánh sau đây giữa việc được sinh lại phần thuộc linh và dưa leo muối chua:

“Dưa chua là một quả dưa leo đã được biến đổi theo một công thức đặc biệt và một loạt các bước thực hiện. Các bước đầu tiên trong tiến trình biến đổi một quả dưa leo thành dưa chua là chuẩn bịrửa sạch. …

“Các bước kế tiếp trong tiến trình thay đổi này là ngâmbão hòa các quả dưa leo trong nước muối trong một thời gian dài. … Các quả dưa leo chỉ có thể trở thành dưa chua khi chúng được ngâm hoàn toàn và trọn vẹn trong nước muối trong một thời gian quy định. Tiến trình bảo quản dần dần biến đổi kết cấu của quả dưa leo và tạo ra vẻ ngoài trong suốt và vị đặc biệt của dưa chua. Việc thỉnh thoảng tưới nước muối hoặc nhúng vào nước muối thì không thể tạo ra sự biến đổi cần thiết. Đúng hơn, sự ngâm nước đều đặn, liên tục, và trọn vẹn được đòi hỏi để cho sự thay đổi mong muốn có thể xảy ra.

Bước cuối cùng trong tiến trình đòi hỏi phải đậy kín dưa ngâm chua trong lọ mà đã được khử trùng và rửa sạch. Dưa chua được chất vào lọ đậy kín, đổ ngập nước muối đun sôi, và chế biến trong một cái nồi lớn chứa đầy nước sôi để tiệt trùng lọ. Tất cả những tạp chất phải được loại ra khỏi dưa chua lẫn cái lọ để sản phẩm hoàn tất có thể được bảo vệ và bảo quản. …

Cũng giống như một quả dưa leo phải được chuẩn bị và rửa sạch trước khi nó có thể được biến đổi thành dưa chua, thì các anh chị em và tôi có thể được chuẩn bị với ‘các lời của đức tin và đạo lý lành’ (1 Ti Mô Thê 4:6) và được tẩy sạch lúc ban đầu qua các giáo lễ và các giao ước mà được thực hiện bởi thẩm quyền của chức tư tế A Rôn. …

Cũng giống như một quả dưa leo được biến đổi thành dưa chua khi nó được ngâm và bão hòa trong nước muối, thì các anh chị em và tôi cũng được sinh lại khi chúng ta được thấm nhuần phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. … Giai đoạn này của tiến trình cải đổi đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và lòng kiên nhẫn. …

“… Việc ngâm lọ trong nước sôi có thể làm cho dưa chua được bảo vệ lẫn bảo quản trong một thời gian dài. Trong một cách thức tương tự, chúng ta dần dần trở nên được thanh tẩy và thánh hóa khi các anh chị em và tôi được tẩy sạch nhờ máu của Chiên Con, được sinh lại, và nhận được các giáo lễ và tôn trọng các giao ước mà đã được thực hiện bởi thẩm quyền của Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.” (“Các Ngươi Phải Được Tái Sinh,” Liahona, tháng Năm năm 2007, trang 19–21).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy chuẩn bị với mối quan tâm đến học viên. “Khi các anh chị em chuẩn bị, hãy để cho sự hiểu biết của các anh chị em về những người mà các anh chị em dạy hướng dẫn cho kế hoạch của các anh chị em. … Các giảng viên giống như Đấng Ky Tô không sử dụng chỉ một kiểu hoặc một phương pháp cụ thể; họ cam kết giúp người khác xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và trở nên giống như Ngài hơn” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7).