Lớp Giáo Lý
Bài Học 16—Đánh Giá Việc Học Tập của Em 1—Giáo Lý và Giao Ước 1–5; Joseph Smith—Lịch Sử 1


“Bài Học 16—Đánh Giá Việc Học Tập của Em 1—Giáo Lý và Giao Ước 1–5; Joseph Smith—Lịch Sử 1,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 1”, Giáo Lý và Giao Ước dành cho Lớp Giáo Lý

Bài Học 16: Giáo Lý và Giao Ước 3-5

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 1

Giáo Lý và Giao Ước 1–5; Joseph Smith—Lịch Sử 1

Hình Ảnh
em giới trẻ đang nghiên cứu thánh thư

Việc suy ngẫm và đánh giá việc học hỏi về phần thuộc linh của chúng ta có thể giúp chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp học viên ghi nhớ và đánh giá xem những kinh nghiệm của các em khi nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước lẫn Joseph Smith—Lịch Sử đã giúp các em ra sao trong việc phát triển về mặt thuộc linh và đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tại sao chúng ta nên đánh giá?

Để giúp chuẩn bị cho học viên đánh giá sự tiến triển của các em cho đến nay, hãy cân nhắc thực hiện một sinh hoạt như sau. Hãy vẽ hình sau đây lên trên bảng và cân nhắc đưa ra ví dụ về một mục tiêu. Học viên có thể suy ngẫm các mục tiêu thuộc linh, trí tuệ, thể chất hoặc xã hội mà các em đang thực hiện trong chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ.

Trên một trang nhật ký học tập của các em, hãy vẽ một đường ngang. Ở cuối đường ngang bên phải, hãy viết một trong những mục tiêu dài hạn của các em. Một số ví dụ có thể là chơi một môn thể thao hoặc nhạc cụ ở trình độ cao, trở nên đặc biệt giỏi về một kỹ năng, đạt được bằng cấp hoặc giấy chứng nhận, hoặc kết hôn trong đền thờ.

Như được thể hiện trong hình sau đây, hãy vẽ một hình người que phía trên đường thẳng để mô tả xem các em cảm thấy mình đã tiến triển được bao xa khi hướng đến mục tiêu của mình.

Hình Ảnh
hình người que tượng trưng cho sự tiến triển

Ở đầu bên trái của đường ngang, hãy dành một chút thời gian để viết về sự tiến triển mà các em đã đạt được. Các em có thể bao gồm những điều cụ thể đã học hoặc đã làm được để tiến tới mục tiêu của mình.

  • Tại sao việc tạm dừng và đánh giá những điều chúng ta đã học được và chúng ta đã tiến triển ra sao lại hữu ích?

Hãy cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ những điều các em đã học hoặc đã làm để tiến tới mục tiêu của mình. Điều này sẽ không chỉ chuẩn bị cho học viên học hỏi thêm trong bài học này mà còn có thể giúp học viên hiểu nhau hơn và xây dựng sự đoàn kết trong lớp học.

Một trong những mục đích của lớp giáo lý là giúp các em đến gần Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô hơn, và trở nên giống như Ngài hơn.

  • Tại sao việc dừng lại và đánh giá những nỗ lực của chúng ta để đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và trở nên giống Ngài hơn cũng quan trọng giống như vậy?

Các em đang học những gì? Các em đang tiến triển như thế nào?

Hãy giải thích rằng trong suốt năm học này, cứ sau bốn đến sáu tuần sẽ có một bài học như thế này, trong đó học viên có thể dừng lại để đánh giá những điều các em đang học và các em đang đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn ra sao.

Nếu hữu ích, hãy cân nhắc mời học viên liệt kê một số câu chuyện và đề tài mà các em đã học được cho đến nay. Có thể hữu ích cho các em để thực hiện những việc sau đây:

Dành một vài phút để viết vào nhật ký học tập về sự tiến triển mà các em đang đạt được để đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn khi các em nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước trong năm nay. Điều này có thể bao gồm giáo lý và những lẽ thật các em đang học, chứng ngôn của các em về Chúa Giê Su Ky Tô đang gia tăng thế nào, những thói quen mới mà các em đang hình thành và cách các em đang cố gắng thay đổi.

Sau khi cảm thấy đã dành đủ thời gian, hãy mời một vài học viên chia sẻ suy nghĩ của các em nếu những suy nghĩ đó không quá cá nhân. Việc này có thể thực hiện trong các nhóm nhỏ hoặc chung với cả lớp. Ngoài ra, học viên cũng có thể nghĩ ra một từ hoặc cụm từ để tóm tắt xem các em đang học hoặc phát triển ra sao và viết nó lên trên bảng (ví dụ: “chứng ngôn mạnh mẽ hơn”, “học hỏi về Ngài thông qua thánh thư” hoặc “cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi”). Sau đó, anh chị em có thể chỉ vào các từ then chốt trên bảng và hỏi liệu em học viên mà đã viết từ đó có sẵn sàng chia sẻ lý do em ấy liệt kê nó hay không. Khi anh chị em lắng nghe, hãy tìm cách chúc mừng những nỗ lực của học viên, khuyến khích các em tiếp tục, và làm chứng về sự giúp đỡ và những phước lành của Chúa.

Đánh giá việc học tập thánh thư

Hãy trưng ra một hình ảnh về Joseph Smith như sau và thảo luận với các học viên về tác động của việc nghiên cứu thánh thư nói về ông với tư cách là một vị tiên tri của Thượng Đế.

Hình Ảnh
thiếu niên Joseph Smith đang đọc Kinh Thánh
  • Việc học tập thánh thư đã giúp Tiên Tri Joseph Smith như thế nào?

Hãy suy ngẫm về mục tiêu học tập thánh thư của chính các em. Nỗ lực của các em ảnh hưởng đến các em như thế nào?

Hãy cung cấp cho mỗi học viên hai tờ giấy nhỏ. Học viên có thể ghi lại câu trả lời của mình cho câu hỏi đầu tiên vào một tờ giấy, sau đó ghi lại câu trả lời cho câu hỏi thứ hai vào tờ giấy còn lại.

  • Các em cảm thấy mình đã thành công trong việc học tập thánh thư về phương diện nào?

  • Các em đang gặp khó khăn gì với việc học tập thánh thư của mình?

Hãy yêu cầu học viên xếp những tờ giấy ghi những thành công của các em thành một chồng và những tờ giấy ghi khó khăn thành một chồng khác. Xáo trộn riêng biệt hai chồng giấy và chia sẻ với cả lớp. Khi anh chị em đọc những thành công của học viên, hãy khen ngợi và khuyến khích các em. Hãy cân nhắc hỏi “Có ai khác đã thành công khi làm điều tương tự không?” và “Việc học tập thánh thư của các em đã giúp các em đến gần hơn với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?” Khi anh chị em đọc những khó khăn mà các học viên đang có khi học tập thánh thư, có thể là có hiệu quả khi mời cả lớp tra cứu thánh thư, tìm kiếm trong những lời phát biểu từ các vị tiên tri hoặc lãnh đạo Giáo Hội, hoặc nghĩ về những kinh nghiệm cá nhân mà có thể giúp ích.

Đánh giá cảm nhận của học viên về Tiên Tri Joseph Smith

Tạo cơ hội như sau để học viên đánh giá cảm nhận của các em về Tiên Tri Joseph Smith.

Hãy viết càng nhiều càng tốt những điều mà các em nghĩ là đã học được về Tiên Tri Joseph Smith trong vài tuần qua trong lớp giáo lý.

Học viên có thể viết những điều các em đã học được trên bảng xung quanh bức hình Joseph Smith. Ngoài ra, học viên có thể thực hiện sinh hoạt này trong các nhóm nhỏ.

Hãy gạch dưới hoặc khoanh tròn bất cứ điều gì trong bản liệt kê của các em mà cũng đề cập đến cách ông đã giúp các em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Nếu các học viên không nêu ra, thì hãy nhớ bao gồm chi tiết Joseph Smith đã thấy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong Khải Tượng Thứ Nhất, đã phiên dịch Sách Mặc Môn nhờ quyền năng của Thượng Đế, và nhận được những điều mặc khải từ Chúa được đưa vào Giáo Lý và Giao Ước. Cũng hãy bao gồm chi tiết Chúa đã phục hồi chức tư tế, Giáo Hội, và các giao ước và giáo lễ qua Joseph Smith.

Mời học viên đánh giá mức độ tin tưởng của các em vào các mục đã liệt kê theo thang điểm từ 1 đến 5 (1=không tin và 5=hoàn toàn tin). Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm giúp gia tăng niềm tin của các em rằng Thượng Đế đã kêu gọi Joseph Smith trở thành một vị tiên tri để giúp chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Một số học viên vẫn có thể gặp khó khăn với chứng ngôn của các em rằng Joseph Smith là một vị tiên tri. Hãy đặt ra câu hỏi sau đây và việc cho phép học viên đưa ra nhiều ý kiến có thể giúp ích cho những học viên này.

  • Nếu một người nào đó gặp khó khăn để tin rằng Chúa đã kêu gọi Joseph Smith làm một vị tiên tri, thì các em có thể đề nghị người đó làm gì để củng cố niềm tin của họ?

In