Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 24–30 tháng Mười. Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47: “Ta Sẽ Đặt Thần Mới Trong Các Ngươi”


“Ngày 24–30 tháng Mười. Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47: ‘Ta Sẽ Đặt Thần Mới Trong Các Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 24–30 tháng Mười. Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su dẫn đàn chiên

Come, Follow Me (Hãy Đến Mà Theo Ta), tranh do Scott Sumner họa

Ngày 24–30 tháng Mười

Ê Xê Chi Ên 1–3; 33–34; 36–37; 47

“Ta Sẽ Đặt Thần Mới Trong Các Ngươi”

Những lời của Ê Xê Chi Ên đã được Chúa gìn giữ vì một mục đích thông sáng và có thể ban phước cho các học viên trong lớp học của anh chị em. Hãy suy ngẫm về điều đó khi anh chị em học những lời mà Ê Xê Chi Ên ghi lại trong tuần này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Những người nghe thấy Ê Xê Chi Ên cho rằng lời của ông thật là “hay” và “vui,” “nhưng họ [đã] không làm theo” (xin xem Ê Xê Chi Ên 33:30–33). Học viên có thể chia sẻ một đoạn họ tìm thấy trong những phần ghi chép của Ê Xê Chi Ên mà đã soi dẫn họ làm một điều gì đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ê Xê Chi Ên 34

Chúa mời chúng ta chăn chiên Ngài.

Để giúp học viên tìm thấy ý nghĩa của riêng cá nhân trong Ê Xê Chi Ên 34, anh chị em có thể viết lên trên bảng những tình huống mà họ có thể gặp phải, như chuẩn bị để phục vụ truyền giáo, nuôi dạy con cái, hoặc nhận một chỉ định phục sự. Học viên có thể chọn một tình huống để suy ngẫm trong khi đọc thầm Ê Xê Chi Ên 34:1–10. Mời họ chia sẻ lời khuyên nào dựa trên những câu này mà họ có thể đưa ra cho một người nào đó trong tình huống mà họ đã chọn. Ý nghĩa của việc tự nuôi dưỡng bản thân thay vì nuôi dưỡng đàn chiên của Chúa là gì? Làm thế nào chúng ta có thể trở thành người chăn chiên giống như Đấng Cứu Rỗi? (xin xem các câu 11–16).

Anh chị em có thể cảm thấy được soi dẫn để đặt ra những câu hỏi mà giúp học viên suy ngẫm ý nghĩa biểu tượng trong Ê Xê Chi Ên 34:11–31. Ví dụ, “đồng cỏ tốt” và “chuồng tử tế” tượng trưng cho điều gì trong câu 14? Sự khác biệt giữa một con chiên bị “mất” và một con chiên “bị đuổi” là gì? (câu 16). Đấng Cứu Rỗi giải cứu cả hai loại chiên này như thế nào? Học viên có thể chia sẻ những biểu tượng khác mà họ tìm được trong các câu này và nói về những biểu tượng này dạy họ điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô.

Ê Xê Chi Ên 37

Chúa đang quy tụ dân Ngài và ban cho họ cuộc sống mới.

  • Việc đọc Ê Xê Chi Ên 37 và suy nghĩ về lời hứa của Chúa để quy tụ Y Sơ Ra Ên có thể cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc nào về ý nghĩa của sự quy tụ và làm sao để chúng ta tham gia vào sự quy tụ này. Để giúp học viên tìm thấy những hiểu biết sâu sắc này, anh chị em có thể viết lên trên bảng các câu hỏi như Chúa đang cố gắng hoàn thành điều gì qua việc quy tụ Y Sơ Ra Ên? Ngài hoàn thành điều đó như thế nào? Sau đó anh chị em có thể mời một nửa lớp học đọc Ê Xê Chi Ên 37:1–14 và nửa kia đọc Ê Xê Chi Ên 37:15–28 khi họ tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc mà hai đoạn thánh thư này có thể đưa ra cho những câu hỏi trên bảng. Có thể là hữu ích để giải thích rằng gậy của Giô Sép và gậy của Giu Đa được đề cập đến trong các câu 16–19 tượng trưng cho Sách Mặc Môn và Kinh Thánh. Khi học viên chia sẻ câu trả lời của họ, hãy khuyến khích họ nói về vai trò của họ trong sự quy tụ ngày sau của Y Sơ Ra Ên.

Hình Ảnh
sa mạc và Biển Chết

Ê Xê Chi Ên trông thấy trong khải tượng một dòng sông chảy từ ngôi đền thờ và chữa lành Biển Chết.

Ê Xê Chi Ên 47:1–12

Đền thờ mang đến sự chữa lành phần thuộc linh.

  • Tranh ảnh có thể giúp học viên hiểu được khải tượng được mô tả trong Ê Xê Chi Ên 47:1–12. Ví dụ, anh chị em có thể cho cả lớp xem một tấm hình của một ngôi đền thờ, một dòng sông, một sa mạc, và Biển Chết (xin xem các hình ảnh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Có thể là hữu ích để giải thích rằng Biển Chết mặn đến mức mà cá và thực vật không thể sống nổi trong đó. Học viên có thể đọc các câu 1–12 và chia sẻ điều gì gây ấn tượng cho họ về nước được mô tả trong khải tượng (xin xem thêm Khải Huyền 22:1 và lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Họ cũng có thể vẽ tranh khải tượng của Ê Xê Chi Ên. Nước có thể tượng trưng cho điều gì? Cây được miêu tả trong câu 12 tượng trưng cho điều gì? Có lẽ học viên có thể chia sẻ về đền thờ và các phước lành của đền thờ đã mang đến cho họ cuộc sống thuộc linh và sự chữa lành như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Các phước lành đền thờ có thể chữa lành cho chúng ta.

Đề cập đến dòng nước chảy từ ngôi đền thờ trong khải tượng của Ê Xê Chi Ên (xin xem Ê Xê Chi Ên 47:1–12), Anh Cả Dale G. Renlund đã nhận xét:

“Có hai đặc tính của dòng nước rất đáng để ý đến. Trước hết, mặc dù dòng chảy nhỏ không có nhánh sông phụ, nó phát triển thành một con sông hùng vĩ, trở nên càng rộng hơn và sâu hơn khi nó càng chảy đi xa hơn. Một điều gì đó tương tự xảy ra với các phước lành mà chảy ra từ đền thờ khi các cá nhân được gắn bó thành gia đình. Sự phát triển đầy ý nghĩa xảy ra cho các thế hệ trước đó và sau đó khi họ có được các giáo lễ gắn bó ràng buộc các gia đình với nhau.

“Thứ hai, dòng sông hồi phục mọi thứ mà nó chạm đến. Các phước lành của đền thờ cũng như vậy khi có một khả năng chữa lành đáng kinh ngạc. Các phước lành đền thờ có thể chữa lành tấm lòng và cuộc sống và gia đình” (“Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ, Sự Gắn Bó và Chữa Lành,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 47–48).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp những người khác tiếp nhận Thánh Linh. “Đôi khi giảng viên có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng chính là sự hiểu biết hoặc phương pháp hay cá tính của họ mà soi dẫn những người họ giảng dạy. … Mục đích của các anh chị em với tư cách là một giảng viên không phải là đưa ra một phần trình bày đầy ấn tượng, mà thay vì thế là để giúp những người khác nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, là Đấng giảng dạy thực sự” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).

In