Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười. Ê Sai 50–57: “Ngài Đã Mang Sự Đau Ốm của Chúng Ta, Đã Gánh Sự Buồn Bực của Chúng Ta”


“Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười. Ê Sai 50–57: ‘Ngài Đã Mang Sự Đau Ốm của Chúng Ta, Đã Gánh Sự Buồn Bực của Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười. Ê Sai 50–57,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Năm 2022

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô đội mão triều thiên và bị quân lính chế giễu

The Mocking of Christ (Sự Chế Nhạo Đấng Ky Tô), tranh do Carl Heinrich Bloch họa

Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười

Ê Sai 50–57

“Ngài Đã Mang Sự Đau Ốm của Chúng Ta, Đã Gánh Sự Buồn Bực của Chúng Ta”

Cách thức quan trọng nhất để chuẩn bị để giảng dạy là đọc và suy ngẫm thánh thư. Anh chị em cảm thấy và học hỏi được điều gì khi đọc Ê Sai 50–57?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để thúc giục học viên chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có trong khi đọc Ê Sai 50–57, anh chị em có thể viết lên trên bảng một câu như Đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã được củng cố khi tôi đọc… Mời học viên chia sẻ họ sẽ hoàn thành câu đó như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ê Sai 50–52

Tương lai thật rạng rỡ cho dân của Chúa.

  • Chúng ta đều có những lúc mà chúng ta cảm thấy yếu đuối. Để giúp học viên trông cậy vào sức mạnh của Chúa, anh chị em có thể chỉ định cho mỗi học viên đọc một vài câu trong Ê Sai 51–52 và chia sẻ một điều gì đó họ cảm thấy sẽ củng cố một người nào đó đang cảm thấy yếu đuối hoặc chán nản. Anh chị em cũng có thể nêu ra rằng Đấng Cứu Rỗi phục sinh đã lặp lại một vài lời của Ê Sai cho dân chúng ở Châu Mỹ (xin xem 3 Nê Phi 20:32–45). Những lời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 20:30–34 bổ sung điều gì cho sự hiểu biết của chúng ta về khi nào mà những lời tiên tri này sẽ được ứng nghiệm?

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý liệt kê mọi điều trong Ê Sai 50–52 mà Chúa mời gọi dân Ngài làm. Có lẽ học viên có thể chia sẻ điều họ tìm được và nói về những lời mời này có ý nghĩa gì đối với họ. Anh chị em có thể muốn tập trung vào những lời mời trong Ê Sai 51:1–2, 6–8; 52:1–3, 9–11. Chúng ta có thể làm theo những lời mời này như thế nào? Anh chị em có thể nêu ra rằng Giáo Lý và Giao Ước 113:7–10 cung cấp một lời giải thích đầy soi dẫn về Ê Sai 52:1–2. Những từ này bổ sung điều gì cho sự hiểu biết của chúng ta?

Hình Ảnh
bức tượng Đấng Ky Tô mang thập tự giá

Because of Love (Bởi Vì Tình Yêu Thương), do nhà điêu khắc Angela Johnson thực hiện

Ê Sai 52:13–15; 53

Chúa Giê Su Ky Tô tự mang lấy tội lỗi và nỗi đau khổ của chúng ta.

  • Để giúp học viên hình dung ra những lời của Ê Sai trong Ê Sai 53, anh chị em có thể cho cả lớp xem một vài hình ảnh về sự kiện xung quanh Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 56–60). Sau đó anh chị em có thể yêu cầu học viên tìm những cụm từ trong Ê Sai 53 mô tả các sự kiện trong hình ảnh này. Những lời của Ê Sai dạy điều gì về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta? Những lời đó nói gì về lý do tại sao Ngài chịu đau khổ cho chúng ta? Những lời giảng dạy này soi dẫn chúng ta làm điều gì?

  • Để mời gọi Đức Thánh Linh làm chứng về các lẽ thật được giảng dạy trong Ê Sai 52:13–15; 53, anh chị em có thể yêu cầu học viên đọc thầm các câu này trong khi anh chị em bật bản thu âm bài thánh ca về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên tìm kiếm những từ hoặc cụm từ trong thánh thư mà họ cảm thấy là đặc biệt quan trọng. Sau đó để cho họ chia sẻ điều họ tìm thấy và họ cảm thấy như thế nào về Đấng Cứu Rỗi. Cũng hãy cân nhắc mời học viên đọc Mô Si A 15:10–12, là các câu mà A Bi Na Đi giải thích ý nghĩa của cụm từ “dòng dõi của Ngài.” Làm thế nào điều này giúp chúng ta hiểu Ê Sai 53:10?

Ê Sai 54

Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta trở về cùng Ngài.

  • Việc học sách Ê Sai 54 có thể soi dẫn những học viên mà cảm thấy chán nản vì tội lỗi hoặc khuyết điểm của họ. Anh chị em có thể mời học viên tra cứu chương 54 để tìm kiếm những cụm từ hoặc câu cho thấy Đấng Cứu Rỗi cảm thấy ra sao về chúng ta. Ngài muốn chúng ta cảm thấy như thế nào về những tội lỗi và khuyết điểm trong quá khứ của chúng ta? Ngài muốn chúng ta cảm thấy như thế nào về Ngài? Khuyến khích học viên chia sẻ một điều gì khác họ học được về Chúa Giê Su Ky Tô từ chương này. Lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể bổ sung cho cuộc thảo luận của anh chị em.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chúng ta có thể có được hy vọng qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Chủ Tịch DieterF. Uchtdorf đã dạy:

“Cho dù cuộc sống của chúng ta có thể dường như đã hoàn toàn hư hỏng như thế nào đi nữa thì cũng không quan trọng. Cho dù tội lỗi của chúng ta có nặng đến đâu, cảm nghĩ của chúng ta có cay đắng đến đâu, tâm hồn của chúng ta có cảm thấy bị cô đơn, bị bỏ rơi, hoặc đau khổ đến đâu đi nữa thì cũng không quan trọng. Thậm chí những người không có hy vọng, sống trong cảnh tuyệt vọng, niềm tin bị phản bội, từ bỏ tính liêm chính, hoặc xa lánh Thượng Đế thì cũng có thể được phục hồi.…

“Tin vui của phúc âm là như sau: nhờ kế hoạch hạnh phúc vĩnh cửu được Cha Thiên Thượng nhân từ ban cho và qua sự hy sinh vô hạn của Chúa Giê Su Ky Tô, nên chúng ta không những có thể được cứu chuộc khỏi tình trạng sa ngã của mình mà còn được phục hồi lại sự thanh khiết nữa, nhưng chúng ta cũng có thể tiến triển vượt quá trí tưởng tượng của người trần thế và trở thành người thừa kế cuộc sống vĩnh cửu và những người dự phần vinh quang không tả xiết của Thượng Đế” (“Ngài Sẽ Vác Ta Lên Vai Ngài và Mang Ta Về Nhà,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 102).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy sống xứng đáng với sự hướng dẫn của Thánh Linh. Khi anh chị em sống theo phúc âm một cách xứng đáng, anh chị em sống xứng đáng với Thánh Linh, là Đấng thầy giỏi nhất. Trong khi anh chị em tìm kiếm sự chỉ dẫn của Đức Thánh Linh, Ngài sẽ ban cho anh chị em những ý nghĩ, ấn tượng, và nhiều ý tưởng sáng tạo về cách để đáp ứng nhu cầu của những người anh chị em giảng dạy. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5.)

In