Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 5–11 tháng Sáu. Giăng 14–17: “Hãy Cứ Ở trong Sự Yêu Thương Của Ta”


“Ngày 5–11 tháng Sáu. Giăng 14–17: ‘Hãy Cứ Ở trong Sự Yêu Thương của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 5–11 tháng Sáu. Giăng 14–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Bữa Ăn Tối Cuối Cùng

The Last Supper (Bữa Ăn Tối Cuối Cùng), tranh do William Henry Margetson họa

Ngày 5–11 tháng Sáu

Giăng 14–17

“Hãy Cứ Ở trong Sự Yêu Thương của Ta”

Khi anh chị em thành tâm học Giăng 14–17, hãy suy ngẫm cách tốt nhất anh chị em có thể cho thấy tình yêu thương với những người mình giảng dạy. Đức Thánh Linh sẽ mang các ý kiến đến tâm trí của anh chị em khi anh chị em học thánh thư, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và đại cương này.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Viết các con số từ 14 đến 17 lên trên bảng, tượng trưng cho các chương trong Giăng mà các học viên đã đọc tuần này. Mời một vài học viên viết, ở cạnh mỗi số chương, đoạn tham khảo của một câu mà Đức Thánh Linh đã giúp họ hiểu rõ hơn hoặc họ muốn thảo luận cùng cả lớp.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giăng 14:16–27; 15:26; 16:7–15

Đức Thánh Linh giúp chúng ta làm tròn các mục đích của mình với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Để giúp các học viên học về các vai trò khác nhau của Đức Thánh Linh, hãy cân nhắc mời họ đọc một hoặc nhiều hơn các đoạn sau đây: Giăng 14:16–27; 15:26; và 16:7–15. Họ có thể viết lên trên bảng điều họ học được về Đức Thánh Linh từ các đoạn này. Họ cũng có thể tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về Đức Thánh Linh trong thánh thư và trong các sứ điệp được liệt kê trong mục “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Đức Thánh Linh đã làm tròn các vai trò này trong cuộc sống của chúng ta như thế nào? Anh chị em cũng có thể nghĩ về những đồ vật hoặc dụng cụ trực quan mà anh chị em có thể mang đến lớp học để giúp các học viên hiểu một số vai trò này.

  • Cân nhắc việc mời một vài học viên học trước một trong các bài nói chuyện tại đại hội trung ương được đề nghị trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” (hoặc các bài nói chuyện đại hội khác mà họ biết) về Đức Thánh Linh. Cho họ chia sẻ ngắn gọn điều họ đã học với cả lớp. Các sứ điệp này bổ sung gì cho điều chúng ta vừa học về Đức Thánh Linh trong Giăng 14–16?

Chúa Giê Su nói chuyện cùng các môn đồ

The Last Supper (Bữa Ăn Tối Cuối Cùng), tranh do Clark Kelley Price hoạ

Giăng 15:1–12

Khi chúng ta ở trong Đấng Ky Tô, chúng ta sẽ mang đến kết quả tốt và có được niềm vui.

  • Cân nhắc mang đến lớp một cái cây nhỏ (hoặc ảnh một cái cây) và dùng nó để giúp các học viên hình dung ra lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về cây nho và các nhánh nho. Sau khi đọc Giăng 15:1–12 cùng cả lớp, anh chị em có thể thảo luận ý nghĩa của cụm từ “ở trong [Đấng Ky Tô]” (Giăng 15:4). Một vài học viên trong lớp có thể chia sẻ làm thế nào họ thấy rằng Giăng 15:5 là đúng thật. (Xin xem thêm câu phát biểu từ Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”)

Giăng 17

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hoàn toàn hợp nhất.

  • Anh chị em có lẽ không thể dạy tất cả các lẽ thật quan trọng trong Giăng 17 chỉ trong một cuộc thảo luận trên lớp, nhưng có một cách giúp lớp học khám phá một vài lẽ thật đó. Hãy liệt kê lên trên bảng các khái niệm trong Giăng 17, như là:

    • Mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô

    • Mối quan hệ của Chúa Giê Su Ky Tô với Cha Thiên Thượng của Ngài

    • Mối quan hệ của chúng ta với tất cả những người khác trên thế gian

    • Mối quan hệ của chúng ta với nhau với tư cách là các môn đồ của Ngài

    Mời mỗi học viên chọn một trong các khái niệm này và đọc Giăng 17, tìm kiếm các câu thánh thư liên quan đến khái niệm đó. Yêu cầu một số học viên chia sẻ điều họ học được.

    Mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của chúng ta với nhau? Mối quan hệ của chúng ta với nhau có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế?

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Đức Thánh Linh.

Ở trong Đấng Ky Tô.

Khi lưu ý rằng từ , có nghĩa rộng về sự lâu dài và cam kết, Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy rằng:

“Nghĩa của [từ] này khi đó là ‘ở lại—nhưng là ở lại mãi mãi.’ … Hãy đến, nhưng đến để ở lại. Hãy đến với lòng tin vững chắc và sự kiên trì bền bỉ. …

“Chúa Giê Su đã phán: ‘Vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được’ [Giăng 15:5]. Tôi làm chứng rằng đó là lẽ thật từ Thượng Đế. Đấng Ky Tô là tất cả đối với chúng ta và chúng ta cần ‘ở’ trong Ngài lâu dài, một cách cứng cỏi, một cách kiên định, mãi mãi. Để cho phúc âm kết trái và ban phước cho cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải gắn bó một cách vững vàng với Ngài, Đấng Cứu Rỗi của tất cả chúng ta, và với Giáo Hội này của Ngài, mà mang thánh danh của Ngài. Ngài là gốc nho tức là nguồn sức mạnh thật sự của chúng ta và là nguồn duy nhất mang lại cuộc sống vĩnh cửu. Ở trong Ngài chúng ta không những sẽ kiên trì mà còn sẽ áp đảo và chiến thắng vì mục đích thánh này sẽ không bao giờ làm chúng ta thất bại” (“Hãy Ở trong Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 32).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy mời Thánh Linh đến. “Chúng ta có thể là công cụ trong tay Thượng Đế để giúp con cái của Ngài học hỏi bằng Thánh Linh. Để làm điều này, chúng ta mời ảnh hưởng của Thánh Linh vào cuộc sống của chúng ta và khuyến khích những người chúng ta giảng dạy cũng làm như vậy. … Âm nhạc thiêng liêng, thánh thư, những lời của các vị tiên tri ngày sau, những sự bày tỏ tình yêu thương và chứng ngôn, và những giây phút suy nghĩ tĩnh lặng đều có thể mời sự hiện diện của Thánh Linh đến” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).