Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: “Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta”


“Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh: ‘Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 19–25 tháng Mười Hai. Lễ Giáng Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Năm 2022

Hình Ảnh
Hài đồng Giê Su được quấn trong vải trắng và nằm trên đống rơm

For unto Us a Child Is Born (Có một Con Trẻ được Sinh Ra cho Chúng Ta), tranh do Simon Dewey họa

Ngày 19–25 tháng Mười Hai

Lễ Giáng Sinh

“Chúng Ta Đã Mong Đợi Ngài, và Ngài Sẽ Cứu Chúng Ta”

Trong khi chúng ta học tập riêng cá nhân và chuẩn bị để giảng dạy, hãy cân nhắc cách anh chị em có thể giúp học viên cảm thấy niềm vui vang dội về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi. Hãy mời Thánh Linh đến để làm chứng cho họ về tình yêu thương cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Thời gian Giáng Sinh có thể là một cơ hội lý tưởng để mời học viên chia sẻ về việc học Kinh Cựu Ước đã củng cố đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Chúng ta hân hoan nơi Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.

  • Mặc dù Lễ Giáng Sinh được biết đến là một mùa lễ vui vẻ, nhưng cũng có nhiều người mà do hoàn cảnh nên họ khó có thể tìm được niềm vui, ngay cả vào thời gian này trong năm. Một sứ điệp quan trọng về Lễ Giáng Sinh là Đấng Cứu Rỗi có thể làm vơi nhẹ gánh nặng của chúng ta và giúp chúng ta tìm được sự bình an và thậm chí cả niềm vui. Để chia sẻ sứ điệp này, anh chị em có thể viết lên trên bảng các đoạn thánh thư tham khảo sau đây: Thi Thiên 35:9; Ê Sai 25:8–9; 44:21–24; 51:11; Sô Phô Ni 3:14–20; Môi Se 5:5–11. Sau đó anh chị em có thể viết lên trên bảng một câu hỏi cho học viên suy ngẫm khi họ đọc các đoạn này, ví dụ như Các đoạn thánh thư này đưa ra những lý do nào để trở nên vui mừng? Yêu cầu các học viên chia sẻ những điều họ tìm được. Có lẽ anh chị em cũng có thể cho học viên thời gian để viết về niềm vui của riêng họ nơi Đấng Cứu Rỗi. Họ có thể tìm thấy thêm những hiểu biết sâu sắc nữa từ sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

  • Lễ Giáng Sinh đem đến cơ hội để lan tỏa niềm vui về Đấng Ky Tô bằng cách phục vụ người khác. Anh chị em có thể mời một học viên xem lại sứ điệp của Anh Cả Ulisses Soares “Thiên Sứ Thời Hiện Đại” (Buổi Họp Đặc Biệt dịp Lễ Giáng Sinh của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 8 tháng Mười Hai, năm 2019, broadcasts.ChurchofJesusChrist.org) trước khi đến lớp và sẵn sàng chia sẻ làm thế nào mà một hành động phục vụ đã giúp Anh Cả Soares và gia đình ông cảm thấy niềm vui của Lễ Giáng Sinh. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những phần của sứ điệp này trong lớp học. Học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm của riêng họ về các hành động phục vụ để ban phát hoặc nhận được vào thời gian Lễ Giáng Sinh. Làm thế nào chúng ta có thể làm theo lời mời của Anh Cả Soares để noi theo “tấm gương hoàn hảo về tình yêu thương và thiện chí cho loài người” của Đấng Cứu Rỗi?

Các biểu tượng có thể giúp chúng ta tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình liệt kê một số biểu tượng trong Kinh Cựu Ước mà giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên có thể chia sẻ những điều họ học được về Đấng Cứu Rỗi từ các biểu tượng này hoặc các biểu tượng khác mà họ tìm thấy trong khi học. Chúng ta đã học được điều gì về việc tìm kiếm Đấng Cứu Rỗi trong thánh thư? Những kinh nghiệm nào đã dạy chúng ta rằng “tất cả [mọi vật] đều được sáng tạo và làm ra để làm chứng về [Ngài]”? (Môi Se 6:63).

Thượng Đế ban cho chúng ta Con Trai của Ngài.

  • Tặng quà là một truyền thống của Lễ Giáng Sinh trong hầu hết các nền văn hóa. Anh chị em có thể hướng dẫn một cuộc thảo luận với học viên về những ân tứ mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta, đặc biệt là sự ban cho Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Để làm điều này, anh chị em có thể mời học viên chia sẻ về sự ban cho Đấng Cứu Rỗi có ý nghĩa gì đối với họ. Bằng cách nào chúng ta có thể cho Cha Thiên Thượng thấy lòng biết ơn của mình đối với sự ban cho này?

Ê Sai 7:14; 9:6

“Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ Lùng.”

  • Tiên tri Ê Sai đã sử dụng nhiều danh xưng và danh hiệu để miêu tả Đấng Mê Si, là Đấng sẽ được sinh ra ở Bết Lê Hem, (xin xem, ví dụ Ê Sai 7:14; 9:6). Có lẽ học viên có thể thích tìm hiểu thêm về Đấng Cứu Rỗi và sứ mệnh của Ngài bằng cách tìm hiểu về các danh hiệu này. Họ có thể chọn ra một danh hiệu và tìm kiếm các đoạn khác trong thánh thư mà giúp họ hiểu ý nghĩa của danh hiệu đó. Ví dụ, họ có thể tìm hiểu thêm về danh hiệu “Hoàng Tử Bình An” (Ê Sai 9:6) bằng cách đọc Thi Thiên 85:8; Ê Sai 52:7; Lu Ca 2:14; hoặc Giăng 16:33. Để giúp học viên tìm kiếm các thánh thư khác, hãy gợi ý họ tìm trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Các danh hiệu này gợi ý điều gì về Đấng Cứu Rỗi và những điều Ngài làm cho chúng ta?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chúa Giê Su Ky Tô mang đến sự bình an và niềm vui.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

“Khi điểm tập trung trong cuộc sống của chúng ta là vào kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế … và Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gì đang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. Niềm vui đến từ Ngài và vì Ngài. Ngài là nguồn gốc của tất cả mọi niềm vui. Chúng ta cảm thấy được niềm vui đó vào thời gian Giáng Sinh khi hát: ‘Niềm vui cho thế gian, Chúa đang đến’ [Hymns, số 201]. Và chúng ta có thể cảm thấy niềm vui đó quanh năm. Đối với Các Thánh Hữu Ngày Sau, thì Chúa Giê Su Ky Tô chính là niềm vui!…

“Giống như Đấng Cứu Rỗi ban cho sự bình an ‘vượt quá mọi sự hiểu biết’ [Phi Líp 4:7], Ngài cũng ban cho một niềm vui mãnh liệt, sâu đậm, và dồi dào bất chấp luận chứng của con người hoặc nhận thức của người trần thế” (“Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy chuẩn bị với mối quan tâm đến học viên. “Hãy để cho sự hiểu biết của các anh chị em về những người mà các anh chị em dạy hướng dẫn cho những kế hoạch của các anh chị em. … Các giảng viên giống như Đấng Ky Tô không sử dụng chỉ một kiểu hoặc một phương pháp cụ thể; họ cam kết giúp người khác xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7).

In