Lớp Giáo Lý
Bài Học 31: Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 1: Chúa Giê Su Ky Tô Vâng Phục theo Ý Muốn của Cha Thiên Thượng


“Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 1: Chúa Giê Su Ky Tô Vâng Phục theo Ý Muốn của Cha Thiên Thượng”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 31: Giáo Lý và Giao Ước 19

Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 1

Chúa Giê Su Ky Tô Vâng Phục theo Ý Muốn của Cha Thiên Thượng

Trong một lời cầu xin sự an ủi và hướng dẫn, Martin Harris đã xin Tiên Tri Joseph Smith một sự mặc khải từ Chúa. Trong Giáo Lý và Giao Ước 19, Đấng Cứu Rỗi đã kể lại cách Ngài đã chọn vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng và đạt được quyền năng để vượt qua tất cả mọi điều. Martin được hứa ban cho sự bình an nếu ông hối cải và vâng phục theo những điều Chúa yêu cầu ông làm. Bài học này có thể giúp học viên gia tăng ước muốn noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô trong việc vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô đang cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tấm gương của Đấng Cứu Rỗi

Hãy viết cụm từ còn thiếu ý ____ được nên, chớ không theo ý _____ trên bảng và yêu cầu học viên điền vào những điều Đấng Cứu Rỗi đã thưa cùng Cha Ngài (xin xem Lu Ca 22:42). Hãy mời một học viên chia sẻ về hoàn cảnh khi Chúa Giê Su nói câu này.

  • Em nghĩ việc dâng ý muốn của chúng ta lên Thượng Đế có nghĩa là gì?

  • Một số hy sinh khó khăn nào mà thanh thiếu niên có thể được yêu cầu thực hiện để vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

Hãy cân nhắc liệt kê lên trên bảng những câu trả lời của học viên cho câu hỏi trước đó. (Lưu ý: Việc giữ một bản sao của bản liệt kê này có thể là hữu ích khi giảng dạy bài học về “Giáo Lý và Giao Ước 19:25–41”. Trong bài học đó, học viên sẽ được mời noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.)

Để gia tăng mức độ phù hợp với cá nhân, hãy mời học viên suy ngẫm về một thời điểm mà các em cảm thấy miễn cưỡng để tuân theo một cam kết với Chúa hoặc làm những điều các em biết là đúng. Hãy khuyến khích các em ghi nhớ những tình huống này khi học hỏi về tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc vâng phục theo ý muốn của Thượng Đế.

Sự tuân phục của Đấng Cứu Rỗi đối với Đức Chúa Cha của Ngài

Mong muốn hộ trợ Tiên Tri Joseph Smith và xuất bản Sách Mặc Môn, Martin Harris hứa sẽ giúp trả tiền cho việc in ấn. Sau đó, khi ông nhận ra rằng việc này có thể đòi hỏi ông phải bán trang trại của mình, thì ông đã xin Joseph một sự mặc khải để được hướng dẫn từ Chúa. Trong sự mặc khải này, mà bây giờ được biết đến là Giáo Lý và Giao Ước 19, Đấng Cứu Rỗi đã dạy những lẽ thật quan trọng về sự hy sinh chuộc tội của Ngài. Những lẽ thật này đã giúp Martin hiểu được tầm quan trọng của việc vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng ngay cả khi điều đó là khó khăn.

Học viên có thể đọc các câu sau đây một mình hoặc với một người bạn cùng cặp.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:1–5, 15–19, 23–24. Cân nhắc đánh dấu những từ và cụm từ có ý nghĩa mà dạy cho em về Chúa Giê Su Ky Tô và thiên tính của Ngài.

  • Em đã tìm thấy những lẽ thật nào trong các câu này?

    Hãy mời học viên chia sẻ những lẽ thật các em đã tìm thấy. Một cách để thực hiện điều này là cung cấp cho mỗi học viên một mảnh giấy nhỏ. Sau đó, học viên có thể viết lẽ thật mà các em tìm thấy trên mảnh giấy của mình và trưng ra lẽ thật đó lên trên bảng. Để khuyến khích một cuộc thảo luận trong lớp, hãy chọn một số mảnh giấy trên bảng và mời các học viên mà đã viết các mảnh giấy đó chia sẻ lý do tại sao lẽ thật này về Chúa Giê Su Ky Tô là điều quan trọng cần hiểu. (Lưu ý: Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 là trọng tâm của bài học tiếp theo. Anh chị em có thể muốn dành riêng các cuộc thảo luận chuyên sâu về sự hối cải và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi cho bài học đó.)

    Nếu học viên không đề cập đến, thì hãy chỉ ra lẽ thật sau đây: Chúa Giê Su Ky Tô khiêm nhường vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng (các câu 2, 1924). Anh chị em có thể khuyến khích học viên đánh dấu những từ ngữ trong các câu thánh thư này mà phản ánh lẽ thật này.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã vâng phục theo ý muốn của Đức Chúa Cha có nghĩa là gì?

  • Em nghĩ những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy về chính Ngài có thể đã giúp Martin như thế nào trong hoàn cảnh của ông ấy? Việc đó có thể giúp ích cho chúng ta như thế nào khi chúng ta được yêu cầu thực hiện những hy sinh khó khăn?

Tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô: Sinh hoạt sau đây giúp học viên tập trung học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô. Để luyện tập thêm về cách làm điều này, hãy xem phần huấn luyện “Giúp người học có chủ ý để cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn” trong Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi. Phần huấn luyện này sẽ giúp anh chị em tập chia sẻ với học viên về việc các em đang trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào và khuyến khích các em trong những nỗ lực liên tục của mình.

Để giúp học viên cảm nhận được ước muốn sâu xa và kiên định của Đấng Cứu Rỗi để vâng phục theo Cha của Ngài, thì hãy cân nhắc chia lớp thành ba nhóm. Hãy chỉ định một trong các đề tài sau đây cho mỗi nhóm, và yêu cầu các em đọc các câu thánh thư đã được liệt kê. Sau khi đọc các câu đó, các nhóm có thể thảo luận những điều các em đã học được về mối quan hệ của Đấng Cứu Rỗi với Cha của Ngài.

Cuộc sống tiền dương thế: Môi Se 4:1–2; 3 Nê Phi 1:13–14

Giáo vụ trần thế: Giăng 6:38; 8:28–29; Mô Si A 15:7–8

Cuộc sống sau khi chết: 3 Nê Phi 11:10–11

Hãy cân nhắc mời học viên thành lập các nhóm mới với các bạn cùng lớp mà đã nghiên cứu các câu thuộc hai đề tài khác. Trong các nhóm mới của mình, học viên có thể lần lượt chia sẻ những điều các em đã thảo luận trong các nhóm trước đó.

Chọn để tuân phục

Anh chị em có thể trưng ra lời phát biểu sau đây và mời học viên thảo luận về hai câu hỏi bên dưới với một người bạn cùng cặp.

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Neal A. Maxwell

Ý muốn của chúng ta mới thật sự là điều duy nhất của cá nhân chúng ta mà phải được đặt lên bàn thờ của Thượng Đế. Những thứ khác chúng ta “dâng lên” … thật sự là những gì Ngài đã ban cho hoặc cho chúng ta mượn. Tuy nhiên, khi các anh chị em và tôi cuối cùng cũng chịu vâng phục, bằng cách để cho ý muốn cá nhân của mình lọt vào trong ý muốn của Thượng Đế, thì chúng ta đang thật sự dâng lên Ngài một thứ gì đó! Đó là điều duy nhất mà thật sự thuộc về chúng ta để dâng hiến! (Neal A. Maxwell, “Swallowed Up in the Will of the Father”, Ensign, tháng Mười Một năm 1995, trang 24)

  • Em nghĩ việc một người dâng lên Chúa ý muốn của mình như Anh Cả Maxwell đã dạy khác với việc chỉ vâng lời như thế nào?

  • Có khi nào em nhìn thấy một người nào đó noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để dâng ý muốn của họ cho Thượng Đế ngay cả khi điều đó thật khó khăn?

Để kết thúc bài học, anh chị em có thể trưng ra lời phát biểu sau đây lên trên bảng. Hãy mời học viên lên bảng và gạch dưới các cụm từ cụ thể mà các em đã thấy được ứng nghiệm trong cuộc sống của mình khi các em tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế. Anh chị em cũng có thể muốn làm chứng về việc mình đã được ban phước như thế nào qua việc noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc vâng phục theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã làm chứng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Ezra Taft Benson

Những người nam và người nữ dâng hiến cuộc đời của mình lên Thượng Đế đều sẽ khám phá ra rằng Ngài có thể làm cho họ cải thiện chất lượng cuộc sống hơn là họ có thể tự làm. Ngài sẽ gia tăng niềm vui của họ, mở mang tầm nhìn của họ, soi sáng tâm trí họ, … nâng cao tinh thần họ, tăng gấp bội các phước lành của họ, gia tăng các cơ hội của họ, an ủi tâm hồn họ, mang bạn bè đến và trút xuống sự bình an. Những người phó mạng sống mình để phục vụ Thượng Đế sẽ tìm được cuộc sống vĩnh cửu. (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 42–43)

In