“Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13: ‘Để Tưởng Nhớ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023
Ngày 29 tháng Năm–Ngày 4 tháng Sáu
Ma Thi Ơ 26; Mác 14; Giăng 13
“Để Tưởng Nhớ”
Hãy đọc Ma Thi Ơ 26; Mác 14; và Giăng 13, và suy ngẫm về các ý nghĩ và những ấn tượng đến với tâm trí của anh chị em. Những sứ điệp nào sẽ ban phước cho các học viên trong lớp anh chị em?
Mời Chia Sẻ
Mời các học viên chia sẻ một điều nào đó họ đã học tuần này mà giúp họ tìm được nhiều ý nghĩa hơn trong lễ Tiệc Thánh. Họ đã làm gì và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh nghiệm dự phần Tiệc Thánh của họ?
Giảng Dạy Giáo Lý
Chúng ta phải xem xét cuộc sống của chính mình để quyết định cách áp dụng lời của Chúa cho chúng ta.
-
Chúng ta nghe nhiều bài học phúc âm trong cuộc sống, nhưng đôi khi bị cám dỗ để cho rằng những bài học đó chủ yếu dành cho những người khác. Một cuộc thảo luận về Ma Thi Ơ 26:20–22 có thể giúp chúng ta khắc phục khuynh hướng này. Chúng ta có thể học được những bài học nào từ cách các môn đồ áp dụng những lời của Đấng Cứu Rỗi dành cho chính họ? Nếu có học viên nào đọc phần tham khảo cho câu chuyện này trong sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Lạy Chúa, Có Phải Tôi Không?,” thì họ có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc mà họ có được (Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 56–59).
Tiệc Thánh là một cơ hội để tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi.
-
Các học viên sẽ giải thích như thế nào về giáo lễ thiêng liêng của Tiệc Thánh cho một người nào đó không biết gì về Tiệc Thánh? Có lẽ anh chị em có thể cùng nhau lập một bản liệt kê những câu hỏi mà một người nào đó có thể có về Tiệc Thánh, chẳng hạn như “Tại sao Đấng Cứu Rỗi ban cho chúng ta Tiệc Thánh? Tại sao bánh và nước là các biểu tượng thật mạnh mẽ về Chúa Giê Su Ky Tô? Chúng ta hứa những lời hứa nào khi dự phần Tiệc Thánh? Chúng ta nhận được những lời hứa nào?” Các học viên có thể tìm câu trả lời trong các nguồn tài liệu sau đây: Ma Thi Ơ 26:26–29; Giáo Lý và Giao Ước 20:75–79. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của Anh Cả D. Todd Christofferson trong mục “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”
-
Các học viên rất có thể sẽ có được lợi ích từ việc nghe các ý kiến lẫn nhau về cách để tưởng nhớ Đấng Cứu Rỗi trong suốt buổi lễ Tiệc Thánh và trong suốt tuần (xin xem Lu Ca 22:19–20; Giáo Lý và Giao Ước 6:36–37). Có lẽ anh chị em có thể mời họ chia sẻ điều gì đã giúp họ và gia đình họ tưởng nhớ Đấng Cứu Rỗi và tuân giữ các giao ước của mình. Họ cũng có thể chia sẻ những điều họ làm để làm cho Tiệc Thánh trở thành một kinh nghiệm thiêng liêng.
Đấng Cứu Rỗi là một tấm gương về sự khiêm nhường phục vụ những người khác.
-
Để giúp các học viên suy ngẫm tầm quan trọng của việc Chúa Giê Su rửa chân cho các môn đồ của Ngài, anh chị em có thể mời một học viên đóng vai Phi E Rơ và được phỏng vấn bởi các học viên còn lại. Các học viên có thể tra cứu Giăng 13:1–17 và nghĩ về các câu hỏi có ý nghĩa mà họ có thể đặt ra cho Phi E Rơ để học hỏi về kinh nghiệm của ông. Chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này mà có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta phục vụ những người khác?
Tình yêu thương của chúng ta dành cho những người khác là một dấu hiệu rằng chúng ta là các môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Bằng cách nào anh chị em có thể truyền cảm hứng cho các học viên để có tình yêu thương nhiều hơn? Có lẽ anh chị em có thể hỏi xem những tính cách nào mà họ nhận thấy khi gặp một người nào đó là một tín đồ của Đấng Ky Tô. Anh chị em có thể mời họ tìm kiếm Giăng 13:34–35 để học cách nhận ra các môn đồ chân chính của Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta có thể làm gì để tình yêu thương trở thành đặc tính dễ nhận thấy trong vai trò môn đồ của mình? Có lẽ anh chị em có thể thảo luận làm thế nào mà việc yêu thương người khác là một cách để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào chúng ta có thể làm điều này trong gia đình mình, trên mạng truyền thông xã hội, và trong các bối cảnh khác?
-
Cùng với cả lớp, anh chị em đã học nhiều về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi trong năm nay, mà có nhiều ví dụ về cách Ngài cho thấy tình yêu thương của Ngài với những người khác. Một cách để giúp các học viên suy ngẫm về lệnh truyền trong Giăng 13:34 có thể là viết Như Ta Đã Yêu Các Ngươi lên trên bảng và yêu cầu các học viên liệt kê những ví dụ họ nhớ ra trong Kinh Tân Ước mà minh họa tình yêu thương của Chúa Giê Su. Rồi anh chị em có thể viết Hãy Yêu Mến Nhau lên trên bảng và yêu cầu các học viên liệt kê những cách chúng ta có thể noi theo tấm gương của Ngài về tình yêu thương.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
“Tiếp nhận những đức tính và đặc tính của Đấng Ky Tô.”
Anh Cả D. Todd Christofferson đã dạy: “Nói theo một cách ẩn dụ thì việc ăn thịt và uống huyết của [Đấng Cứu Rỗi] [có nghĩa] là tiếp nhận những đức tính và đặc tính của Đấng Ky Tô, cởi bỏ con người thiên nhiên và trở thành Thánh Hữu ‘nhờ vào sự chuộc tội của Chúa Ky Tô’ [Mô Si A 3:19]. Khi dự phần bánh và nước mỗi tuần, chúng ta nên xem xét mình phải kết hợp [tính cách] và mẫu mực cuộc sống vô tội của Ngài vào cuộc sống và con người của chúng ta một cách trọn vẹn và đầy đủ như thế nào” (“Bánh Hằng Sống từ Trên Trời Xuống,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 37).