Lớp Giáo Lý
Bài Học 14—Giáo Lý và Giao Ước 4: “Phục Vụ giống như Chúa”


“Bài Học 14—Giáo Lý và Giao Ước 4: ‘Phục Vụ giống như Chúa,’” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 4,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 14: Giáo Lý và Giao Ước 3-5

Giáo Lý và Giao Ước 4

Phục Vụ giống như Chúa

Hình Ảnh
Joseph Smith Sr.

Joseph Smith Sr. muốn biết ông có thể phục vụ Thượng Đế và những người khác bằng cách nào. Để đáp ứng mong muốn của cha mình, Tiên Tri Joseph đã tìm kiếm và nhận được điều mặc khải thứ nhất trong số vài điều mặc khải được ban cho những ai mong muốn phụ giúp công việc của Chúa (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 11–12; 14–1625). Bài học này có thể giúp học viên phục vụ Thượng Đế và những người khác theo cách giống như Đấng Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Phục vụ giống như Đấng Cứu Rỗi

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng một sinh hoạt giúp học viên suy ngẫm về thái độ của mình trong việc phục vụ Thượng Đế và những người khác theo cách giống như Đấng Ky Tô. Sinh hoạt sau đây là một ví dụ.

Hãy tưởng tượng người nào đó thực hiện một trong những hành động phục vụ sau đây cho các em:

  • Trò chuyện với các em để xem các em hiện như thế nào

  • Giúp làm một nhiệm vụ mà các em phải làm

  • Cầu nguyện cho các em

Nếu họ phục vụ theo những cách sau đây thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến các em? Tại sao?

  • Hết lòng hay nửa vời

  • Kiên nhẫn hay thiếu kiên nhẫn

  • Được thúc đẩy bởi tình yêu thương dành cho các em hay bởi một điều gì đó khác

Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng Đấng Cứu Rỗi đang phục vụ cho các em. Ngài có thể làm việc đó như thế nào và điều đó có thể có ảnh hưởng gì?

Trong bài học này, các em sẽ nghiên cứu về sự phục vụ và các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà Chúa muốn chúng ta tìm kiếm khi chúng ta phục vụ. Khi các em nghiên cứu, hãy suy ngẫm về mong muốn phục vụ của chính các em và tại sao các em muốn phấn đấu để đạt được những thuộc tính này.

Trả lời câu hỏi của Joseph Smith Sr.

Mặc dù bản thân ông chưa kết giao với bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào, Joseph Smith Sr. đã tin những điều con trai ông chia sẻ về khải tượng thiên thượng và ủng hộ con mình trong việc phiên dịch Sách Mặc Môn. Joseph Sr. muốn phục vụ Thượng Đế nhưng không biết phải làm gì. Vào tháng Hai năm 1829, ông và vợ đến thăm Joseph Jr. ở Harmony, Pennsylvania. Trong chuyến viếng thăm đó, Tiên Tri Joseph đã nhận được Giáo Lý và Giao Ước 4 để trả lời cho câu hỏi của cha mình.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 4:1–4, tìm kiếm điều Chúa đã dạy về (1) cách chúng ta nên phục vụ Ngài và (2) lý do tại sao chúng ta nên phục vụ Ngài. Có thể là hữu ích khi biết rằng trong câu 4, Chúa so sánh lúa mì đã sẵn sàng để thu hoạch với những người sẵn sàng tiếp nhận phúc âm. Lưỡi hái là một công cụ để thu hoạch.

Hãy cân nhắc mời học viên sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh dấu cách thứclý do tại sao chúng ta phục vụ. Ví dụ, các em có thể gạch dưới cách để phục vụ Thượng Đế và khoanh tròn lý do tại sao chúng ta nên phục vụ Ngài. Hoặc các em có thể sử dụng những màu sắc khác nhau. Sau đó, học viên có thể so sánh những điều các em đã đánh dấu với một người bạn cùng cặp hoặc trong một nhóm nhỏ.

  • Các em đã tìm thấy điều gì?

    Hãy cân nhắc tạo hai cột trên bảng có tiêu đề Cách thứcLý do. Anh chị em có thể mời học viên viết những điều các em đã tìm thấy vào cột thích hợp trên bảng. Anh chị em có thể cân nhắc viết các từ tấm lòng, năng lực, tâm trí, và sức mạnh lên bảng và hỏi học viên xem các em nghĩ sẽ như thế nào khi có người nào đó phục vụ với “tất cả” những điều này.

  • Các câu này chứa đựng những phước lành nào dành cho những người phục vụ Thượng Đế với tất cả tấm lòng, năng lực, tâm trí, và sức mạnh?

Sau khi giảng dạy về những phước lành của việc phục vụ Thượng Đế với tất cả tấm lòng, năng lực, tâm trí, và sức mạnh, Chúa liệt kê nhiều thuộc tính có thể giúp chúng ta khi chúng ta phục vụ. Chúa Giê Su Ky Tô sở hữu từng thuộc tính này và mời gọi chúng ta phát triển chúng trong cuộc sống của chính mình. Khi làm như vậy, chúng ta trở nên giống Ngài hơn và có thể phục vụ giống như Ngài.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 4:5–6, tìm kiếm các thuộc tính mà Chúa muốn chúng ta phát triển khi chúng ta phục vụ.

Hãy giải thích rằng các thuộc tính này là cách thức chúng ta phục vụ và có thể được đánh dấu theo cùng cách với cách thức phục vụ Chúa trong các câu 1–4. Học viên có thể thêm các thuộc tính này vào cột tương ứng trên bảng.

  • Các em có thể tóm tắt những lời dạy của tiết này thành một câu như thế nào?

Một nguyên tắc chúng ta có thể học được từ tiết này là khi chúng ta phục vụ với các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô, thì chúng ta sẽ đứng vô tội trước mặt Thượng Đế và mang lại sự cứu rỗi cho linh hồn mình.

Hiểu các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô

Hãy cân nhắc hỏi xem học viên không hiểu các thuộc tính nào. Mời học viên tra cứu các từ then chốt trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, hoặc các bài nói chuyện trong đại hội trung ương. Một cuốn từ điển hoặc việc tra cứu trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm cũng có thể hữu ích.

Mời học viên chia sẻ những thuộc tính nào giống Đấng Ky Tô trong Giáo Lý và Giao Ước 4 mà các em cảm thấy thanh thiếu niên thường cần phải có. Hãy cân nhắc hỏi các thuộc tính nào có thể ít gặp hơn và lý do tại sao. (Anh chị em có thể hỏi thuộc tính nào được đề cập hai lần trong tiết 4 và các em nghĩ lý do là gì.) Học viên có thể chia sẻ cách mà các em đã nhìn thấy những thuộc tính giống như Đấng Ky Tô ở những người bạn học của mình. Điều này có thể làm tăng sự đoàn kết trong lớp và khuyến khích những người khác phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô.

Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để chọn một thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà có ý nghĩa nhất cho các em nghiên cứu. Hãy viết thuộc tính đó lên đầu trang nhật ký học tập của các em. Bên dưới thuộc tính các em đã chọn, hãy viết điều sau đây.

  1. Ví dụ: Hãy suy ngẫm cách mà Đấng Cứu Rỗi đã nêu gương về thuộc tính này trong thời xưa hoặc trong cuộc sống của các em ngày nay. Nếu sử dụng một ví dụ trong thánh thư, hãy cố gắng viết ra một câu chuyện hoặc phần tham khảo cụ thể. (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư có thể lại hữu ích.) Các em cũng có thể viết một ví dụ thời nay về một người nào đó đang phục vụ với thuộc tính này và việc đó tạo ra sự khác biệt ra sao.

  2. Những điều chúng ta có thể làm: Liệt kê một hoặc hai bước các em có thể thực hiện để phát triển thuộc tính này nhiều hơn trong cuộc sống của mình. Để có ý tưởng, hãy đọc lại Giáo Lý và Giao Ước 4:7, xin lời khuyên bằng cách nhắn tin hoặc hỏi người nào đó mà các em cảm thấy có thuộc tính này giống như Đấng Ky Tô.

Hãy mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em. Khi các em chia sẻ, hãy cân nhắc hỏi xem có ai khác chọn cùng một thuộc tính và muốn chia sẻ suy nghĩ của mình không. Đồng thời, hãy chia sẻ suy nghĩ của chính anh chị em. Đây có thể là một cơ hội tuyệt vời để hiểu rõ hơn các thuộc tính khác nhau giống như Đấng Ky Tô và cảm nhận được tầm quan trọng của những thuộc tính đó. Hãy tìm cách để làm nổi bật tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

Phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô

Để kết thúc bài học này, hãy lập một kế hoạch gồm một hoặc hai bước các em có thể thực hiện để phát triển một đức tính giống như Đấng Ky Tô mà các em đã học được ngày hôm nay. Các em có thể bao gồm những cách thức để tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa trong khi phát triển thuộc tính này.

Có thể hữu ích khi mời học viên ghi lại mục tiêu của các em vào nhật ký học tập hoặc Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ. Trong một bài học trong tương lai, hãy yêu cầu học viên báo cáo tình hình của các em. Hãy cân nhắc đặt ra một mục tiêu cá nhân và chia sẻ với học viên cách mà anh chị em đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa.

In