Lớp Giáo Lý
Bài Học 32: Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 2: “Ta, [Chúa Giê Su Ky Tô], Đã Chịu Những Nỗi Đau Khổ Ấy Cho Mọi Người”


“Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 2: ‘Ta, [Chúa Giê Su Ky Tô], Đã Chịu Những Nỗi Đau Khổ Ấy Cho Mọi Người’”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 2”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 32: Giáo Lý và Giao Ước 19

Giáo Lý và Giao Ước 19:1–24, Phần 2

“Ta, [Chúa Giê Su Ky Tô], Đã Chịu Những Nỗi Đau Khổ Ấy Cho Mọi Người”

Chúa đã dạy những lẽ thật đầy quyền năng về Sự Chuộc Tội của Ngài cho Martin Harris trong Giáo Lý và Giao Ước 19. Sự hối cải những tội lỗi của chúng ta có thể được thực hiện qua Chúa Giê Su Ky Tô. Nhờ vào Ngài và Sự Chuộc Tội đầy thương xót và yêu thương của Ngài, chúng ta có thể được thanh tẩy qua sự hối cải của mình. Bài học này có thể giúp học viên biết ơn sâu sắc hơn ân tứ về sự hối cải của Đấng Cứu Rỗi, mà có thể có được qua sự hy sinh chuộc tội vĩ đại của Ngài.

Hình Ảnh
bàn tay mang sẹo của Đấng Cứu Rỗi

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Lẽ thật hay truyền thuyết (lầm tưởng)?

Để bắt đầu bài học, hãy giúp học viên đánh giá những điều các em biết hoặc tin về sự hối cải. Một cách có thể để thực hiện điều này là mời các em đánh giá những câu sau đây. Anh chị em có thể in riêng từng câu và trưng ra những câu đó lên trên bảng. Sau đó, học viên có thể chia những câu này thành các nhóm Lẽ Thật hoặc Truyền Thuyết. Một lựa chọn khác là tạo một cuộc thăm dò trực tuyến ẩn danh và mời học viên trả lời.

Những câu sau đây có phải là lẽ thật hay là truyền thuyết?

  • Mục đích chính của sự hối cải là để trừng phạt những người có tội.

  • Những người không hối cải sẽ không xứng đáng để trở về sống với Thượng Đế.

  • Mặc dù có thể khó khăn, nhưng sự hối cải là đáng làm.

  • Sự hối cải là một ân tứ từ Thượng Đế.

  • Cha Thiên Thượng không thể thực sự yêu thương tôi cho đến khi tôi hối cải.

  • Sự hối cải là một quá trình không đau đớn.

Các câu hỏi sau đây có thể giúp hướng dẫn một cuộc thảo luận về câu trả lời của học viên.

Lưu ý: Đừng dành quá nhiều thời gian để thảo luận; học viên sẽ so sánh những câu này với những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi ở phần sau trong bài học.

  • Điều gì làm cho những câu này là lẽ thật hoặc truyền thuyết?

  • Tại sao một số người có thể tin rằng một trong những truyền thuyết này là thật?

Hãy mời học viên ghi lại ngắn gọn vào nhật ký ghi chép việc học tập những cảm nghĩ của chính các em về sự hối cải. Anh chị em có thể yêu cầu học viên ghi vào suy nghĩ của các em về những lẽ thật và truyền thuyết mà các em đã thảo luận.

Trong Giáo Lý và Giao Ước 19, Chúa đã đáp lại những lo lắng của Martin Harris về khả năng mất nông trại của mình để trả tiền cho việc in Sách Mặc Môn. Chúa đã dạy Martin về sự hối cải và về sự hy sinh chuộc tội vĩ đại của Ngài. Trong lúc học tập hôm nay, em có thể muốn ghi lại vào nhật ký ghi chép việc học tập những lẽ thật em học được về Đấng Cứu Rỗi và phước lành của sự hối cải mà Ngài ban cho chúng ta.

Nỗi đau đớn của Ngài xoa dịu nỗi đau đớn của chúng ta

Đối với sinh hoạt học tập sau đây, học viên có thể học theo nhóm nhỏ. Hãy khuyến khích học viên có thái độ tôn kính khi các em học những câu này.

Học viên có thể thích thú để biết rằng trong thánh thư, chỉ duy nhất Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 ghi lại lời mô tả của Đấng Cứu Rỗi về nỗi đau đớn của Ngài.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:15–20 và tìm kiếm xem Đấng Cứu Rỗi muốn em học điều gì về Ngài và về sự hối cải. Em có thể muốn cầu nguyện và mời Đức Thánh Linh để giúp em hiểu những điều Chúa muốn em biết và cảm nhận từ những câu này.

Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

Khi học viên chia sẻ những điều các em đang học, Đức Thánh Linh có thể củng cố chứng ngôn của các em về những lẽ thật đó. Một cách để cung cấp cơ hội này là phát cho mỗi nhóm một nửa tờ giấy. Hãy mời các nhóm viết lên tờ giấy một lẽ thật có ý nghĩa mà các em đã học được về sự hối cải hoặc về Đấng Cứu Rỗi từ việc học tập của các em. Mời một học viên đại diện từ mỗi nhóm đứng lên, đọc to lẽ thật của nhóm, sau đó trưng ra lẽ thật đó lên trên bảng.

Hãy mời các nhóm so sánh những điều mà cả lớp đã học được từ các câu thánh thư đó với những lẽ thật và truyền thuyết đã nói đến khi bắt đầu bài học. Các em có thể thảo luận những câu hỏi như sau:

  • Làm thế nào mà những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta dễ dàng nhận ra những lẽ thật và truyền thuyết về sự hối cải?

  • Em có thể sửa lại cho đúng những truyền thuyết này như thế nào để phản ánh những lẽ thật về sự hối cải?

    Hãy nhấn mạnh những lẽ thật sau đây: Chúa Giê Su Ky Tô sẵn sàng gánh chịu Sự Chuộc Tội của Ngài cho tất cả mọi người (các câu 16, 19). Nếu chúng ta chọn không hối cải, thì chúng ta sẽ chịu hình phạt cho những tội lỗi của mình (câu 17).

    Để giúp học viên cảm thấy tầm quan trọng của những lẽ thật này, hãy cân nhắc thảo luận những câu hỏi như sau:

  • Những lời của chính Đấng Cứu Rỗi về Sự Chuộc Tội của Ngài ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về Ngài? Tại sao?

  • Lệnh truyền phải hối cải của Chúa cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta như thế nào?

  • Việc hiểu được tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta có thể làm gia tăng mong muốn hối cải của chúng ta về những phương diện nào?

Ân tứ hối cải của Đấng Cứu Rỗi

Hãy cho học viên một cơ hội xem xét cảm nghĩ của các em về Đấng Cứu Rỗi. Sau đây là ba cách thức khác nhau để anh chị em có thể thực hiện điều này. Anh chị em có thể chia sẻ một video, mời học viên nghiên cứu những lời phát biểu từ các vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc hát một bài thánh ca cùng với cả lớp. Anh chị em có thể sử dụng một hoặc nhiều cách trong số này tùy thuộc vào nhu cầu của học viên và những sự thúc giục của Đức Thánh Linh.

Video

Anh chị em có thể muốn cho học viên xem video “For God So Loved the World” (4:48), bắt đầu từ phút 1:56. Video này có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org và có thể giúp học viên hình dung những điều Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng chịu đựng để ban cho chúng ta cơ hội hối cải. Nếu anh chị em chọn cho học viên xem video đó, thì hãy cân nhắc mời học viên bày tỏ cảm nghĩ của các em về Đấng Cứu Rỗi và ân tứ hối cải sau đó.

Lời Phát Biểu từ Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

Cân nhắc chia đôi hai lời phát biểu trong tài liệu phát tay đi kèm và đưa cho mỗi học viên một trong hai lời phát biểu. Hãy mời các em nghiên cứu và viết lên mặt sau lý do tại sao đó là điều quan trọng cho một thanh thiếu niên hiểu. Sau đó, mời các em trao đổi giấy với một học viên có lời phát biểu khác và đọc cả lời phát biểu lẫn những điều học viên kia đã viết.

Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Hối Cải của Chúng Ta

Anh Cả Lynn G. Robbins thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã quan sát:

Hình Ảnh
Anh Cả Lynn G. Robbins

Không một ai muốn chúng ta được thành công hơn Đấng Cứu Rỗi. …

… Sự hối cải không phải là kế hoạch dự phòng của Ngài trong trường hợp chúng ta có thể thất bại. Sự hối cải kế hoạch của Ngài vì biết rằng chúng ta sẽ mắc phải lỗi lầm. (Lynn G. Robbins, “Đến Bảy Mươi Lần Bảy”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 22)

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã làm chứng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương tột bậc của chúng ta, “là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá” [Hê Bơ Rơ 12:2]. Hãy suy nghĩ về điều đó! Để chịu đựng được kinh nghiệm cay nghiệt nhất mà chưa người nào trên thế gian từng phải chịu đựng như vậy, Đấng Cứu Rỗi đã tập trung vào niềm vui!

Và sự vui mừng đã đặt trước mặt Ngài là gì? Chắc chắn sự vui mừng đó gồm có niềm vui thanh tẩy, chữa lành, và củng cố chúng ta; niềm vui của việc chuộc trả tội lỗi của tất cả những người sẽ hối cải; niềm vui mà làm cho anh chị em và tôi có thể trở về nhà—trong sạch và xứng đáng—để sống với Cha Mẹ Thiên Thượng và gia đình của mình. (Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 83)

Các bài thánh ca về Đấng Cứu Rỗi

Nếu sử dụng tùy chọn này, thì anh chị em có thể cho phép học viên chia sẻ các cụm từ về Đấng Cứu Rỗi từ các bài thánh ca khác nhau dạy về ân tứ hối cải của Ngài. Tùy thuộc vào những nhu cầu và khả năng của học viên, anh chị em có thể chọn hát một vài bài thánh ca cùng với cả lớp. Anh chị em có thể đề nghị học viên liên kết các bài thánh ca này với Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 trong thánh thư của các em.

Suy ngẫm cá nhân

Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm về những điều các em đã học và cảm nhận được. Mời các em ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng thuộc linh của mình vào nhật ký ghi chép việc học tập. Anh chị em có thể mời học viên suy ngẫm cách các em có thể mời phước lành của Đấng Cứu Rỗi về sự hối cải vào cuộc sống của mình một cách trọn vẹn hơn.

Hãy nhạy bén với những sự thúc giục của Thánh Linh. Anh chị em có thể muốn mời học viên chia sẻ với nhau chứng ngôn của các em.

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong suốt bài học này và ôn lại trong các bài học tới. Cụm từ thánh thư then chốt là “Ta, [Chúa Giê Su Ky Tô], đã chịu những nỗi đau khổ ấy cho mọi người”. Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Các Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”.

In