Lớp Giáo Lý
Bài Học 64—Giáo Lý và Giao Ước 49: Hôn Nhân giữa một Người Nam và Người Nữ Là Do Thượng Đế Quy Định


“Bài Học 64—Giáo Lý và Giao Ước 49: Hôn Nhân giữa một Người Nam và một Người Nữ Là do Thượng Đế Quy Định”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 49”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 64: Giáo Lý và Giao Ước 49–50

Giáo Lý và Giao Ước 49

Hôn Nhân giữa một Người Nam và một Người Nữ Là do Thượng Đế Quy Định

đôi vợ chồng mới cưới đang ngắm nhìn đền thờ

Nhiều ý tưởng và truyền thống sai lạc tồn tại khi Sự Phục Hồi bắt đầu diễn ra. Đấng Cứu Rỗi đã nhân từ chấn chỉnh những ý tưởng sai lạc và làm rõ những điểm giáo lý thiết yếu cho sự cứu rỗi của chúng ta, chẳng hạn như về hôn nhân và gia đình. Bài học này nhằm giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Mục đích của trần thế

trần thế

Để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc trưng ra những hình ảnh mà truyền đạt những điều anh chị em yêu thích về thế gian này. Sau đó, hãy đặt ra những câu hỏi như sau cho học viên:

  • Em yêu thích điều gì về thế gian này?

  • Ai đã tạo ra thế gian? (xin xem Môi Se 1:33; Áp Ra Ham 3:22–24).

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã sáng tạo thế gian vì một số lý do nào?

Học viên có thể sẽ có một số câu trả lời khác nhau cho câu hỏi cuối cùng. Hãy ghi nhận và cảm ơn các em vì câu trả lời của các em. Nếu học viên không nói về hôn nhân hoặc gia đình, thì hãy đề cập đến việc Chủ Tịch Russell M. Nelson đã cung cấp thêm một lý do khác cho sự sáng tạo thế gian. Hãy chia sẻ lời phát biểu sau đây. Sau khi đọc lời phát biểu, hãy cân nhắc yêu cầu học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em về lời phát biểu đó. Hãy khuyến khích các em tìm kiếm bằng chứng ủng hộ lời phát biểu này trong suốt bài học.

Chủ Tịch Russell M. Nelson

Tóm tắt một cách đơn giản thì thế gian được tạo ra để dành cho các gia đình. (Russell M. Nelson, “The Creation”, Ensign, tháng Năm năm 2000, trang 85)

“Hôn nhân đã được Thượng Đế quy định”

Bài học này sẽ tập trung vào Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17 và giáo lý về hôn nhân và gia đình. Nếu học viên có thể có được lợi ích từ việc thảo luận các đề tài khác trong phần này, thì hãy cân nhắc sử dụng “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” của bài học này.

Ngay sau khi các Thánh Hữu bắt đầu định cư ở Kirtland, Ohio, một người mới được cải đạo tên là Leman Copley muốn những người truyền giáo thuyết giảng phúc âm cho các thành viên thuộc giáo phái Shaker trước kia của ông. Giáo phái Shaker tin rằng Ngày Tái Lâm đã xảy ra và Đấng Ky Tô đã hiện đến trong hình hài một người đàn bà tên là Ann Lee. Họ bác bỏ hôn nhân và một số người theo giáo phái Shaker cấm ăn thịt. Tiên Tri Joseph Smith đã cầu xin Chúa làm sáng tỏ những điều này và tiếp nhận Giáo Lý và Giao Ước 49. Chúa đã chỉ thị cho Sidney Rigdon, Parley P. Pratt và Leman Copley mang điều mặc khải này đến cho những người theo giáo phái Shaker và thuyết giảng lẽ thật cho họ.

biểu tượng thông thạo giáo lý Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17, tìm kiếm những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô về hôn nhân và gia đình.

  • Em có câu hỏi nào về những câu thánh thư này?

  • Chúng ta có thể tóm lược những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi từ các câu thánh thư này như thế nào?

    Hãy cân nhắc cho học viên một vài phút để suy nghĩ về những câu tóm tắt. Rồi hãy mời một vài em liệt kê các câu của các em lên trên bảng. Để học viên thành công, anh chị em có thể cần phải giúp làm sáng tỏ một số cụm từ trong các câu này. Hãy giúp các em nhận ra những lẽ thật như hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đã được Thượng Đế quy địnhnhững người vợ và những người chồng được truyền lệnh phải hiệp làm một và có con cái.

  • Tại sao những lẽ thật này lại quan trọng cho giáo phái Shaker và những người khác trong thời kỳ của Joseph Smith để hiểu?

    Anh chị em có thể muốn chỉ ra rằng người theo giáo phái Shaker tin vào đời sống độc thân hoàn toàn, tức là kiêng quan hệ hôn nhân và tình dục. Sau đó, anh chị em có thể thảo luận về những niềm tin phổ biến trong thời kỳ của chúng ta khiến mọi người từ chối kết hôn. Anh chị em có thể sử dụng một hoặc cả hai câu hỏi sau đây.

  • Một số niềm tin nào của thế gian khiến mọi người từ chối kết hôn trong thời đại của chúng ta?

  • Em đã thấy bằng chứng nào về việc Sa Tan cố gắng thay đổi hoặc phá hủy tính thiêng liêng của hôn nhân và gia đình trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

biểu tượng tài liệu phát tayTài liệu phát tay sau đây có thể giúp học viên hiểu rõ hơn những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về hôn nhân và gia đình. Anh chị em có thể muốn mời học viên tìm kiếm một lời chứng thuộc linh về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong khi các em học. Anh chị em có thể chia lớp thành hai nhóm và chỉ định mỗi nhóm tự nghiên cứu một phần của tài liệu phát tay. Sau khi đã cho cả lớp đủ thời gian, hãy ghép mỗi học viên với một người nào đó trong nhóm còn lại. Mời các em chia sẻ những điều đã học được với nhau và nói về các câu hỏi thảo luận.

Hôn Nhân và Gia Đình Được Thượng Đế Quy Định

Hôn Nhân giữa một người nam và một người nữ

Nghiên cứu:

Hãy đọc Mác 10:6–9; 1 Cô Rinh Tô 11:11; và lời phát biểu sau đây của Chị Bonnie L. Oscarson, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ. Tìm kiếm những lời giảng dạy về hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.

Chủ Tịch Bonnie L. Oscarson

Chúng ta được dạy trong thánh thư, “Song trong Chúa thì chẳng phải đờn bà ngoại đờn ông, cũng chẳng phải đờn ông ngoại đờn bà” [1 Cô Rinh Tô 11:11]. Đối với bất cứ người nào muốn đạt được trọn vẹn các phước lành của chức tư tế, thì phải có một người chồng và một người vợ được làm lễ gắn bó trong nhà của Chúa, cùng nhau cố gắng trong sự ngay chính và luôn trung thành với các giao ước của mình. Đây là kế hoạch của Chúa dành cho con cái của Ngài, và không có cuộc thảo luận hay lời chỉ trích nào sẽ thay đổi điều Chúa đã phán. … Chúng ta hãy làm những người bênh vực cho hôn nhân như Chúa đã quy định trong khi tiếp tục cho thấy tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với những người có quan điểm khác biệt. (Bonnie L. Oscarson, “Những Người Bênh Vực cho Bản Tuyên Ngôn về Gia Đình”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 15)

Thảo luận:

  • Làm thế nào mà hôn nhân giữa một người nữ và một người nam giúp làm tròn “kế hoạch của Đấng Sáng Tạo dành cho số mệnh vĩnh cửu của con cái Ngài”? (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org).

  • Chúng ta có thể bày tỏ lòng trắc ẩn như thế nào đối với những người có những quan điểm khác trong khi vẫn bảo vệ giáo lý của Đấng Cứu Rỗi về hôn nhân giữa một người nam và một người nữ?

“Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, làm cho đầy dẫy trên đất”

Nghiên cứu:

Đọc Sáng Thế Ký 1:27–28; Thi Thiên 127:3; Mác 10:13–14; và lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Hãy tìm kiếm những lời giảng dạy của Chúa về việc có con cái.

Anh Cả Neil L. Andersen

Khi nhìn vào mắt của một đứa trẻ, chúng ta thấy đó cũng là một đứa con trai hay con gái của Thượng Đế, là người cùng sống với chúng ta trong cuộc sống tiền dương thế.

Thật là một đặc ân [tột bậc] đối với một cặp vợ chồng để có thể sinh con cái nhằm cung ứng thể xác hữu diệt cho các con cái linh hồn này của Thượng Đế. Chúng ta tin vào gia đình và tin vào con cái.

Khi một đứa con được một cặp vợ chồng sinh ra, thì họ đã làm tròn phần vụ trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng để mang con cái đến thế gian. Chúa phán: “Đây là công việc của ta và sự vinh quang của ta—là để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người” [Môi Se 1:39]. Trước khi có sự bất diệt, phải có sự hữu diệt. (Neil L. Andersen, “Con Cái”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 28)

Thảo luận:

  • Làm thế nào mà việc nhìn nhận con cái và gia đình với một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp một cặp vợ chồng ưu tiên cho một số quyết định của họ?

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi liên quan đến cách chúng ta đối xử và tương tác với trẻ em?

Hãy cân nhắc cho học viên thời gian để giải thích vai trò của hôn nhân và gia đình trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Các em có thể chọn một trong những niềm tin của thế gian về hôn nhân mà đã được thảo luận trước đó và sử dụng giáo lý của Đấng Cứu Rỗi được giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17 để sửa đổi niềm tin đó.

Anh chị em có thể muốn chia sẻ chứng ngôn của mình về giáo lý của Đấng Cứu Rỗi liên quan đến hôn nhân và gia đình đã ban phước cho cuộc sống của anh chị em như thế nào. Học viên cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm và chứng ngôn.

Hãy cân nhắc mời học viên ghi lại những ấn tượng mà các em đã có về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.