Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18: “Không Phải theo Ý Con mà Ý Ngài Được Nên”


“Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18: ‘Không Phải theo Ý Con mà Ý Ngài Được Nên,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 12–18 tháng Sáu. Lu Ca 22; Giăng 18,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Đấng Ky Tô cùng các môn đồ ở Ghết Sê Ma Nê

Gethsemane Grove (Vườn Ghết Sê Ma Nê), tranh do Derek Hegsted họa

Ngày 12–18 tháng Sáu

Lu Ca 22; Giăng 18

“Không Phải theo Ý Con mà Ý Ngài Được Nên”

Cân nhắc điều gì anh chị em sẽ làm để mời Thánh Linh vào lớp học của mình trong khi anh chị em thảo luận các sự kiện thiêng liêng trong các chương này. Thành tâm tìm kiếm những cách thức để giúp các học viên gia tăng tình yêu thương đối với Đấng Cứu Rỗi và đức tin của họ nơi Ngài.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời một vài học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ trong khi đọc bài tuần này và các câu nào đã giúp họ cảm thấy như vậy.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Lu Ca 22:39–46

Chúng ta trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi chúng ta chọn để tuân phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.

  • Tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về việc tuân phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng có thể giúp các học viên khi họ cần làm giống như vậy. Để bắt đầu cuộc thảo luận, anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ kinh nghiệm khi họ tuân phục theo điều họ biết Thượng Đế muốn họ làm. Yêu cầu họ chia sẻ cách họ biết điều Thượng Đế muốn họ làm và họ đã được ban phước như thế nào vì đã vâng phục theo ý muốn của Ngài. Mời lớp học đọc Lu Ca 22:39–46 và nói về lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng vâng phục theo ý muốn của Cha Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi?

  • Ngoài hành động vâng phục của Đấng Cứu Rỗi theo Thượng Đế trong Lu Ca 22:42 ra, chúng ta còn tìm thấy những ví dụ nào khác về sự vâng phục của Ngài trong Lu Ca 22Giăng 18? Đấng Cứu Rỗi đã vâng phục theo ý muốn của Cha Ngài như thế nào trong suốt cuộc đời Ngài? Chúng ta có thể làm gì để trở nên giống như Ngài hơn? Câu phát biểu của Anh Cả Neal A. Maxwell trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp soi dẫn các học viên cân nhắc cách họ có thể vâng phục ý muốn của họ theo ý muốn của Thượng Đế.

Lu Ca 22:39–46

Chúa Giê Su Ky Tô đã thực hiện một Sự Chuộc Tội vô hạn cho chúng ta.

  • Lu Ca 22:39–46 mô tả điều đã diễn ra ở Ghết Sê Ma Nê. Để giúp các học viên hiểu ý nghĩa cá nhân về sự kiện thiêng liêng này, có lẽ anh chị em có thể viết lên trên bảng các câu hỏi như Điều gì đã xảy ra trong vườn Ghết Sê Ma Nê?Tại sao điều đó quan trọng đối với tôi? Các học viên có thể tìm câu trả lời trong Lu Ca 22:39–46; An Ma 7:11–13; Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19. Anh chị em cũng có thể tìm câu trả lời trong sứ điệp của Chủ Tịch Tad R. Callister “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 85–87).

  • Trong Sách Mặc Môn, Gia Cốp gọi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là “một sự chuộc tội vô hạn” (2 Nê Phi 9:7). Để giúp các học viên hiểu ý nghĩa của điều này, anh chị em có thể chia sẻ lời giảng dạy của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và yêu cầu các học viên liệt kê những cách mà ảnh hưởng của sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi có thể được coi là vô hạn. Họ cũng có thể đọc các câu thánh thư sau đây và bổ sung vào bản liệt kê của mình: Hê Bơ Rơ 10:10; An Ma 34:10–14; Giáo Lý và Giao Ước 76:24; và Môi Se 1:33. Làm thế nào chúng ta bày tỏ lòng biết ơn về điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta?

Phi E Rơ tránh nhìn Đấng Ky Tô

Peter’s Denial (Phi E Rơ Chối Bỏ), tranh do Carl Heinrich Bloch họa

Lu Ca 22:54–62

Chúng ta có thể trung tín với Chúa Giê Su Ky Tô bất kể những nỗi sợ hãi và yếu kém của mình.

  • Để giúp các học viên hình dung ra các sự kiện trong Lu Ca 22:54–62, anh chị em có thể cho xem một tấm hình, chẳng hạn như Peter’s Denial [Phi E Rơ Chối Bỏ] (ChurchofJesusChrist.org). Các học viên có thể chia sẻ điều họ học được từ những kinh nghiệm của Phi E Rơ mà soi dẫn họ trở nên trung tín đối với Chúa Giê Su Ky Tô.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Tuân phục theo ý muốn của Đức Chúa Cha.

Anh Cả Neal A. Maxwell đã dạy: “Khi anh chị em tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế, anh chị em đang dâng cho Ngài điều duy nhất anh chị em có thể thật sự dâng cho Ngài mà thuộc về các anh chị em. Đừng đợi quá lâu để tìm ra bàn thờ hoặc để bắt đầu đặt món quà ý muốn của anh chị em lên trên đó!” (“Hãy Ghi Nhớ Chúa Đã Giàu Lòng Thương Xót Biết Bao,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 46).

Sự Chuộc Tội vô hạn.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

“Sự Chuộc Tội của [Chúa Giê Su Ky Tô] là vô hạn—không có sự kết thúc. Sự Chuộc Tội này cũng vô hạn bởi vì tất cả nhân loại sẽ được cứu khỏi cái chết không bao giờ kết thúc. Sự Chuộc Tội này là vô hạn về phương diện nỗi đau khổ mãnh liệt của Ngài. Sự Chuộc Tội này là vô hạn về thời gian, trong việc chấm dứt tục lệ dâng của lễ thiêu con vật trước đó. Sự Chuộc Tội này là vô hạn trong phạm vi—Sự Chuộc Tội được thực hiện một lần cho tất cả mọi người. Và lòng thương xót của Sự Chuộc Tội không những dành cho vô số người, mà còn cho vô số thế giới do Ngài tạo ra nữa. Sự Chuộc Tội là vô hạn vượt quá bất cứ thang đo lường nào của nhân loại hoặc sự thấu hiểu nào của người trần thế.

“Chúa Giê Su là Đấng duy nhất có thể ban cho một sự chuộc tội vô hạn như vậy, vì Ngài được sinh ra bởi một người mẹ trần thế và một Đức Chúa Cha bất diệt. Nhờ vào quyền thừa kế độc nhất vô nhị ấy mà Chúa Giê Su là một Đấng vô hạn” (“The Atonement,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, trang 35).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy là một công cụ khiêm nhường của Thánh Linh. “Mục đích của các anh chị em với tư cách là một giảng viên không phải là đưa ra một phần trình bày đầy ấn tượng, mà thay vì thế là để giúp những người khác nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, là Đấng giảng dạy thực sự” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).