Lớp Giáo Lý
Bài Học 10—Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–50—Mô Rô Ni Hiện Đến cùng Joseph Smith


“Bài Học 10—Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–50—Mô Rô Ni Hiện Đến cùng Joseph Smith”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý, (năm 2025)

“Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–65”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 10: Giáo Lý và Giao Ước 2; Joseph Smith—Lịch Sử 1:27-65

Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–50

Mô Rô Ni Hiện Đến cùng Joseph Smith

Hình Ảnh
thiên sứ Mô Rô Ni và Joseph Smith

Vào ngày 21 tháng Chín năm 1823, Joseph Smith đã cầu nguyện lên Thượng Đế để xin được tha thứ những tội lỗi của mình và để biết vị thế của mình trước Thượng Đế. Đáp lại, Tiên Tri Mô Rô Ni đã hiện đến cùng Joseph Smith để dạy ông về Sách Mặc Môn và những lời tiên tri thời xưa về Sự Phục Hồi phúc âm. Mô Rô Ni cũng tiên tri về tương lai của Joseph. Bài học này có thể giúp học viên cảm nhận được tầm quan trọng của sự kêu gọi của Joseph Smith với tư cách là vị tiên tri của Thượng Đế.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Joseph Smith mô tả tuổi trẻ của mình

Để chuẩn bị cho học viên tìm hiểu về kinh nghiệm của Joseph Smith khi còn trẻ thì hãy cân nhắc mời các em chia sẻ những từ mô tả độ tuổi thanh thiếu niên. Một lựa chọn khác là trưng ra trên bảng các từ và cụm từ mô tả Joseph Smith khi còn trẻ. Ví dụ, “Tôi thường cảm thấy bị xét đoán vì sự yếu kém và không toàn hảo của mình.” Học viên có thể đánh dấu tích những từ mà các em có thể liên hệ đến mình.

Anh chị em có thể muốn khuyến khích học viên tra cứu định nghĩa của các từ mà các em không hiểu trong đoạn thánh thư sau đây. Tính năng này có sẵn trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Hãy đánh dấu một từ và chọn tùy chọn “định nghĩa”.

Hãy đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:27–29, tìm kiếm cách Joseph Smith đã mô tả những cảm nghĩ của ông trong ba năm sau Khải Tượng Thứ Nhất.

  • Giới trẻ trong thời đại của chúng ta có thể liên hệ bản thân với Joseph Smith như thế nào?

Thượng Đế có một công việc cho Joseph Smith

Nhóm các câu thánh thư tiếp theo là một đoạn văn bản dài hơn cần đọc. Hãy suy ngẫm những nhu cầu và khả năng của học viên khi chọn một phương pháp đọc. Anh chị em có thể cho cả lớp đọc (học viên thay nhau đọc), cho học viên đọc theo cặp hoặc mở phần đọc có sẵn và mời học viên nghe và dò theo trong thánh thư của các em.

Sau câu hỏi đầu tiên, anh chị em có thể muốn tạm dừng và thảo luận về những điều học viên đã tìm thấy mà có thể giúp các em trong các kinh nghiệm ở tuổi thanh thiếu niên của mình.

Hãy đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:30–35 và tìm kiếm những điều Joseph Smith đã trải qua khi ông cầu nguyện.

  • Joseph đã trải nghiệm điều gì mà có thể mang lại cho ông hy vọng?

  • Chúng ta có thể học được các lẽ thật nào từ những câu này về Joseph Smith?

Học viên có thể xác định nhiều lẽ thật khác nhau, bao gồm cả việc Thượng Đế kêu gọi Joseph Smith làm công việc của Ngài. Anh chị em có thể chỉ ra cho các học viên rằng trong khi Joseph Smith cảm thấy bị xét đoán vì những sai lầm và tội lỗi của mình, ông đã chân thành tìm kiếm sự tha thứ, và Thượng Đế kêu gọi ông làm công việc của Ngài.

Trong đêm 21 và sáng sớm ngày 22 tháng Chín năm 1823, Mô Rô Ni đã hiện đến cùng Joseph ba lần. Ông đã chia sẻ cùng một sứ điệp và trích dẫn cùng một câu thánh thư mỗi lần hiện đến (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:36–50).

Để giúp học viên thấy ví dụ về công việc mà Thượng Đế sẽ hoàn thành qua Joseph Smith, anh chị em có thể chia cho các học viên trong lớp những lời tiên tri mà Mô Rô Ni đã trích dẫn sau đây. Hãy mời học viên đọc các đoạn, tìm kiếm xem đoạn đó liên quan như thế nào đến công việc mà Joseph được kêu gọi thực hiện.

Đọc những câu này để tìm kiếm lý do tại sao những lời tiên tri này sẽ giúp Joseph hiểu thêm về công việc mà ông sẽ thực hiện.

  • Những câu này liên quan như thế nào đến công việc mà Chúa kêu gọi Joseph làm?

  • Làm thế nào mà những lời tiên tri này có thể củng cố lời chứng của các em về sự kêu gọi thiêng liêng của Joseph?

    Trong khi đọc những câu này, học viên có thể nhận thấy rằng Chúa đã kêu gọi Joseph Smith giúp chuẩn bị cho dân Ngài trước Ngày Tái Lâm của Ngài qua Sự Phục Hồi phúc âm, bao gồm sự phục hồi quyền năng gắn bó và các giáo lễ đền thờ, sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên, và sự tuôn tràn các phước lành thuộc linh khác.

  • Công việc mà Thượng Đế thực hiện qua Joseph Smith đã ảnh hưởng như thế nào đến điều các em biết hoặc cảm nhận của các em về Chúa Giê Su Ky Tô? (Xin xem 2 Nê Phi 3:6–8, 11; Giáo Lý và Giao Ước 135:3.)

Tên của Joseph Smith được nhắc tới như điều thiện lẫn điều ác

Hãy thu hút sự chú ý của học viên vào lời tiên tri của Mô Rô Ni về tên của Joseph Smith trong Joseph Smith Lịch Sử—1:33. Thảo luận xem Joseph có thể đã cảm thấy như thế nào về lời tiên tri này và những cách nó đang được ứng nghiệm ngày hôm nay. Giúp học viên nhận thấy rằng sự ứng nghiệm lời tiên tri là bằng chứng về sự kêu gọi của Joseph Smith để làm vị tiên tri của Thượng Đế.

  • Các em nghĩ tại sao có quá nhiều sự chống đối Tiên Tri Joseph Smith?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Tại sao Chúa để cho lời ác đi kèm với lời thiện? Một lý do là việc chứng kiến sự chống đối những sự việc của Thượng Đế khuyến khích người đi tìm lẽ thật phải cầu nguyện để có được câu trả lời. …

Những lời tiêu cực về Tiên Tri Joseph Smith sẽ gia tăng khi chúng ta đến gần Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Những lời nói chỉ đúng nửa sự thật và những lời lừa gạt tinh tế sẽ không giảm bớt. Sẽ có những người trong gia đình và bạn bè cần đến sự giúp đỡ của các anh chị em. (Neil L. Andersen, “Joseph Smith”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 28, 30)

  • Làm thế nào mà việc biết Mô Rô Ni đã tiên tri rằng sẽ có những người chỉ trích nói những điều “ác” về Joseph Smith có thể là điều hữu ích?

  • Chúng ta có thể làm gì để sẵn sàng giúp đỡ những người có thể bị chống đối vì niềm tin của họ nơi Joseph Smith?

Làm ứng nghiệm lời tiên tri để nói tốt về Joseph Smith

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra một lời mời cụ thể cho giới trẻ của Giáo Hội:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Đối với giới trẻ đang lắng nghe hôm nay hoặc đang đọc những lời này trong những ngày tới, tôi xin đưa ra một lời yêu cầu cụ thể: Hãy đạt được một chứng ngôn cá nhân về Tiên Tri Joseph Smith. Hãy để tiếng nói của các em giúp làm ứng nghiệm lời tiên tri của Mô Rô Ni để nói tốt về Vị Tiên Tri. (Neil L. Andersen, “Joseph Smith”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 30)

  • Các em có thể giúp làm ứng nghiệm lời tiên tri của Mô Rô Ni để nói tốt về Joseph Smith bằng những cách thức nào?

Để giúp học viên thấy ví dụ về cách Đấng Cứu Rỗi đã nói tốt về Joseph Smith, anh chị em có thể chia phần tham khảo thánh thư sau đây cho các học viên: Giáo Lý và Giao Ước 1:17; 35:17; 112:15; 136:37–38. Yêu cầu một vài học viên chia sẻ những điều Đấng Cứu Rỗi đã phán về Joseph Smith.

Mời học viên làm điều gì đó trong lớp để giúp làm ứng nghiệm những lời tiên tri của Mô Rô Ni để nói tốt về Joseph Smith. Ví dụ, các em có thể chia sẻ cách Joseph đã giúp mình biết về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc những cách thức khác mà Joseph Smith đã ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của các em. Cũng có thể mời học viên gửi tin nhắn văn bản hoặc qua mạng xã hội cho người nào đó bên ngoài lớp học.

In