Lớp Giáo Lý
Bài Học 8—Joseph Smith—Lịch Sử 1:15-26: “Tôi Thấy Có Hai Nhân Vật, Vẻ Rực Rỡ và Hào Quang Chói Lọi Của Hai Người Thật Không Bút Nào Tả Xiết”


“Bài Học 8—Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26: ‘Tôi Thấy Có Hai Nhân Vật, Vẻ Rực Rỡ và Hào Quang Chói Lọi Của Hai Người Thật Không Bút Nào Tả Xiết’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 8: Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26

Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20

“Tôi Thấy Có Hai Nhân Vật, Vẻ Rực Rỡ và Hào Quang Chói Lọi Của Hai Người Thật Không Bút Nào Tả Xiết”

Hình Ảnh
Khải Tượng-Thứ Nhất-Đức Chúa Cha-và-vị nam tử

Ngoài việc trả lời câu hỏi của Joseph Smith về việc ông nên gia nhập giáo hội nào, sự hiện đến của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dạy cho chúng ta những lẽ thật như là thiên tính của Thiên Chủ Đoàn và mối quan hệ của chúng ta với hai Ngài. Bài học này có thể giúp học viên hiểu được những lẽ thật quan trọng được mặc khải về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những lời đã thay đổi thế gian

Cân nhắc viết lên trên bảng trước giờ học Mười hai chữ trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20 đã thay đổi cả thế gian. Trong lúc học viên bước vào phòng và chờ bài học bắt đầu, hãy mời các em cố gắng xác định các từ trong đoạn mà phù hợp với mô tả này.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã từng dạy một nhóm trẻ em về “mười hai chữ đã thay đổi cả thế gian” (trong “Seven Words That Changed the World” [video], ChurchofJesusChrist.org).

  • Các em nghĩ đó là những chữ nào?

Chủ Tịch Nelson đã đề cập đến mười hai chữ cuối cùng trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:17. Hãy đọc mười hai chữ đó và cân nhắc ghi lại lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson vào gần cuối câu thánh thư của các em.

Joseph Smith—Lịch sử 1:15–20 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

Mời một học viên tình nguyện kể cho cả lớp ai đã nói mười hai chữ này, Ngài đang ngụ ý về ai và Ngài đang nói với ai.

Cân nhắc cho học viên thời gian để thực sự suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau.

  • Các em nghĩ mười hai chữ đó đã thay đổi thế gian về những phương diện nào? Mười hai chữ đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em?

Những lẽ thật chúng ta có thể học được từ Khải Tượng Thứ Nhất

Phần sau đây có thể giúp học viên xác định và hiểu nhiều lẽ thật từ bài tường thuật về Khải Tượng Thứ Nhất, đặc biệt là những lẽ thật về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô, và Giáo Hội của hai Ngài.

Cân nhắc vẽ bốn hình người que lên trên bảng, mỗi hình có một bong bóng ý tưởng chứa một trong những câu hỏi sau đây. (Hãy thoải mái sử dụng các câu hỏi khác nhau mà học viên trong lớp của anh chị em có thể đặt ra về Thượng Đế hoặc Giáo Hội của Ngài.) Chia học viên thành các nhóm, với mỗi nhóm tìm kiếm trong các câu 15–20 để tìm câu trả lời cho một trong các câu hỏi. Yêu cầu một người đại diện từ mỗi nhóm viết lên trên bảng bên cạnh bong bóng suy nghĩ con số của câu thánh thư các em tìm thấy mà đã giúp trả lời câu hỏi của các em.

Hãy đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20, tìm hiểu cách các em có thể trả lời những câu hỏi sau đây của một người nào đó, bằng cách sử dụng bài tường thuật này:

  • Thượng Đế có biết chúng ta không?

  • Thượng Đế có nói chuyện với mọi người trong thời đại của chúng ta không?

  • Chúng ta thuộc về giáo hội nào có quan trọng không? Tại sao?

  • Có thể nào biết được điều gì là chân chính không? Bằng cách nào?

Mời các nhóm chia sẻ với cả lớp lý do tại sao các em chọn những câu đó để trả lời câu hỏi của mình.

Cân nhắc đặt ra các câu hỏi tiếp theo khi học viên chia sẻ, chẳng hạn như: “Các em còn nhận thấy điều gì khác trong đoạn này mà quan trọng cho mọi người ngày nay hiểu?” “Khải Tượng Thứ Nhất giúp làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm phổ biến nào khác về Thượng Đế?” “Các em nghĩ tại sao Thượng Đế Đức Chúa Cha đích thân hiện đến để bắt đầu Sự Phục Hồi phúc âm?” “Chúng ta có thể học được điều gì từ cách Cha Thiên Thượng giới thiệu Chúa Giê Su Ky Tô cho Joseph trong câu 17?”

Anh chị em có thể chia sẻ những câu nói từ phần “Các Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để minh chứng cho những lẽ thật mà học viên chia sẻ hoặc để giúp các em nhìn thấy những lẽ thật mà các em đã không tự khám phá ra.

Nhiều lời tường thuật về Khải Tượng Thứ Nhất

Một số người lo lắng khi họ biết rằng Joseph Smith đã chia sẻ những chi tiết riêng biệt về Khải Tượng Thứ Nhất vào những dịp khác nhau khi mô tả kinh nghiệm của mình. Hãy giúp học viên hiểu rằng đó là một phước lành khi chúng ta có nhiều lời tường thuật về khải tượng vinh quang này. Việc giải thích nội dung trong đoạn sau có thể hữu ích.

Ngoài ra, còn có một ý tưởng trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” có thể hữu ích.

Joseph Smith đã ghi lại lời tường thuật về Khải Tượng Thứ Nhất trong Joseph Smith—Lịch Sử vào năm 1838 như là một phần lịch sử chính thức của Giáo Hội được dùng để công bố với thế giới. Chúng ta cũng được ban phước để có những lời tường thuật khác về Khải Tượng Thứ Nhất—ba trong số đó đã được Joseph viết hoặc đọc cho viết. Mỗi lời tường thuật đã được chuẩn bị vào những thời điểm khác nhau cho những người khác nhau, do đó, nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau trong kinh nghiệm của ông. Ví dụ, trong lời tường thuật năm 1835 của Joseph, chúng ta biết rằng ông đã nhìn thấy cả các thiên sứ, còn trong lời tường thuật năm 1832 của mình, ông nói nó là để mô tả kết quả của việc ở trong sự hiện diện của Thượng Đế: “Linh hồn của tôi tràn ngập tình yêu thương, và trong nhiều ngày tôi có thể hân hoan với niềm vui lớn lao” (“Những Lời Tường Thuật về Khải Tượng Thứ Nhất”, josephsmithpapers.org, xin xem thêm ứng dụng Thư Viện Phúc Âm).

  • Ảnh hưởng của việc hai Ngài viếng thăm Joseph dạy cho các em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Mỗi lời tường thuật ban phước cho chúng ta bằng những chi tiết riêng biệt, nhưng tất cả đều thống nhất về lẽ thật thiết yếu rằng các tầng trời đã mở ra cho Joseph Smith và ông đã nhìn thấy các sứ giả thiêng liêng, kể cả Thượng Đế Đức Chúa Cha và Chúa Giê Su Ky Tô.

Cân nhắc cho học viên một vài phút để tìm kiếm phần “Những Lời Tường Thuật về Khải Tượng Thứ Nhất” trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Các em có thể tìm thấy phần đó bằng cách chọn “Thư Viện”, sau đó là “Lịch Sử Giáo Hội”, tiếp theo là “Các Đề Tài về Lịch Sử Giáo Hội.” Học viên có thể lập thành các nhóm, mỗi học viên tìm kiếm các lời tường thuật khác nhau về những lẽ thật khác về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Tập Trung vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô: Để được huấn luyện thêm về các câu hỏi mời học viên suy ngẫm những điều các em học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, hãy xem phần huấn luyện có tiêu đề “Giúp học viên nhận biết tình yêu thương, quyền năng và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của họ”, có trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên.

  • Những lời tường thuật này dạy điều gì khác về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của hai Ngài mà các em biết ơn để biết được?

Cân nhắc mời học viên kết thúc bài học bằng cách ghi vào nhật ký học tập một lẽ thật các em đã học được từ Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith mà quan trọng đối với các em và nêu lý do tại sao. Mời một vài học viên tình nguyện để chia sẻ với cả lớp về những điều mà các em đã viết.

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ then chốt trong Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20, sau đó ôn lại trong các bài học trong tương lai. Cụm từ thánh thư then chốt là “Joseph Smith ‘thấy có hai Nhân Vật, vẻ rực rỡ và hào quang chói lọi của hai người thật không bút nào tả xiết.’” Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Các Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý.”

In