Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 21–27 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: “Ngài Sẽ Xuống Thế Gian để Cứu Chuộc Dân Ngài”


“Ngày 21–27 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: ‘Ngài Sẽ Xuống Thế Gian để Cứu Chuộc Dân Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 21–27 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Giô Sép, Ma Ri, và hài nhi Giê Su trong chuồng ngựa

Behold the Lamb of God (Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời), tranh do Walter Rane họa

Ngày 21–27 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

“Ngài Sẽ Xuống Thế Gian để Cứu Chuộc Dân Ngài”

Khi anh chị em học về sự ra đời của Chúa Giê Su Ky Tô trong tuần này, hãy cân nhắc cách mà anh chị em có thể giúp lớp của mình củng cố chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Một số ý kiến trong đại cương này có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các thành viên trong lớp lập thành cặp hoặc nhóm nhỏ và chia sẻ việc học về Chúa Giê Su Ky Tô từ Sách Mặc Môn năm nay đã củng cố đức tin của họ nơi Ngài và những lời dạy của Ngài như thế nào.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Nê Phi 11:13–23; Hê La Man 14:1–13; 3 Nê Phi 1:4–22

Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh để làm Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.

  • Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng Sách Mặc Môn để giảng dạy các thành viên trong lớp về sự kiện thiêng liêng của sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi? Một cách là chia lớp thành ba nhóm và cho mỗi nhóm một trong những đoạn thánh thư sau đây để đọc cùng nhau: 1 Nê Phi 11:13–23; Hê La Man 14:1–13; và 3 Nê Phi 1:4–22. Yêu cầu các nhóm thảo luận những điều mà các câu thánh thư này dạy cho họ về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi. Sau đó, mỗi nhóm có thể chia sẻ với lớp điều họ đã thảo luận. Tại sao việc có lời chứng của Sách Mặc Môn về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi rất có giá trị?

  • Việc biết về sự giáng sinh của Đấng Ky Tô là quan trọng, nhưng việc biết tại sao Ngài giáng sinh cũng thật thiết yếu. Làm thế nào anh chị em có thể giúp những người mình giảng dạy suy ngẫm về quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô? Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ một số câu chuyện và đoạn thánh thư mà họ đã học trong tuần này (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Khuyến khích họ chia sẻ về những điều họ học được đã gia tăng lòng biết ơn của họ về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi và về quyền năng cứu chuộc của Ngài như thế nào.

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về những ân tứ mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta qua Vị Nam Tử của Ngài, anh chị em có thể mời một vài thành viên trong lớp nói về những món quà đặc biệt mà họ đã nhận được vào lễ Giáng Sinh. Chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với những món quà chúng ta nhận được như thế nào? Sau đó, các thành viên trong lớp có thể đọc đoạn trích dẫn của Chủ Tịch Thomas S. Monson được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và thảo luận về bốn ân tứ mà Chủ Tịch Monson đã đề cập đến. Đấng Cứu Rỗi đóng vai trò gì trong những ân tứ này? Làm thế nào chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với Cha Thiên Thượng cho những ân tứ này?

  • Là một phần trong cuộc thảo luận của anh chị em về lễ Giáng Sinh, hãy cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp chơi đàn hoặc hát những bài thánh ca về lễ Giáng Sinh. Anh chị em cũng có thể khám phá một số tài liệu được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

Trang tựa của Sách Mặc Môn; Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn; 2 Nê Phi 25:23, 26; 33:4, 10

Sách Mặc Môn Làm Chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Khi việc học Sách Mặc Môn ở Trường Chủ Nhật sắp kết thúc, anh chị em có thể muốn cho các thành viên trong lớp một cơ hội để suy ngẫm những gì họ đã học về Chúa Giê Su Ky Tô trong Sách Mặc Môn trong năm nay. Để giúp bắt đầu một cuộc thảo luận, anh chị em có thể đọc cùng nhau 2 Nê Phi 25:23, 2633:4, 10, cũng như các đoạn trích từ Lời giới thiệu Sách Mặc Môntrang tựa. Anh chị em cũng có thể chia sẻ một câu chuyện hoặc đoạn thánh thư đã đưa anh chị em đến gần với Chúa Giê Su Ky Tô hơn và sau đó cho các thành viên trong lớp vài phút để chia sẻ những câu chuyện hoặc đoạn thánh thư của riêng họ. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Sách Mặc Môn và mời các thành viên khác trong lớp làm điều tương tự.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Để soi dẫn cho các thành viên trong lớp bắt đầu đọc Giáo Lý và Giao Ước, anh chị em có thể chia sẻ một câu thánh thư yêu thích hoặc một kinh nghiệm soi dẫn mà anh chị em đã có với việc học Giáo Lý và Giao Ước.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các nguồn tài liệu về lễ Giáng Sinh.

Các ân tứ của Đấng Cứu Rỗi.

Chủ Tịch Thomas S. Monson dạy:

“Tôi suy nghĩ về sự tương phản của lễ Giáng Sinh. Những món quà xa hoa, đựng trong hộp đắt tiền và được gói chuyên nghiệp, đạt đến đỉnh cao trong các danh mục thương mại nổi tiếng mang tiêu đề: ‘Dành cho người có tất cả mọi thứ.’ Trong một lần đọc tiêu đề đó, tôi đã thấy một ngôi nhà rộng ba trăm bảy mươi mét vuông được quấn một dải ruy băng khổng lồ và thiệp chúc mừng to không kém viết: ‘Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ.’ Các món đồ khác bao gồm các cây gậy nạm kim cương cho người chơi gôn, du thuyền Caribbean cho khách du lịch và chuyến đi xa xỉ đến Alps, Thụy Sĩ cho người thám hiểm. Những món quà đó dường như phù hợp với chủ đề của một bộ phim hoạt hình về lễ Giáng Sinh cho thấy Ba Nhà Thông Thái đi đến Bết Lê Hem với những hộp quà trên những con lạc đà của họ. Một người nói: ‘Nghe tôi này, Balthazar, chúng ta đang bắt đầu một điều gì đó với những món quà mà này mà sẽ ngoài tầm kiểm soát!’ …

“Trong chốc lát thôi, mong là chúng ta có thể quên đi những cuốn ca-ta-lô của lễ Giáng Sinh, với những món quà được mô tả kỳ lạ của họ. Chúng ta đừng nghĩ đến những bông hoa cho Mẹ, chiếc cà vạt đặc biệt dành cho Cha, con búp bê dễ thương, chiếc xe lửa có còi, chiếc xe đạp được chờ đợi từ lâu … và hướng suy nghĩ của chúng ta đến những món quà tồn tại lâu dài do Thượng Đế ban tặng. Tôi đã chỉ chọn bốn điều từ một danh sách dài: …

“Thứ nhất, ân tứ được sinh ra. Ân tứ đó đã được ban tặng phổ biến cho mỗi chúng ta. Đặc ân thiêng liêng của chúng ta là để rời khỏi ngôi nhà thiên thượng của mình để đến trong đền tạm bằng xương bằng thịt và để chứng minh bằng cuộc sống của chúng ta là xứng đáng và hội đủ điều kiện để một ngày nào đó trở về với Ngài, với những người thân yêu và vương quốc được gọi là thượng thiên giới. … Trách nhiệm của chúng ta là thể hiện lòng biết ơn của mình qua những hành động trong cuộc đời của mình. …

“Thứ hai, ân tứ bình an. Trong thế giới ồn ào nơi chúng ta sống, với giao thông inh ỏi, tiếng quảng cáo om sòm của truyền thông và nhiều đòi hỏi được đặt ra cho thời gian của chúng ta—và còn cả những vấn đề của thế giới—gây đau đầu, làm tổn thương và lấy đi sức mạnh của chúng ta để đương đầu. …

“Ngài là Đấng từng trải nỗi buồn và biết được nỗi đau nên hiểu thấu mọi tấm lòng đang gặp khó khăn và ban cho ân tứ bình an. ‘Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi’ (Giăng 14:27). …

“Thứ ba, ân tứ yêu thương. Một thầy dạy luật đã hỏi Chúa Giê Su: ‘Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?’ Câu trả lời đến nhanh chóng: ‘Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.

“’Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết.

“Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Ma Thi Ơ 22:36–39). …

“Thứ tư, ân tứ sự sống—kể cả sự bất diệt. Kế hoạch Cha Thiên Thượng của chúng ta có những cách biểu lộ tột bật của tình yêu đích thực. Tất cả những gì chúng ta yêu quý, ngay cả gia đình, bạn bè, niềm vui, kiến thức, chứng ngôn của chúng ta, sẽ tiêu tan nếu không phải nhờ Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky tô. Trong số những suy nghĩ và bài viết được trân trọng nhất trên thế gian này là lời phát biểu về lẽ thật: ‘Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời’ (Giăng 3:16)” (“Gifts (Các Ân Tứ),” Ensign, tháng Năm năm 1993, trang 59–62).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Không sao khi nói: “Tôi không biết.” Mặc dù anh chị em nên cố gắng hết sức để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà các thành viên trong lớp của anh chị em có về phúc âm, nhưng Chúa không kỳ vọng anh chị em biết tất cả mọi thứ. Khi anh chị em không biết cách trả lời một điều gì đó, hãy cân nhắc việc trả lời bằng cách mời cả lớp cùng tìm kiếm câu trả lời trong thánh thư và chia sẻ những gì họ tìm thấy. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 24.)