“Ngày 9–15 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se: ‘Tôi Làm Được Mọi Sự nhờ Đấng Ban Thêm Sức cho Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2021)
“Ngày 9–15 tháng Mười. Phi Líp; Cô Lô Se,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023
Ngày 9–15 tháng Mười
Phi Líp; Cô Lô Se
“Tôi Làm Được Mọi Sự nhờ Đấng Ban Thêm Sức cho Tôi”
Hãy bắt đầu bằng việc đọc các sách Phi Líp và Cô Lô Se, và thành tâm suy ngẫm về giáo lý mà Chúa muốn anh chị em giảng dạy. Hãy để Thánh Linh hướng dẫn anh chị em khi anh chị em xem xét các câu hỏi và những nguồn tài liệu mà anh chị em có thể sử dụng để giảng dạy giáo lý này.
Mời Chia Sẻ
Mời các học viên chia sẻ một từ hoặc cụm từ mà tóm tắt những gì họ học được từ Phi Líp và Cô Lô Se, rồi sau đó giải thích tại sao họ đã chọn từ hoặc cụm từ đó. Khuyến khích họ chia sẻ các câu thánh thư trong phần giải thích của mình.
Giảng Dạy Giáo Lý
Phi Líp 2:1–5, 14–18; 4:1–9; Cô Lô Se 3:1–17
Chúng ta trở nên “mới” khi chúng ta sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Anh chị em có lẽ muốn giúp các học viên hình dung ra được ý nghĩa của việc “lột bỏ người cũ” và “mặc lấy người mới” qua Chúa Giê Su Ky Tô (Cô Lô Se 3:9–10). Để làm điều này, anh chị em có thể trưng ra hình ảnh trước và sau của một vật gì đó cũ kỹ đã biến đổi thành một vật gì đó mới (chẳng hạn như một đồ nội thất, một căn nhà, hoặc một chiếc xe đạp). Các học viên có thể thảo luận cách chúng ta trở nên “mới” qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự sẵn lòng để sống theo phúc âm của Ngài. Là một phần của cuộc thảo luận này, anh chị em có thể yêu cầu một nửa lớp học Phi Líp 2:1–5, 14–18; 4:1–9 và nửa còn lại học Cô Lô Se 3:1–17, để nhận ra các tính cách của “người cũ” và “người mới.” Anh chị em cũng có thể mời một số học viên chia sẻ cách thức mà việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sống theo phúc âm của Ngài đã giúp họ trở thành những con người mới.
Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui trong Đấng Ky Tô, bất kể hoàn cảnh của chúng ta.
-
Ngay cả khi hoàn cảnh của chúng ta khác với hoàn cảnh của Phao Lô, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ sự sẵn lòng của ông để hài lòng và vui vẻ trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Để bắt đầu một cuộc thảo luận về đề tài này, anh chị em có thể ôn lại một số thử thách mà Phao Lô đã trải qua (ví dụ, xin xem 2 Cô Rinh Tô 11:23–28). Rồi anh chị em có thể yêu cầu các học viên ôn lại Phi Líp 4:1–13 để tìm lời khuyên bảo từ Phao Lô mà có thể giúp chúng ta vui vẻ, ngay cả trong những thời gian thử thách.
-
Có lẽ các học viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi họ cảm thấy “sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết” (Phi Líp 4:7) hoặc khi họ cảm thấy được củng cố “trong Đấng Ky Tô” (câu 13) để làm được một việc nào đó mà họ đã không thể nào làm được bằng cách khác.
-
Nếu muốn tìm hiểu đề tài này sâu hơn, anh chị em có thể yêu cầu một học viên chia sẻ một số câu chuyện hoặc câu phát biểu đầy soi dẫn từ bài nói chuyện của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 81–84). Làm thế nào những người trong bài nói chuyện của Chủ Tịch Nelson tìm thấy niềm vui, mặc cho những hoàn cảnh khó khăn của họ?
-
Bởi vì sự tà ác đang gia tăng trên thế gian ngày nay, các học viên sẽ có được lợi ích từ lời khuyên bảo của Phao Lô để “nghĩ đến” những điều chân thật, đáng yêu chuộng, có tiếng tốt, đạo đức, hoặc đáng khen (Phi Líp 4:8). Có lẽ anh chị em có thể chỉ định từng học viên (hoặc những nhóm nhỏ các học viên) một trong các đức tính được liệt kê trong Phi Líp 4:8 hoặc Những Tín Điều 1:13. Mỗi người họ có thể sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để tìm những câu thánh thư về đức tính được chỉ định cho họ và chia sẻ với lớp học điều họ tìm được. Họ cũng có thể chia sẻ các tấm gương về đức tính đó trong cuộc sống của mọi người. Chúng ta “theo đuổi những điều này” bằng cách nào?
Khi chúng ta “châm rễ” trong Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta được củng cố khỏi những ảnh hưởng của thế gian.
-
Chứng ngôn của Phao Lô về Đấng Cứu Rỗi có trong Cô Lô Se 1:12–23; 2:2–8 mang lại một cơ hội tốt cho các học viên để suy ngẫm và củng cố đức tin của chính họ. Các học viên có thể tìm kiếm những câu thánh thư này để tìm ra những điều mà củng cố đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Ý nghĩa của “châm rễ và lập nền trong [Chúa Giê Su Ky Tô]” là gì? (Cô Lô Se 2:7). Bức ảnh một cái cây trong đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp các học viên thảo luận câu thánh thư này. Điều gì có thể củng cố hoặc làm suy yếu rễ của một cái cây? Làm thế nào mà việc trở nên “châm rễ và lập nền trong [Chúa Giê Su Ky Tô]” củng cố chúng ta khỏi những ảnh hưởng của thế gian? (xin xem Cô Lô Se 2:7–8; xin xem thêm Hê La Man 5:12; Ê The 12:4).
2:24 -
Anh chị em có thể mời các học viên liệt kê những điều mà Cô Lô Se 1:12–23; 2:2–8 dạy chúng ta có thể làm để tránh “lời hư không” mà có thể làm “hư” đức tin của chúng ta nơi Đấng Ky Tô (Cô Lô Se 2:8). Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các nỗ lực noi theo Đấng Cứu Rỗi và tránh những điều dối trá của Sa Tan?