Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 10–16 tháng Mười. Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20: “Trước Khi Tạo Nên Ngươi Trong Lòng Mẹ Ta Đã Biết Ngươi Rồi”


“Ngày 10–16 tháng Mười. Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20: ‘Trước Khi Tạo Nên Ngươi Trong Lòng Mẹ Ta Đã Biết Ngươi Rồi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 10–16 tháng Mười. Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
vị tiên tri đang nói với mọi người

Jeremiah (Giê Rê Mi), tranh do Walter Rane họa

Ngày 10–16 tháng Mười

Giê Rê Mi 1–3; 7; 16–18; 20

“Trước Khi Tạo Nên Ngươi Trong Lòng Mẹ Ta Đã Biết Ngươi Rồi”

Khi anh chị em học tập, hãy nghĩ về các học viên trong lớp học của mình, và tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh để biết sứ điệp nào có thể là quan trọng nhất đối với họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một cách để anh chị em có thể khuyến khích việc chia sẻ là mời học viên viết trên một mẩu giấy một lẽ thật phúc âm mà họ đã học được trong khi nghiên cứu sách Giê Rê Mi tuần này. Sau đó anh chị em có thể gom lại những mẩu giấy đó và chọn một vài mẩu giấy để thảo luận với cả lớp. Những điều mà Giê Rê Mi ghi chép lại giúp chúng ta hiểu các lẽ thật này như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giê Rê Mi 1:4–19

Các vị tiên tri được kêu gọi nói lời của Chúa.

  • Anh chị em có thể bắt đầu cuộc thảo luận về sự kêu gọi của Giê Rê Mi với tư cách là vị tiên tri bằng cách cho cả lớp xem một tấm hình của vị tiên tri tại thế và yêu cầu học viên chia sẻ làm thế nào họ tiến đến việc biết rằng ông đã được Thượng Đế kêu gọi. Anh chị em cũng có thể yêu cầu họ chia sẻ cách họ đã giúp đỡ người khác tiến đến việc biết lẽ thật quan trọng này. Sự hiểu biết này ban phước cho cuộc sống của chúng ta như thế nào? Sau đó học viên có thể liệt kê trên bảng những điều họ học được về các vị tiên tri từ Giê Rê Mi 1:4–19. Các vị tiên tri trong thời kỳ chúng ta “nhổ” hoặc “phá” cái gì? Họ “dựng” và “trồng” cái gì? (câu 10).

  • Mời học viên chia sẻ những điều Giê Rê Mi học được về bản thân ông trong Giê Rê Mi 1:5. Sự hiểu biết này có thể có ảnh hưởng như thế nào đến giáo vụ của ông? Học viên có thể đọc lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và các câu thánh thư sau đây mà hỗ trợ cho lẽ thật này: An Ma 13:1–4; Giáo Lý và Giao Ước 138:53–56; Áp Ra Ham 3:22–23. Các lẽ thật này về cuộc sống tiền dương thế ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta sống trong cuộc sống trần thế của mình?

Hình Ảnh
một người đang đứng trong bể nước cổ xưa

Dân chúng vào thời Y Sơ Ra Ên cổ xưa đã dùng bể nước để chứa nguồn nước quý báu.

Giê Rê Mi 2; 7

“Chúng nó đã lìa bỏ ta, là nguồn nước sống.”

  • Để thúc đẩy một cuộc thảo luận về Giê Rê Mi 2:13, anh chị em có thể vẽ lên trên bảng một cái bể nước (một hồ chứa nước lớn dưới lòng đất) và một cái vòi phun nước (như một nguồn nước tự nhiên). Sau đó học viên có thể đọc Giê Rê Mi 2:13 và nói về lý do tại sao lấy nước từ vòi thì tốt hơn là đào một cái bể nước. Điều gì có thể là tương đương về mặt thuộc linh so với việc làm ra cái bể nước bị nứt? Anh chị em có thể mời học viên đọc các câu trong Giê Rê Mi 27 và chia sẻ một số cách thức mà dân Y Sơ Ra Ên đã từ bỏ “nguồn nước sống” (xin xem, ví dụ, Giê Rê Mi 2:26–28; 7:2–11). Tại sao “nước sống” là một biểu tượng lý tưởng cho những gì Đấng Cứu Rỗi ban cho chúng ta?

Giê Rê Mi 3:14–18; 16:14–15

Chúa sẽ quy tụ dân Ngài.

  • Vì Giê Rê Mi đã so sánh sự quy tụ ngày sau của dân Y Sơ Ra Ên với sự giải cứu của dân Y Sơ Ra Ên khỏi đất Ai Cập nhờ Môi Se, anh chị em có thể cho học viên xem một tấm hình về cuộc hành trình ra khỏi Ai Cập (xin xem đại cương cho ngày 4–10 tháng Tư trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Mời học viên thảo luận cuộc hành trình ra khỏi Ai Cập đã có ý nghĩa biết bao đối với dân Y Sơ Ra Ên cho nhiều thế hệ. Sau đó học viên có thể đọc Giê Rê Mi 16:14–15 và nói về sự quy tụ ngày sau của dân Y Sơ Ra Ên còn quan trọng hơn như thế nào đối với dân của Thượng Đế (xin xem thêm Giê Rê Mi 3:14–18). Học viên nào trong lớp đã xem bài nói chuyện “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” là một phần của việc học tập riêng cá nhân có thể chia sẻ điều họ học được về tầm quan trọng của sự quy tụ dân Y Sơ Ra Ên (xin xem Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” [Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu Dành Cho Giới Trẻ, ngày 3 tháng Sáu năm 2018], bổ sung cho tạp chí New EraEnsign, tháng Tám năm 2018, 2–17, ChurchofJesusChrist.org). Hoặc là anh chị em có thể cùng với lớp học xem lại các phần của sứ điệp đó. Y Sơ Ra Ên đang được quy tụ ra sao trong khu vực của chúng ta?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cha Thiên Thượng biết anh chị em.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

“Linh hồn của các anh chị em là một thực thể vĩnh cửu. Chúa phán cùng tiên tri Áp Ra Ham của Ngài: ‘Ngươi được chọn lựa trước khi ngươi sinh ra’ [Áp Ra Ham 3:23]. Chúa đã phán một điều gì đó tương tự về Giê Rê Mi [xin xem Giê Rê Mi 1:5] và nhiều người nữa [xin xem An Ma 13:2–3]. Ngài còn phán rằng đó là về anh chị em [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 138:55–56].

“Cha Thiên Thượng biết các anh chị em rất lâu rồi. Các anh chị em, là con trai hay con gái của Ngài, đã được Ngài chọn để đến thế gian vào thời điểm chính xác này, để là người lãnh đạo công việc vĩ đại của Ngài trên thế gian. Các anh chị em đã được chọn không phải vì các đặc điểm về thể xác, mà là vì các thuộc tính, chẳng hạn như lòng dũng cảm, can đảm, tâm hồn liêm khiết, nỗi khao khát về lẽ thật, nỗi khao khát về sự thông sáng, và ước muốn để phục vụ người khác.

“Các anh chị em đã phát triển một số các thuộc tính này trong tiền dương thế. Các anh chị em có thể phát triển các thuộc tính khác ở trên thế gian này đây nếu liên tục tìm kiếm các thuộc tính đó” (“Những Quyết Định cho Thời Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 107).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sống theo phúc âm với tất cả tấm lòng của anh chị em. Anh chị em sẽ trở thành một giảng viên giống như Đấng Ky Tô khi anh chị em chấp nhận phúc âm và sống theo phúc âm mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Việc giảng dạy giống như Đấng Ky Tô không đòi hỏi anh chị em phải được hoàn hảo—chỉ cần cố gắng và tiếp tục cố gắng. Khi anh chị em chuyên cần làm hết sức mình và tìm kiếm sự tha thứ khi lầm lỗi, anh chị em có thể trở thành môn đồ của Đấng Ky Tô mà Ngài muốn anh chị em trở thành. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 13–14.)

In