Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 23–29 tháng Một. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: “Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”


“Ngày 23–29 tháng Một. Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3: ‘Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 23–29 tháng Một. “Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Giăng Báp Tít Làm Phép Báp Têm cho Chúa Giê Su

Cửa sổ kính màu ở Đền Thờ Nauvoo Illinois, bởi Tom Holdman

Ngày 23–29 tháng Một

Ma Thi Ơ 3; Mác 1; Lu Ca 3

“Các Người Hãy Sửa Soạn Con Đường của Chúa”

Khi anh chị em đọc và suy ngẫm Ma Thi Ơ 3; Mác 1; và Lu Ca 3, hãy ghi lại các ấn tượng thuộc linh mà anh chị em nhận được. Điều này sẽ mời Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy. Ngoài những ý kiến để giảng dạy trong đại cương này ra, những ý kiến học tập trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể được thích ứng để sử dụng với lớp học của anh chị em.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các học viên chia sẻ cách mà việc học hỏi từ Kinh Tân Ước đang ban phước cho cuộc sống của họ, anh chị em có thể viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Anh chị em đã làm gì nhờ vào điều mà anh chị em đã đọc trong Kinh Tân Ước trong tuần này? Mời các học viên chia sẻ câu trả lời của họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 3:1–12; Lu Ca 3:2–18

Các môn đồ chuẩn bị bản thân họ và những người khác để đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Làm thế nào chúng ta chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của một vị khách quan trọng? Một câu hỏi như vậy có thể giúp anh chị em mở đầu cuộc thảo luận về cách Giăng Báp Tít đã chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó anh chị em có thể chia lớp học ra thành ba nhóm. Mỗi nhóm có thể đọc Ma Thi Ơ 3:1–6; Ma Thi Ơ 3:7–12; hoặc Lu Ca 3:10–15, tìm xem cách Giăng Báp Tít đã chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của họ. Để cho mỗi nhóm thay phiên chia sẻ điều họ đã tìm ra.

Giăng Báp Tít đang rao giảng

John the Baptist Preaching in the Wilderness (Giăng Báp Tít Rao Giảng trong Đồng Vắng), tranh của Robert T. Barrett

Lu Ca 3:2–14

Chúng ta cần phải mang lại “quả xứng đáng với sự ăn năn.”

  • Trong Lu Ca 3:8, Giăng Báp Tít đã dạy cho dân chúng rằng trước khi họ có thể được báp têm, họ cần phải cho thấy “quả”, hay bằng chứng, của sự hối cải của họ. Làm cách nào anh chị em có thể giúp học viên nhận ra bằng chứng của sự hối cải của chính họ? Anh chị em có thể yêu cầu họ tìm trong Lu Ca 3:8–14 về những điều Giăng coi là “quả” của sự hối cải. Họ cũng có thể xem lại Mô Rô Ni 6:1–3Giáo Lý và Giao Ước 20:37. Anh chị em có thể vẽ một cây ăn quả lên trên bảng và để cho các học viên ghi tên lên mỗi quả trên cây với các “quả” của sự hối cải mà họ tìm thấy. Đây cũng có thể là thời điểm tốt để nói về ý nghĩa của việc hối cải thật sự là gì.

Ma Thi Ơ 3:13–17

Chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chịu phép báp têm và tiếp nhận Đức Thánh Linh.

  • Để ôn lại câu chuyện về phép báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy thử ý kiến này: Hỏi các học viên họ có thể sử dụng Ma Thi Ơ 3:13–17 như thế nào để dạy cho một người nào đó, như là một em bé hoặc một người thuộc tín ngưỡng khác, về phép báp têm. (Họ cũng có thể sử dụng bức tranh trong đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.) Những yếu tố quan trọng nào về phép báp têm mà họ sẽ nhấn mạnh? Họ có thể thực tập các ý kiến của mình qua việc dạy lẫn nhau.

  • Để giúp các học viên suy ngẫm về tầm quan trọng của việc sống theo các giao ước báp têm của họ, anh chị em có thể mời một học viên đọc câu phát biểu của Anh Cả Bednar trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các học viên có thể thích chia sẻ những cảm nghĩ về lễ báp têm và các giao ước báp têm của chính họ. Họ cũng có thể hát một bài thánh ca về việc noi theo Đấng Cứu Rỗi, như bài “Đi Cùng Với Ta” (Hymns, số 116).

  • Giăng Báp Tít đã dạy rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ báp têm “bằng Đức Thánh Linh, và bằng lửa” (Ma Thi Ơ 3:11). Phép báp têm bằng lửa xảy ra khi chúng ta được làm lễ xác nhận và chúng ta tiếp nhận ân tứ của Đức Thánh Linh. Tại sao chúng ta phải có được ân tứ Đức Thánh Linh để tiến triển trong vương quốc của Thượng Đế? Phép báp têm bằng lửa và bằng Đức Thánh Linh có tác động gì đến chúng ta? (xin xem An Ma 5:14).

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các giao ước báp têm của chúng ta.

Anh Cả David A. Bednar đã dạy: “Giao ước báp têm gồm có ba điều cam kết cơ bản: (1) tình nguyện mang danh Chúa Giê Su Ky Tô, (2) luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài, và (3) tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. Phước lành đã được hứa đối với việc tôn trọng giao ước này là ‘để [chúng ta] có thể luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng [chúng ta]’ [Giáo Lý và Giao Ước 20:77]. Như vậy, phép báp têm là sự chuẩn bị thiết yếu để tiếp nhận cơ hội đã được cho phép tiếp tục có được sự đồng hành thường xuyên của Đấng thứ ba trong Thiên Chủ Đoàn” (“Luôn Luôn Được Xá Miễn Các Tội Lỗi của Mình,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 60).

Để có ví dụ về một cậu bé tuân giữ các giao ước báp têm của mình, xin xem câu chuyện ở đầu sứ điệp của Chị Carole M. Stephens “Chúng Ta Có Biết Mình Có Điều Gì Không?” (Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 115–117).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giảng dạy giáo lý căn bản. Hyrum Smith đã dạy rằng: “Hãy thuyết giảng các nguyên tắc đầu tiên của Phúc Âm—hãy thuyết giảng lại các nguyên tắc đó; các anh chị em sẽ thấy rằng ngày này qua ngày khác những ý nghĩ mới mẻ và sự hiểu biết thêm về các nguyên tắc đó sẽ được mặc khải cho các anh chị em hiểu. Các anh chị em có thể gia tăng sự hiểu biết của mình về các nguyên tắc đó và các nguyên tắc đó sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với các anh chị em. Rồi các anh chị em sẽ có thể làm cho những người mà các anh chị em giảng dạy hiểu các nguyên tắc đó một cách minh bạch hơn” (trong History, năm 1838–1856 [Manuscript History of the Church], tập E-1, năm 1994, josephsmithpapers.org).