Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai. Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni: “Các Đường Lối Ngài Giống Như Thuở Xưa”


“Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai. Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni: ‘Các Đường Lối Ngài Giống Như Thuở Xưa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai. Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su nhìn lên các vì sao

“Các đường lối Ngài giống như thuở xưa” (Ha Ba Cúc 3:6). In the Beginning Was the Word (Ban Đầu Có Ngôi Lời), tranh do Eva Timothy họa

Ngày 28 tháng Mười Một–ngày 4 tháng Mười Hai

Na Hum; Ha Ba Cúc; Sô Phô Ni

“Các Đường Lối Ngài Giống Như Thuở Xưa”

Tấm gương của anh chị em với tư cách là một người học hỏi phúc âm có thể ban phước cho các học viên trong lớp học của anh chị em. Hãy chia sẻ với họ cách Đức Thánh Linh đang giúp anh chị em hiểu thánh thư, và bày tỏ sự tin tưởng rằng Ngài cũng có thể giúp đỡ họ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để cho học viên cơ hội chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ việc học thánh thư của họ, anh chị em có thể viết Na Hum, Ha Ba CúcSô Phô Ni làm những tiêu đề trên bảng. Sau đó học viên có thể viết dưới những tiêu đề này một từ hoặc cụm từ nào nổi bật đối với họ và chương và câu nào mà họ tìm ra những từ và cụm từ đó. Cho họ thời gian để giải thích lý do tại sao những từ hoặc cụm từ này có ý nghĩa và Đức Thánh Linh đã dạy họ điều gì.

Giảng Dạy Giáo Lý

Na Hum 1

Chúa vừa đầy quyền năng vừa đầy lòng thương xót.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị tra cứu những câu mô tả những thuộc tính của Chúa trong Na Hum 1. Anh chị em có thể hỏi các học viên xem họ học được điều gì về Chúa từ việc học tập riêng cá nhân của mình. Ví dụ, chúng ta học được điều gì về Ngài từ các câu 1–9? Anh chị em có thể nêu ra rằng Na Hum đã tiên tri về những sự phán xét của Chúa chống lại Ni Ni Ve, thủ đô của A Si Ri và rằng A Si Ri đã đàn áp dân Y Sơ Ra Ên trong nhiều năm. Tại sao là điều quan trọng để cho dân Y Sơ Ra Ên nghe sứ điệp của Na Hum về Thượng Đế? Tại sao điều đó là quan trọng đối với chúng ta ngày nay?

    Hình Ảnh
    pháo đài bằng đá

    “Đức Giê Hô Va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn” (Na Hum 1:7).

Ha Ba Cúc 1:1–4; 2:1–4;3

Chúng ta có thể tin cậy vào ý muốn của Chúa và kỳ định của Ngài.

  • Có thể là hữu ích để cho học viên biết rằng, giống như nhiều người trong chúng ta, Ha Ba Cúc cũng đã gặp rắc rối bởi những điều ông thấy trong thế giới xung quanh mình. Có lẽ học viên có thể đọc Ha Ba Cúc 1:1–4 và tóm tắt những sự lo lắng của Ha Ba Cúc. Họ cũng có thể so sánh những câu hỏi của ông với những câu hỏi khác trong thánh thư, như những câu được tìm thấy trong Mác 4:37–38Giáo Lý và Giao Ước 121:1–6. Ngày nay người ta hỏi những câu hỏi tương tự nào về Thượng Đế? Chúa đã ban cho lời khuyên bảo nào trong Ha Ba Cúc 2:1–4 mà giúp anh chị em tin cậy vào ý muốn và kỳ định của Ngài? (xin xem thêm Mác 4:39–40; Giáo Lý và Giao Ước 121:7–8). Học viên có thể tìm thấy những hiểu biết sâu sắc hữu ích khác trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Họ cũng có thể chia sẻ cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp họ “sống theo [đức tin] của họ thậm chí khi họ có những câu hỏi chưa được trả lời.

  • Để bắt đầu cuộc thảo luận về Ha Ba Cúc 3, anh chị em có thể mời học viên xem lại cả chương và chia sẻ lời ca tụng và đức tin mà họ tìm thấy. Để giúp họ áp dụng những lời này cho bản thân họ, anh chị em có thể mời mỗi học viên viết một bản liệt kê những phước lành mà Thượng Đế đã ban cho học viên đó. Mời họ suy ngẫm điều gì sẽ xảy ra nếu họ bị mất một số những phước lành vật chất. Cùng nhau đọc Ha Ba Cúc 3:17–19, và thảo luận lý do tại sao có thể là khó để “hớn hở trong Đức Chúa Trời” (câu 18) giữa lúc thử thách giống như những thử thách được miêu tả trong câu 17. Làm thế nào chúng ta có thể phát triển đức tin như của Ha Ba Cúc?

Sô Phô Ni 3:14–20

Chúa sẽ vui mừng với dân Ngài ở Si Ôn.

  • Để giúp học viên tìm thấy hy vọng cho tương lai trong Sô Phô Ni 3:14–20, anh chị em có thể viết trên bảng “Hãy hết lòng mừng rỡ và vui thích” vì… Sau đó học viên có thể tra cứu các câu này để tìm các phước lành đã được hứa cho tương lai mà có thể giúp họ vui mừng ngày nay. Những lời hứa này giúp chúng ta trong lúc khó khăn như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Đức tin có nghĩa là tin cậy vào sự thông sáng, lòng trắc ẩn, và kỳ định của Thượng Đế.

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã nói:

“Chúng ta chờ đợi trong bao lâu để được giải thoát khỏi những khó khăn ập đến với chúng ta? Còn về việc phải chịu đựng những thử thách cá nhân trong khi chúng ta chờ đợi mãi và sự giúp đỡ dường như đến quá chậm thì sao? Tại sao có sự trì hoãn khi gánh nặng dường như nhiều hơn chúng ta có thể chịu đựng được?…

“…Sẽ có những lúc trong cuộc sống của mình khi ngay cả nỗ lực tinh thần cao nhất và tha thiết nhất thì những lời cầu nguyện khẩn thiết cũng không mang lại chiến thắng mà chúng ta mong ước, cho dù đó là những vấn đề lớn toàn cầu hay những vấn đề nhỏ của cá nhân. Vì vậy, trong khi chúng ta cùng nhau làm việc và chờ đợi những sự đáp ứng cho một số lời cầu nguyện của mình, tôi xin đưa ra lời hứa tiên tri của tôi rằng những lời cầu nguyện đã được nghe và đáp ứng, mặc dù có lẽ không phải vào thời điểm hoặc theo cách mà chúng ta muốn. Nhưng những lời cầu nguyện đã luôn luôn được đáp ứng vào thời điểm và theo cách mà một bậc cha mẹ toàn trí và không ngừng trắc ẩn đã đáp ứng.…

“…Đức tin có nghĩa là tin cậy Thượng Đế trong lúc hạnh phúc cũng như lúc đau khổ, ngay cả khi điều đó gồm có một số đau khổ cho đến khi chúng ta thấy cánh tay Ngài được để lộ ra cho chúng ta” (“Trông Đợi Chúa,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 115–116).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy đưa ra những câu hỏi mở. Khi hỏi học viên về kinh nghiệm của họ với thánh thư, “hãy cho họ biết rằng các anh chị em đang không tìm kiếm một câu trả lời cụ thể mà các anh chị em thật sự quan tâm đến điều họ đang học” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 29). Để có ví dụ về những câu hỏi mở, hãy xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 31–32.

In