Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 21–27 tháng Mười. 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca: ‘Chớ Vội Bối Rối và Kinh Hoàng’


“Ngày 21–27 tháng Mười. 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca: ‘Chớ Vội Bối Rối và Kinh Hoàng’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 21–27 tháng Mười. 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

các chị truyền giáo đang trò chuyện với một người thanh niên

Ngày 21–27 tháng Mười

1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca

“Chớ Vội Bối Rối và Kinh Hoàng”

An Ma dạy rằng: “[Đừng] tin cậy vào một người nào để làm thầy giảng hay làm giáo sĩ của mình, trừ phi người đó là người của Thượng Đế, biết đi theo đường lối của Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài” (Mô Si A 23:14). Câu thánh thư này gợi ý điều gì về cách anh chị em nên chuẩn bị bản thân mình để giảng dạy?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy cho các học viên một ít phút xem nhanh qua 1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca và tìm một câu thánh thư gây ấn tượng cho họ. Mời họ chia sẻ câu thánh thư của họ với một người nào khác trong lớp, và rồi yêu cầu một ít cặp chia sẻ điều họ học được lẫn nhau.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:5–8; 2:1–13

Các giáo sĩ của phúc âm thuyết giảng với lòng chân thành và tình yêu thương.

  • Phao Lô đã mở đầu Bức Thư của ông gửi cho những người ở thành Tê Sa Lô Ni Ca bằng cách nhắc Các Thánh Hữu về cách thức mà qua đó ông cùng những người khác chia sẻ phúc âm với họ. Đây có thể là một cơ hội tốt cho các học viên đánh giá xem họ đang làm như thế nào trong việc giảng dạy và học hỏi lẫn nhau. Anh chị em có thể mời các học viên đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:5–8; 2:1–13 và nhận ra các nguyên tắc liên quan đến việc chia sẻ phúc âm một cách hiệu quả. Rồi họ có thể viết các câu hỏi dựa trên những câu thánh thư này mà sẽ giúp họ đánh giá các nỗ lực của họ trong việc dạy phúc âm cho người khác. Ví dụ, một câu hỏi có thể là “Tôi có là một tấm gương về những điều tôi biết không?” (xin xem 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:7). Làm thế nào việc tuân theo các nguyên tắc trong đoạn thánh thư này có thể giúp chúng ta trở thành những người rao giảng tốt hơn?

  • Việc đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:5–8; 2:1–13 có thể nhắc các học viên nhớ về những giảng viên giống như Đấng Ky Tô mà đã để lại ảnh hưởng tích cực cho họ “như cha đối với con” (1 Tê Sa Lô Ni Ca 2:11). Hãy mời các học viên tìm kiếm trong những đoạn thánh thư một đặc tính của người rao giảng chân thành và nghĩ về một giảng viên họ biết mà đã thể hiện đặc tính đó. Anh chị em có thể yêu cầu các học viên viết một lá thư hoặc tạo ra một giấy chứng nhận khen tặng cho người giảng viên họ đang nghĩ đến. Khuyến khích họ viết trong lá thư hoặc giấy khen tặng một câu từ 1 Tê Sa Lô Ni Ca và một lời giải thích cách mà người giảng viên đó đã noi theo câu này. Họ thậm chí có thể cảm thấy được soi dẫn để gửi lá thư hoặc giấy khen tặng này cho người mà họ viết.

1 Tê Sa Lô Ni Ca 3:9–13; 4:1–12

Khi chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể trở nên thánh thiện.

  • Phao Lô dạy Các Thánh Hữu thành Tê Sa Lô Ni Ca rằng “Đức Chúa Trời chẳng gọi chúng ta đến sự ô uế đâu, bèn là sự nên thánh vậy” (1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:7). Để bắt đầu một cuộc thảo luận về sự thánh thiện, cả lớp hoặc một cá nhân có thể hát “More Holiness Give Me” (Hymns, no. 131). Yêu cầu các học viên thảo luận các đặc tính của sự thánh thiện được đề cập đến trong bài thánh ca mà nổi bật đối với họ. Viết lên trên bảng Cần nhiều thánh thiện nơi tôi, cần … , và mời các học viên tìm kiếm những từ hoặc cụm từ trong 1 Tê Sa Lô Ni Ca 3:9–13; 4:1–12 để hoàn tất câu này. Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các đặc tính này?

  • Với một số người, lời mời để trở nên thánh thiện dường như thật khó khăn. Có thể hữu ích nếu các học viên hiểu được rằng việc phát triển sự thánh thiện là một tiến trình từ từ đòi hỏi chúng ta “tỏ lòng yêu thương đó thêm mãi” qua thời gian (1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:10). Để minh họa tiến trình này, anh chị em có thể mời một học viên kể về một tài năng hoặc thành tựu mà cần nỗ lực kiên định qua thời gian, như ráp một tấm chăn hoặc chơi một nhạc cụ. Việc này tương tự như thế nào với tiến trình trở nên thánh thiện? Mời các học viên ôn lại 1 Tê Sa Lô Ni Ca 3:9–13; 4:1–12 và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về nỗ lực cần có để trở nên thánh thiện theo các cách thức Phao Lô mô tả. Điều gì giúp chúng ta tiến triển đến sự thánh thiện?

1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:11–12; 2 Tê Sa Lô Ni Ca 3:7–13

Chúng ta nên làm việc để chu cấp cho bản thân và những người túng thiếu.

  • Các câu hỏi như sau có thể soi dẫn một cuộc thảo luận về lời khuyên dạy của Phao Lô liên quan đến làm việc: Các hậu quả của tính biếng nhác là gì? Anh chị em nghĩ Phao Lô có ý gì khi dùng từ “yên lặng”? (1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:11; 2 Tê Sa Lô Ni Ca 3:12). Anh chị em có thể muốn viết các câu hỏi như vậy lên trên bảng cho các học viên suy ngẫm khi họ đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:11–122 Tê Sa Lô Ni Ca 3:7–13. Mời họ thảo luận các câu hỏi này theo từng cặp, trong các nhóm nhỏ, hoặc với cả lớp. Có các câu thánh thư nào khác giúp chúng ta hiểu về tầm quan trọng của việc làm và những hiểm họa của tính biếng nhác? (xin xem các gợi ý trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2

Một sự bội giáo đã diễn ra trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Sự hiểu biết về Sự Đại Bội Giáo có thể củng cố chứng ngôn của các học viên về Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có một số nguồn tài liệu về Sự Bội Giáo này. Anh chị em có thể mời một số học viên chuẩn bị trước để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc khi họ học tập những nguồn tài liệu này, hoặc anh chị em có thể học tập và thảo luận các tài liệu này cùng với lớp học.  

  • Có lẽ hữu ích để thảo luận một số phép ẩn dụ mà các vị tiên tri đã sử dụng khi mô tả Sự Bội Giáo, như sự bỏ đạo (xin xem 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:3), sự đói kém (xin xem A Mốt 8:11–12), muông sói dữ tợn xen vào bầy (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:28–30), và bịt tai không nghe lẽ thật (xin xem 2 Ti Mô Thê 4:3–4). Hãy cân nhắc việc chia các học viên thành các cặp và yêu cầu họ đọc một hoặc nhiều hơn các câu thánh thư này (hoặc các câu thánh thư khác do anh chị em chọn) và mô tả điều mà những câu này dạy về Sự Đại Bội Giáo. Các vị tiên tri dạy điều gì về Sự Bội Giáo và kết quả mà nó mang lại?

  • Để giúp các học viên học hỏi nhiều hơn về Sự Đại Bội Giáo, hãy mời họ tưởng tượng rằng họ có một người bạn không hiểu sự cần thiết của việc phục hồi phúc âm. Tạo ra một biểu đồ có hai cột ở trên bảng với tên Các nguyên nhân của Sự Bội GiáoCác kết quả của Sự Bội Giáo. Hãy mời các học viên tìm kiếm phần có tựa đề “Sự Đại Bội Giáo” trong Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta (các trang 39–40) theo cặp hoặc nhóm nhỏ, cùng tìm kiếm các nguyên nhân và kết quả của Sự Bội Giáo để viết lên trên bảng. Có những hiểu biết sâu sắc nào từ biểu đồ này mà họ có thể sử dụng để giúp người bạn của mình hiểu được sự cần thiết của Sự Phục Hồi?

  • Việc thảo luận cách giữ cho chúng ta không “bỏ đạo” có mang lại lợi ích cho lớp học của anh chị em không? Anh chị em có thể mời họ tìm kiếm trong 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2 và tìm lời khuyên mà họ có thể đưa cho một người bạn mà sẽ giúp người đó tránh được sự bội giáo cá nhân.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để tạo cảm hứng cho các học viên đọc 1 và 2 Ti Mô Thê, Tít, và Phi Lê Môn tuần này, hãy mời họ tưởng tượng rằng họ nhận được một lá thư riêng từ một Vị Sứ Đồ cho một lời khuyên về cách làm tròn những sự kêu gọi của họ trong Giáo Hội. Đề nghị họ suy nghĩ về những sự kêu gọi của họ khi đọc các lá thư riêng mà Phao Lô gửi cho các vị lãnh đạo ban đầu của Giáo Hội.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

1 và 2 Tê Sa Lô Ni Ca

Các câu thánh thư về sự làm việc và tính lười nhác.

 

  •  

  •  

  •  

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Có thể dễ để trở nên thoải mái với một kiểu giảng dạy cụ thể, nhưng các phương pháp giảng dạy khác nhau tác động đến các học viên khác nhau. Hãy tìm cách để làm cho đa dạng phương pháp giảng dạy của anh chị em, như sử dụng video, tranh ảnh, hay âm nhạc hoặc cho các học viên cơ hội để giảng dạy (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22).