Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi Của Chính Mình


“Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một. Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

gia đình đang nhìn vào album ảnh

Ngày 26 tháng Mười Hai–Ngày 1 tháng Một

Chúng Ta Chịu Trách Nhiệm về Việc Học Hỏi của Chính Mình

Khi anh chị em đọc và suy ngẫm các đoạn thánh thư trong đại cương này, hãy ghi lại các ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được. Điều này sẽ mời Thánh Linh vào sự chuẩn bị của anh chị em. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và những ý kiến sau đây có thể giúp anh chị em soi dẫn cho các học viên trong lớp khi học Kinh Tân Ước trong năm nay.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một trong những mục tiêu của anh chị em với tư cách là một giảng viên là khuyến khích các học viên học hỏi từ thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình họ. Việc nghe các kinh nghiệm của những người khác có thể soi dẫn họ để tìm kiếm các kinh nghiệm cho chính họ. Vì thế, khi lớp học bắt đầu, hãy yêu cầu các học viên chia sẻ các thánh thư từ việc học tập của họ mà đã soi dẫn hoặc gây ấn tượng cho họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Việc học tập đòi hỏi hành động trong đức tin.

  • Làm thế nào anh chị em soi dẫn các học viên để tích cực hơn trong việc học tập của họ, thay vì dồn hết trách nhiệm lên giảng viên? Đây là một ý kiến. Ném một đồ vật mềm cho một học viên, người mà anh chị em đã nhờ từ trước là sẽ không cố gắng để bắt vật đó. Dùng sinh hoạt này để bắt đầu cuộc thảo luận về các vai trò của học viên và giảng viên trong việc học tập phúc âm. Là học viên, làm cách nào chúng ta có thể “nắm bắt” những điều được giảng dạy trong lớp học của mình? Những câu phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể đóng góp cho cuộc thảo luận này.

  • Tất cả các học viên đều có trách nhiệm mời Thánh Linh vào lớp học. Để giúp các học viên hiểu điều này, yêu cầu họ đọc An Ma 1:26Giáo Lý và Giao Ước 50:13–22; 88:122–123 và chia sẻ điều giảng viên và học viên có thể làm để mời Thánh Linh. Có thể hữu ích để viết các câu trả lời của họ lên trên bảng dưới các tiêu đề như là: Điều giảng viên có thể làmĐiều học viên có thể làm. Học viên có thể làm một tấm áp phích có những câu trả lời của họ mà có thể được trưng bày trong một vài tuần kế tiếp.

Chúng ta cần biết lẽ thật cho chính mình.

  • Nhiều đoạn trong Kinh Tân Ước dạy các nguyên tắc mà có thể hướng dẫn cho công cuộc tìm kiếm lẽ thật của chúng ta. Các ví dụ gồm có Lu Ca 11:9–13; Giăng 5:39; 7:14–17; và 1 Cô Rinh Tô 2:9–11. Anh chị em có thể mời các học viên trong lớp là những người đã đọc các đoạn này trong khi học tập riêng cá nhân để chia sẻ điều họ học được. Hoặc anh chị em có thể đọc các đoạn này cùng với lớp học và mời các học viên chia sẻ cách mà họ đã đạt được chứng ngôn của mình.

    các thiếu niên và thiếu nữ trong lớp học

    Việc tìm kiếm sự hiểu biết bằng đức tin sẽ giúp chúng ta đạt được chứng ngôn của riêng mình.

  • Công Vụ Các Sứ Đồ 17:10–12 mô tả Các Thánh Hữu là những người đã tra cứu thánh thư và đạt được lời chứng của chính họ về lẽ thật. Để khuyến khích các học viên làm theo tấm gương của họ, hãy cùng nhau đọc những câu này và mời các học viên chia sẻ những đoạn thánh thư giúp củng cố chứng ngôn của họ về phúc âm.

Chúng ta có thể làm cho việc học tập thánh thư của mình có ý nghĩa hơn bằng cách nào?

  • Việc phát triển thói quen học tập thánh thư có thể là một thử thách cho các học viên là những người cảm thấy rằng họ không có thời gian, sự hiểu biết, hoặc các kỹ năng cần thiết. Anh chị em có thể làm gì để giúp họ thành công? Để giúp các học viên có được tự tin để học thánh thư, anh chị em có thể chia sẻ thông tin từ “Các Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân” trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Có lẽ anh chị em hoặc các học viên khác có thể chia sẻ kinh nghiệm khi sử dụng một trong số những ý kiến này hoặc các kinh nghiệm có ý nghĩa khác về việc học thánh thư. Anh chị em cũng có thể chọn một chương trong Kinh Tân Ước và thử học chương đó với cả lớp và sử dụng một số ý kiến này.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Thỉnh cầu sự hiểu biết thuộc linh cho chính chúng ta.

Tiên Tri Joseph Smith đã dạy: “Những sự việc của Thượng Đế thì có ý nghĩa sâu xa; và chỉ có thời gian, và kinh nghiệm, và những ý nghĩ thận trọng, sâu sắc, nghiêm chỉnh mới có thể tìm ra những sự việc ấy. Tâm trí của các người, Ôi con người! nếu các người muốn dẫn một linh hồn đến sự cứu rỗi, thì cần phải vươn lên cao đến tận các tầng trời, và tìm kiếm cùng suy ngẫm vực sâu tối tăm nhất, và sự phát triển to lớn của vĩnh cửu—các người phải giao tiếp với Thượng Đế. Những tư tưởng của Thượng Đế thì đáng tôn quý và cao quý hơn trí tưởng tượng rỗng tuếch của tấm lòng con người!” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 267).

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích: “Nếu tất cả những gì anh chị em và tôi biết về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài là qua điều người khác giảng dạy hoặc chia sẻ với chúng ta, thì nền tảng chứng ngôn của chúng ta về Ngài và công việc ngày sau đầy vinh quang của Ngài đang được cất trên cát. Chúng ta không thể hoàn toàn dựa trên hoặc mượn ánh sáng cùng sự hiểu biết phúc âm từ người khác—thậm chí từ những người chúng ta yêu thương và tin tưởng” (“Được Chuẩn Bị để Thu Nhận Mọi Điều Cần Thiết,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 102).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy tập trung vào giáo lý. Đảm bảo rằng các cuộc thảo luận trong lớp vẫn dựa vào thánh thư và những lời giảng dạy của các vị tiên tri. Anh chị em có thể làm như vậy bằng việc hỏi các câu hỏi như: “Có các lẽ thật phúc âm nào mà chúng ta học được từ những lời nhận xét đã nghe?” hoặc “Có ai có thể chia sẻ một câu thánh thư liên quan đến điều chúng ta vừa thảo luận không?” (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20–21.)