Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 2–8 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: “Xin Sự Ấy Xảy Ra Cho Tôi Như Lời Người Truyền”


“Ngày 2–8 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1: ‘Xin Sự Ấy Xảy Ra cho Tôi như Lời Người Truyền,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 2–8 tháng Một. Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Ma Ri và Ê Li Sa Bét

Ngày 2–8 tháng Một

Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1

“Xin Sự Ấy Xảy Ra cho Tôi như Lời Người Truyền”

Trước khi anh chị em đọc bất kỳ tài liệu học tập bổ sung nào, xin đọc và suy ngẫm Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1, và ghi lại những ấn tượng thuộc linh của mình. Hãy để Thánh Linh hướng dẫn sự chuẩn bị của anh chị em. Rồi khám phá các ý kiến trong đại cương này và trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một mục đích chính của Ma Thi Ơ, Lu Ca, và những người viết các sách Phúc Âm khác là để làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Cho học viên một vài phút để xem lại Ma Thi Ơ 1 hoặc Lu Ca 1 và chia sẻ một câu giúp xây đắp đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đề nghị với cả lớp rằng khi họ học Kinh Tân Ước trong năm nay, họ nên giữ một bản liệt kê các đoạn thánh thư làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Anh chị em thậm chí có thể giữ bản liệt kê này cùng cả lớp.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:5–80

Cha Thiên Thượng sẽ tác động qua các con cái trung tín của Ngài để hoàn thành các mục đích của Ngài.

  • Các học viên sẽ có được các kinh nghiệm có ý nghĩa hơn khi học tập Kinh Tân Ước năm nay nếu họ có thể rút ra được những bài học từ kinh nghiệm của những người mà họ đọc về. Để giúp họ làm điều này, anh chị em có thể viết tên của những người trong Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1 lên trên bảng, cùng với các câu thánh thư tham khảo về những người này, như sau:

    Chúng ta có thể học được điều gì từ các câu chuyện này mà có thể giúp chúng ta ngày nay?

  • Để giúp học viên suy nghĩ kỹ hơn về Ma Ri và vai trò của bà trong kế hoạch của Đức Chúa Cha, hãy cùng nhau đọc Lu Ca 1:26–38, 46–56, tìm kiếm những điều Ma Ri đã nói mà tiết lộ một điều gì đó về đức tính của bà. Chúng ta học được điều gì khác nữa từ Ma Ri?

Lu Ca 1:5–25

Những phước lành của Thượng Đế đến vào kỳ định riêng của Ngài.

  • Có thể có những người trong lớp học của anh chị em, mà giống như Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri, đang sống ngay chính mà vẫn chưa nhận được phước lành họ mong đợi. Cân nhắc mời cả lớp tra cứu Lu Ca 1:5–25, tìm kiếm những bài học mà họ có thể học được từ Ê Li Sa Bét và Xa Cha Ri về việc chờ đợi Chúa. Có những tấm gương nào khác về việc chờ đợi kỳ định của Chúa mà học viên có thể chia sẻ từ chính cuộc sống của họ hoặc từ các câu chuyện trong thánh thư không? Chúng ta có thể học được gì từ những tấm gương này? Học viên cũng có thể thảo luận câu phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

Lu Ca 1:26–38

“Không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được.”

  • Học viên có thể đôi khi tự hỏi—giống như Ma Ri đã tự hỏi—làm thế nào các kế hoạch hoặc những lời hứa của Thượng Đế dành cho họ có thể được làm tròn. Để giúp các học viên hiểu rằng qua quyền năng của Thượng Đế mọi việc đều có thể được thực hiện, anh chị em có thể trưng ra bức tranh The Annunciation: The Angel Gabriel Appears to Mary (Lời Loan Báo: Thiên Sứ Gáp Ri Ên Hiện Đến Cùng Ma Ri) (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, tranh số 28) và mời họ cùng nhau đọc Lu Ca 1:26–38. Chúng ta có thể học được điều gì về việc khắc phục những điều tưởng chừng như bất khả thi qua việc học tập những lời nói và hành động của Ma Ri? Yêu cầu các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi Thượng Đế giúp họ đạt được một điều mà họ nghĩ rằng bất khả thi.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chờ Đợi Chúa.

Nhận thấy rằng nhiều người trong chúng ta thắc mắc tại sao chúng ta phải chờ đợi các phước lành của Thượng Đế, Anh Cả Jeffrey R. Holland đã nói:

“Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy là ‘Vâng, Thượng Đế có thể ban phép lạ ngay lập tức, nhưng sớm hay muộn gì chúng ta cũng biết rằng những thời điểm trong cuộc sống trần thế của chúng ta là của Ngài và chỉ có Ngài mới điều khiển được mà thôi.’ … Đức tin có nghĩa là tin cậy Thượng Đế trong lúc hạnh phúc cũng như lúc đau khổ, ngay cả khi điều đó gồm có một số đau khổ cho đến khi chúng ta thấy cánh tay Ngài được để lộ ra cho chúng ta. …

“… [Những ai] ‘trông đợi Đức Giê Hô Va thì chắc được sức mới [và] cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi’ [Ê Sai 40:31; sự nhấn mạnh được thêm vào]. Tôi cầu nguyện rằng ‘chẳng bao lâu’—dù sớm hay muộn—các phước lành đó sẽ đến với từng anh chị em là những người đang tìm kiếm sự giải thoát khỏi nỗi buồn phiền và khỏi nỗi sầu khổ của mình. Tôi làm chứng về tình yêu thương của Thượng Đế và về Sự Phục Hồi của phúc âm vinh quang của Ngài, tức là, bằng cách này hay cách khác, sự giải đáp cho mọi vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống” (“Trông Đợi Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 116–117).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy khuyến khích các học viên học tập thánh thư tại nhà. Một cách mà anh chị em có thể khuyến khích việc học thánh thư tại nhà là dành ra thời gian cho các học viên chia sẻ những khám phá và sự hiểu biết đến từ việc học tập riêng cá nhân và chung với gia đình của họ (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗitrang 29).