Lớp Giáo Lý
Bài Học 9—Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–26: “Tôi Đã Trông Thấy Một Khải Tượng … và Tôi Không Thể Phủ Nhận Được”


“Bài Học 9—Joseph Smith—Lịch sử 1:21–26: ‘Tôi Đã Trông Thấy Một Khải Tượng … và Tôi Không Thể Phủ Nhận Được’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–26,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 9: Joseph Smith—Lịch Sử 1:1–26

Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–26

“Tôi Đã Trông Thấy Một Khải Tượng … và Tôi Không Thể Phủ Nhận Được”

Hình Ảnh
Joseph-trởvề-từ-khu rừng-thiêng liêng

Sau khi chia sẻ kinh nghiệm của mình về Khải Tượng Thứ Nhất với một giáo sĩ tại một giáo hội địa phương, khi đó Joseph Smith mới 14 tuổi, nhanh chóng trở thành mục tiêu của sự ngược đãi bắt bớ. Tuy nhiên, điều này không làm giảm sự tin chắc của ông rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hiện đến cùng ông. Bài học này có thể cho học viên cơ hội để cảm nhận Đức Thánh Linh làm chứng cho các em rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hiện đến cùng Tiên Tri Joseph Smith.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Các em sẽ cảm thấy như thế nào?

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách mời học viên suy ngẫm về những chứng ngôn của riêng các em rằng Thượng Đế đã kêu gọi Joseph Smith làm Vị Tiên Tri của Ngài. Câu chuyện và những câu hỏi sau đây có thể giúp anh chị em làm được điều đó.

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) chia sẻ câu chuyện về hai người truyền giáo đã gặp thử thách với chứng ngôn của họ về Joseph Smith.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Thomas S. Monson

Hai [người truyền giáo] đến nhà của Ông Elmer Pollard. … Họ trình bày sứ điệp của mình và hỏi xem ông có muốn cùng cầu nguyện với họ không. Ông đồng ý, với điều kiện là ông có thể dâng lời cầu nguyện.

Lời cầu nguyện mà ông dâng lên làm những người truyền giáo ngạc nhiên. Ông nói: “Thưa Cha Thiên Thượng, xin ban phước cho hai người truyền giáo kém may mắn, lạc lối này để họ có thể trở về nhà của mình và không bỏ phí thời giờ để nói với những người dân Gia Nã Đại (Canada) về một sứ điệp không tưởng và về những điều mà họ biết rất ít.”

Khi họ đứng dậy, Ông Pollard yêu cầu những người truyền giáo đừng bao giờ trở lại nhà của ông nữa. Khi họ ra về, ông chế giễu họ: “Dù sao chăng nữa, các anh không thể nói với tôi là các anh thật sự tin rằng Joseph Smith là một vị tiên tri của Thượng Đế!” rồi ông đóng sầm cửa lại. (Thomas S. Monson, “Tiên Tri Joseph Smith: Người Thầy Dạy Bằng Tấm Gương”, Liahona, tháng Mười Một năm 2005, trang 69)

Hãy mời học viên trả lời những câu hỏi sau đây vào nhật ký học tập của các em. Anh chị em có thể yêu cầu các học viên tình nguyện để chia sẻ với cả lớp câu trả lời của các em cho câu hỏi thứ hai.

  • Các em có thể tự tin như thế nào để làm chứng rằng Joseph đã được Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô viếng thăm và được kêu gọi làm một vị tiên tri?

  • Việc các em có thể tự mình biết điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em và mối quan hệ của các em với Thượng Đế?

Khi học bài học này, hãy suy nghĩ về Khải Tượng Thứ Nhất có ý nghĩa gì đối với các em và nó đã thay đổi hoặc có thể thay đổi cuộc sống của các em ra sao. Các em sẽ có cơ hội ghi lại những suy ngẫm của mình vào nhật ký học tập vào cuối bài học.

Tính xác thực về Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith

Sau khi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến cùng Joseph Smith, ông đã chia sẻ kinh nghiệm này với một người thuyết giáo của một trong những giáo hội địa phương.

Hãy đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:21–23, tìm kiếm xem người thuyết giáo và nhiều người khác đã phản ứng như thế nào khi họ nghe về khải tượng của Joseph.

  • Các em thấy điều gì nổi bật từ mô tả của Joseph về những điều đã xảy ra trong những câu này?

  • Các em đã trải qua sự chống đối với những điều các em biết là chân chính như thế nào?

  • Tại sao điều quan trọng là phải có lời chứng của riêng các em về lẽ thật khi người khác nghi ngờ những điều các em nói?

Hãy đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:24–26 và cân nhắc đánh dấu các từ và cụm từ mà Joseph khẳng định lẽ thật về khải tượng của mình.

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ các câu này?

    Học viên có thể nêu một loạt các lẽ thật. Hãy cảm ơn học viên đã chia sẻ những điều mà các em đã tìm thấy. Hãy viết lên trên bảng lẽ thật sau đây: Thực sự là Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hiện đến cùng Joseph Smith để đáp lại lời cầu nguyện của ông.

    Có thể hữu ích khi liệt kê lên trên bảng cạnh lẽ thật đó các từ và cụm từ mà học viên đã đánh dấu. Ngoài ra, học viên có thể viết các từ hoặc cụm từ trên các tờ giấy nhỏ và dán chúng lên bảng.

  • Theo câu 25, sự hiểu biết của Joseph về Thượng Đế đã giúp ông ra sao trong việc giữ vững niềm tin về những điều ông biết là chân thật?

Hãy cho học viên cơ hội để suy ngẫm và viết vào nhật ký học tập về ý nghĩa của Khải Tượng Thứ Nhất đối với các em. Các em có thể dành 10 đến 15 phút để làm việc này. Việc tổ chức cho học viên một sinh hoạt có hướng dẫn để giúp các em suy ngẫm và viết ra, giống như những điều được liệt kê dưới đây, có thể giúp các em cảm nhận được Đức Thánh Linh làm chứng cho các em về Khải Tượng Thứ Nhất. Anh chị em có thể trưng ra các sinh hoạt này và cho phép học viên chọn những điều các em muốn làm hoặc những sinh hoạt cho cả lớp cùng làm. Hai sinh hoạt đầu tiên có thể phù hợp để cả lớp cùng thực hiện.

  1. Cả lớp hát hoặc đọc lời của bài thánh ca “Lời Cầu Nguyện Đầu Tiên của Joseph Smith” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 14). Đây là phiên bản của Đại Ca Đoàn Tabernacle at Temple Square hát bài thánh ca này:

  2. Xin xem video “A Choice Seer Will I Raise Up: Prophet of the Restoration” (4:42), có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org.

  3. Hãy suy ngẫm kỹ về những lời của Joseph Smith—Lịch Sử 1:16–17 và viết những lời đó vào nhật ký học tập của các em. Hoặc nếu có thể, hãy ghi lại và lắng nghe chính các em đọc những lời này trên thiết bị kỹ thuật số.

  4. Hãy đọc một bài nói chuyện được đưa ra trong đại hội trung ương về Khải Tượng Thứ Nhất. Dưới đây là một số lựa chọn:

    1. Những Trái của Khải Tượng Thứ Nhất” (Dieter F. Uchtdorf, Liahona, tháng Năm năm 2005, trang 36–38)

Hãy chia sẻ phần còn lại của câu chuyện về Ông Pollard bằng cách cho học viên xem video “Tiên Tri Joseph Smith: Người Thầy Dạy Bằng Tấm Gương” từ phút 11:59 đến 14:09.

Hãy ghi vào nhật ký học tập ý nghĩa của Khải Tượng Thứ Nhất đối với các em. Hãy bao gồm chứng ngôn hoặc cảm nhận của các em về việc có một chứng ngôn về Khải Tượng Thứ Nhất có thể ban phước ra sao cho cuộc sống của các em.

Khi học viên đã hoàn thành, hãy mời những em nào mong muốn để lên chia sẻ chứng ngôn hoặc cảm nhận của mình về Joseph Smith và Khải Tượng Thứ Nhất. Cân nhắc chia sẻ cách anh chị em biết được tính chân thật trong cuộc viếng thăm Joseph Smith của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

In