Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 5–11 tháng Mười Hai. A Ghê; Xa Cha Ri 1–3; 7–14: “Thánh cho Chúa”


“Ngày 5–11 tháng Mười Hai. A Ghê; Xa Cha Ri 1–3; 7–14: ‘Thánh cho Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 5–11 tháng Mười Hai. A Ghê; Xa Cha Ri 1–3; 7–14,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Đền Thờ Laie Hawaii

Đền Thờ Laie Hawaii

Ngày 5–11 tháng Mười Hai

A Ghê; Xa Cha Ri 1–3; 7–14

“Thánh cho Chúa”

Khi anh chị em học sách A Ghê và Xa Cha Ri, hãy suy ngẫm cách thức mà anh chị em có thể giúp học viên tìm thấy ý nghĩa của những lời tiên tri này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Học viên có thể chia sẻ các câu trong A Ghê và Xa Cha Ri mà họ đã suy ngẫm hoặc thảo luận với người khác tuần này và thảo luận về cách mà những câu này đã giúp họ đến gần với Chúa hơn như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

A Ghê 1; 2:1–9

“Hãy xem xét đường lối mình.”

  • Lời khuyên bảo trong A Ghê 1 có thể giúp học viên suy nghĩ về những ưu tiên của họ. Anh chị em có thể mời họ đọc A Ghê 1:1–7 và nhận ra dân chúng ở Y Sơ Ra Ên đã không đặt ưu tiên cho những điều Chúa muốn họ làm như thế nào. Chúa đã yêu cầu chúng ta đặt ưu tiên cao cho một số điều nào trong cuộc sống của chúng ta? Điều gì có thể làm chúng ta xao lãng khỏi việc tập trung vào Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi và những ưu tiên của Hai Ngài? Có lẽ học viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà đã giúp họ “xem xét đường lối [của họ]” và những ưu tiên của họ.

  • Để giúp học viên suy nghĩ về cách họ có thể tập trung một cách trọn vẹn hơn vào những ưu tiên của Chúa, anh chị em có thể yêu cầu họ ôn lại A Ghê 2:1–9. Chúa đã ban những lời khuyên dạy nào mà có thể giúp chúng ta làm công việc của Ngài? Học viên có thể chia sẻ cách họ có thể đặt ưu tiên của Chúa lên hàng đầu trong cuộc sống của họ khi họ đương đầu với nhiều bổn phận quan trọng khác. A Ghê 2:1–9 dạy điều gì về cách Chúa ban phước cho chúng ta khi chúng ta đặt Ngài làm ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của mình? (xin xem thêm “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Cho học viên thời gian để viết xuống những điều họ cảm thấy được soi dẫn để làm nhờ vào cuộc thảo luận này.

Xa Cha Ri 1–3; 7–8;14

Chúa có thể làm cho chúng ta trở nên thánh thiện.

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về sự thánh thiện, anh chị em có thể cùng nhau đọc Xa Cha Ri 14:20–21. Học viên có thể chia sẻ cụm từ “Thánh cho Chúa” có ý nghĩa gì đối với họ. Nó có thể có ảnh hưởng gì đến dân chúng nếu họ thấy cụm từ “Thánh cho Chúa” được ghi trên những vật dụng hằng ngày? Cụm từ này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào khi chúng ta thấy nó trên những ngôi đền thờ ngày nay? Sau đó học viên có thể đọc Xa Cha Ri 1:1–6; 3:1–7; 7:8–10; 8:16–17 và thảo luận những điều họ học được về ý nghĩa của việc trở nên thánh thiện. Tại sao sự thánh thiện của cá nhân chúng ta lại quan trọng với Chúa? Ngài giúp chúng ta trở nên thánh thiện như thế nào?

  • Học viên có thể ôn lại Xa Cha Ri 2:10–11; 8:1–8; 14:9–11, 20–21 và chia sẻ những ấn tượng của họ về việc sống với Đấng Cứu Rỗi trong trạng thái thánh thiện thì sẽ ra sao. Làm thế nào Chúa chuẩn bị cho chúng ta để sống trong những hoàn cảnh mà Xa Cha Ri đã miêu tả? Làm thế nào chúng ta có thể tiếp cận quyền năng của Ngài để giúp chúng ta trở nên thánh thiện hơn?

Hình Ảnh
Sự vào thành Giê Ru Sa Lem đầy đắc thắng của Chúa Giê Su

“Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái.” (Xa Cha Ri 9:9). Triumphal Entry (Sự Vào Thành Đầy Đắc Thắng), tranh do Harry Anderson họa

Xa Cha Ri 9:9–11; 11:12–13; 12:10; 13:6–7

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si đã được hứa.

  • Để giúp học viên thấy được mối liên kết giữa những lời của Xa Cha Ri và cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi, như dân chúng trong thời Chúa Giê Su đã làm, anh chị em có thể chia lớp học ra thành hai nhóm. Đưa cho các học viên trong nhóm thứ nhất một trong các đoạn sau đây: Xa Cha Ri 9:9–11; 11:12–13; 12:10; 13:6–7. Đưa cho các học viên trong nhóm kia một trong các đoạn này: Ma Thi Ơ 21:1–11; 26:14–16; 26:31; Giăng 19:37. Mỗi học viên có thể thử tìm một người nào đó trong nhóm kia mà có một đoạn thánh thư tương xứng với đoạn thánh thư của họ. Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ các câu này?

  • Để giúp học viên suy ngẫm Xa Cha Ri 9:9–11, anh chị em có thể trưng ra một tấm hình về sự vào thành Giê Ru Sa Lem đầy đắc thắng của Đấng Cứu Rỗi (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Học viên có thể thảo luận cảm giác của họ có thể sẽ ra sao khi được là một trong những người chào đón Chúa Giê Su vào thành. Làm thế nào để chúng ta chào đón Ngài trong cuộc sống của mình, mái gia đình và cộng đồng của mình?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

“Hãy xem xét đường lối mình.”

Sau khi trích dẫn A Ghê 1:4–7, Anh Cả TerenceM. Vinson đã dạy:

“Chúng ta có thể cảm thấy niềm vui lâu dài khi Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài trở thành nền tảng vững mạnh mà trên đó chúng ta xây đắp cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thay vì thế, thật là dễ dàng để cho nền tảng đó trở thành những sự việc của thế gian, mà trong đó phúc âm là một sinh hoạt phụ tùy ý chọn, hoặc chỉ đơn giản là tham dự nhà thờ hai tiếng đồng hồ vào ngày Chủ Nhật. Khi trường hợp đó xảy ra, thì cũng giống như là để tiền lương của mình vào trong ‘túi lủng.’

“A Ghê bảo chúng ta phải trở nên cam kết.…

“Không có kho báu nào, hay bất cứ sở thích nào, hay bất cứ địa vị nào, hay bất cứ phương tiện truyền thông xã hội nào, hay bất cứ trò chơi điện tử nào, hay bất cứ môn thể thao nào, hay bất cứ mối liên hệ nào với một người nổi tiếng, hay bất cứ thứ gì trên thế gian mà lại quý báu hơn cuộc sống vĩnh cửu. Vì thế lời khuyên bảo của Chúa dành cho mỗi người là ‘hãy xem xét đường lối mình’” (“Các Môn Đồ Chân Chính của Đấng Cứu Rỗi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 9, 11).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy lắng nghe. Lắng nghe là một hành động yêu thương. Một cách thức để lắng nghe một cách hữu hiệu là nhìn vào người đang nói. Làm như thế sẽ cho phép anh chị em nhận ra bất cứ sự giao tiếp nào không phải bằng lời nói. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 34.)

In