“Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một. 1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn: ‘Làm Gương cho Các Tín Đồ’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 28 tháng Mười–Ngày 3 tháng Mười Một. 1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019
Ngày 28 tháng Mười– Ngày 3 tháng Mười Một
1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn
“Làm Gương cho Các Tín Đồ”
Hãy đọc trong tâm trí với các học viên 1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; và Phi Lê Môn. Những suy nghĩ và ấn tượng sẽ đến để giúp anh chị em hướng dẫn các học viên tới các đoạn thánh thư thích hợp và mang Thánh Linh vào lớp học của anh chị em.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Có thể hữu ích cho các học viên để nghe kể về những thành công và thử thách của nhau trong việc học tập thánh thư, cả riêng và chung với gia đình. Cân nhắc việc bắt đầu lớp học bằng cách mời các học viên nói về điều đang tiến triển tốt trong việc học thánh thư của họ.
Giảng Dạy Giáo Lý
1 và 2 Ti Mô Thê; Tít
Việc hiểu được giáo lý chân chính sẽ giúp chúng ta tránh bị lừa gạt.
-
Các thành viên trong lớp học đang sống trong một thời kỳ mà có nhiều giáo lý sai lạc được giảng dạy. Ti Mô Thê và Tít cũng sống trong một thời gian giống vậy, vì thế có lẽ lời khuyên dạy của Phao Lô dành cho họ cũng mang lại lợi ích cho các học viên của anh chị em. Một số đoạn thánh thư có lời khuyên dạy của Phao Lô được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Anh chị em có thể chỉ định từng học viên đọc một trong các đoạn thánh thư này và chia sẻ điều người đó học được về tầm quan trọng của giáo lý chân chính (xin xem An Ma 31:5).
Nếu chúng ta “làm gương cho các tín đồ,” chúng ta có thể dẫn dắt người khác đến với Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài.
-
Có thể là các học viên của anh chị em không nhận ra quyền năng của tấm gương tốt mà họ đang nêu lên. Cân nhắc việc mời họ nói về cách mà những người họ quen biết, kể cả các bạn học cùng lớp, đã nêu gương về vai trò môn đồ của Đấng Ky Tô. Có thể giúp ích cho cuộc thảo luận nếu anh chị em liệt kê ở trên bảng các từ ngữ trong câu 12 mô tả cách chúng ta nên làm gương—lời nói, nết làm (từ này cũng có thể có nghĩa là hành vi hoặc cách cư xử), sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch. Các học viên có thể thảo luận cách chúng ta có thể làm gương cho các tín đồ trong mỗi cách thức này.
“Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ.”
-
Trong đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, các học viên được mời tìm kiếm trong 2 Ti Mô Thê lời khuyên dạy mà Phao Lô đã viết cho Ti Mô Thê để khuyến khích ông trong giáo vụ của ông. Yêu cầu các học viên chia sẻ bất cứ hiểu biết sâu sắc nào mà họ tìm thấy, hoặc có lẽ anh chị em có thể cho họ một ít phút để tìm và chia sẻ một số lời khuyên dạy của Phao Lô (chương 1 có một số ví dụ hay). Họ cũng có thể chia sẻ một kinh nghiệm khi Thượng Đế giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và ban cho họ “tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ” (2 Ti Mô Thê 1:7).
Việc học tập thánh thư có thể giúp chúng ta khắc phục được những mối nguy hiểm trong những ngày sau cùng.
-
Sau khi cảnh báo Ti Mô Thê về “những thời kỳ khó khăn” sẽ đến, Phao Lô làm chứng về quyền năng và tầm quan trọng của thánh thư (xin xem 2 Ti Mô Thê 3:1, 14–17). Để bắt đầu thảo luận về tầm quan trọng của thánh thư trong những thời kỳ khó khăn, anh chị em có thể mời các học viên ôn lại điều mô tả của Phao Lô về các mối nguy hiểm trong những ngày sau cùng mà có trong 2 Ti Mô Thê 3:1–7. Rồi họ có thể tìm kiếm và chia sẻ các câu thánh thư mà đã giúp họ được bảo vệ chống lại những mối hiểm nguy giống như những điều đó (một số ví dụ được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Việc học tập thánh thư của chúng ta đang bảo vệ chúng ta khỏi các rắc rối trong thế gian ngày nay như thế nào?
-
Việc học lời khuyên dạy của Phao Lô về quyền năng của thánh thư có thể là một cơ hội cho các học viên khuyến khích lẫn nhau trong những nỗ lực của họ để học tập lời của Thượng Đế. Có lẽ các học viên có thể đọc 2 Ti Mô Thê 3:14–17 và nhận ra các phước lành và sự bảo vệ đến từ việc học tập thánh thư. Rồi họ có thể chia sẻ các kinh nghiệm khi những phước lành này được làm tròn trong cuộc sống của họ bởi nhờ vào việc họ học thánh thư. Anh chị em cũng có thể cho các học viên một giây phút để suy ngẫm điều họ có thể làm để có thêm những kinh nghiệm đầy ý nghĩa với thánh thư, cả khi học riêng và với gia đình.
Những người theo Đấng Ky Tô tha thứ cho nhau.
-
Trước khi anh chị em bắt đầu thảo luận về Bức Thư Gửi Phi Lê Môn, anh chị em có thể yêu cầu một học viên chia sẻ một số thông tin về Phi Lê Môn và người tôi tớ Ô Nê Sim của ông (có một phần mô tả ngắn trong đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Rồi anh chị em có thể chia lớp học thành hai nhóm và đưa cho mỗi nhóm một trong các câu hỏi sau đây: Anh chị em thấy những điểm tương đồng nào giữa điều Phao Lô sẵn sàng làm vì Ô Nê Sim và điều Đấng Cứu Rỗi đã sẵn sàng làm vì chúng ta? Trong khi dường như khó khăn cho Phi Lê Môn để tha thứ cho người nô lệ đã bỏ trốn của ông, làm thế nào phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm cho việc tha thứ được dễ dàng hơn? Sau khi các nhóm chia sẻ điều họ học được, hãy cân nhắc việc mời các học viên chia sẻ các đoạn thánh thư hoặc kinh nghiệm mà đã giúp họ hiểu rõ hơn về sự tha thứ. Sứ điệp của Anh Cả Kevin R. Duncan trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp cuộc thảo luận này.
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Để tạo cảm hứng cho các học viên đọc Thư Gửi Người Hê Bơ Rơ, hãy hỏi họ có biết một ai đó cảm thấy Thượng Đế thật xa cách, lạnh lùng, hoặc khó tiếp cận. Nói với họ rằng họ sẽ tìm thấy các câu thánh thư trong Hê Bơ Rơ 1–6 mà họ có thể chia sẻ với một ai đó để cho thấy rằng Thượng Đế Đức Chúa Cha và Chúa Giê Su Ky Tô là các Đấng đầy lòng trắc ẩn muốn giúp đỡ chúng ta khi chúng ta đau khổ.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
1 và 2 Ti Mô Thê; Tít; Phi Lê Môn
Lời khuyên dạy của Phao Lô về giáo lý chân chính.
Các thánh thư mà bảo vệ chúng ta khỏi những mối hiểm nguy trong những ngày sau cùng được mô tả trong 2 Ti Mô Thê 3:2.
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng |
Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
---|---|
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Chỉ yêu bản thân mình | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Tham tiền | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Khoe khoang | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Xấc xược (hay tự cao) | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Hay nói xấu | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Nghịch cha mẹ | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Bó buộc (hay vô ơn) | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Những Mối Hiểm Nguy trong Những Ngày Sau Cùng Không tin kính | Các Thánh Thư Mà Bảo Vệ Chúng Ta |
Thuốc mỡ chữa lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta tha thứ cho người khác.
Anh Cả Kevin R. Duncan dạy rằng:
“Do đó, không có một người nào trên trần thế mà sẽ, lúc này hay lúc khác, không phải là nạn nhân của các hành động bất cẩn, hành vi gây tổn thương, hoặc thậm chí hành vi tội lỗi của một người khác. Đó là một điều mà tất cả chúng ta đều có.
“May thay, trong tình yêu thương và lòng thương xót dành cho con cái của Ngài, Thượng Đế đã chuẩn bị một cách để giúp chúng ta vượt qua những kinh nghiệm đôi khi khó khăn này của cuộc sống. Ngài đã cung cấp một lối thoát cho tất cả những ai là nạn nhân do những hành động xấu xa của người khác gây ra. Ngài đã dạy chúng ta rằng chúng ta có thể tha thứ! …
“Cách đây nhiều năm, trong khi sửa sang lại hàng rào, một miếng dằm nhỏ đâm vào và nằm trong ngón tay tôi. Tôi đã cố gắng không ít để lấy cái dằm đó ra và nghĩ rằng tôi đã thành công, nhưng dường như tôi đã không lấy nó ra được. Thời gian trôi qua, miếng da mọc lên trên cái dằm đó, tạo thành một chỗ u ở trên ngón tay tôi. Thật là khó chịu và đôi khi đau đớn.
“Nhiều năm sau, cuối cùng tôi quyết định phải hành động. Tôi chỉ cần bôi thuốc mỡ lên chỗ u đó và dán băng lên. Tôi lặp lại việc này thường xuyên. Các anh chị em không thể tưởng tượng được nỗi ngạc nhiên của tôi một ngày kia, khi tôi gỡ miếng băng ra, và cái dằm đã trồi lên trên ngón tay tôi.
“Loại thuốc mỡ đó đã làm mềm da và tạo ra một lối thoát cho chính cái thứ mà đã gây ra đau đớn trong nhiều năm. Một khi cái dằm đã được gỡ bỏ, thì ngón tay được chữa lành nhanh chóng, và cho đến ngày nay, vẫn không còn bằng chứng nào về vết thương đó.
“Tương tự như vậy, một tâm hồn không tha thứ chất chứa quá nhiều đau đớn vô ích. Khi chúng ta bôi thuốc mỡ chữa lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, Ngài sẽ làm mềm lòng chúng ta và giúp chúng ta thay đổi. Ngài có thể chữa lành tâm hồn bị tổn thương (xin xem Gia Cốp 2:8)” (“Tác Dụng Chữa Lành của Sự Tha Thứ,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 33).