Lớp Giáo Lý
Bài Học 66—Giáo Lý và Giao Ước 50, Phần 2: Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh


“Bài Học 66—Giáo Lý và Giao Ước 50, Phần 2: Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 50, Phần 2,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 66: Giáo Lý và Giao Ước 49–50

Giáo Lý và Giao Ước 50, Phần 2

Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh

Trong Giáo Lý và Giao Ước 50, Đấng Cứu Rỗi đã dạy rằng các Thánh Hữu phải giảng dạy và học phúc âm bằng Thánh Linh của Lẽ Thật. Là Đấng Thầy Tinh Thông, Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương toàn hảo về việc giảng dạy bằng Thánh Linh. Tất cả các tín hữu của Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi sẽ có cơ hội giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh trong suốt cuộc đời của họ. Bài học này có thể cung cấp cho học viên cơ hội tập giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh của Lẽ Thật.

Hình Ảnh
học tập trên lớp

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Chúa Giê Su là giảng viên phúc âm toàn hảo

Để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc giúp học viên suy nghĩ xem Đấng Cứu Rỗi là một giảng viên như thế nào. Một cách để anh chị em có thể thực hiện điều này là viết tiêu đề Các Thuộc Tính để Giảng Dạy và Học Tập Thành Công lên trên bảng. Bên dưới tiêu đề, hãy tạo ba cột có với cột đầu tiên là Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy mời học viên thảo luận những phẩm chất nào làm cho Chúa Giê Su Ky Tô trở thành giảng viên phúc âm toàn hảo, và liệt kê những phẩm chất đó lên trên bảng. Video “Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi với Anh Cả Uchtdorf” (53:34) từ phút 19:01 đến 20:06 có thể giúp học viên suy nghĩ về tầm quan trọng của việc giảng dạy giống như Đấng Cứu Rỗi.

Hãy mời học viên áp dụng những phẩm chất của việc giảng dạy và học hỏi phúc âm giống như Đấng Ky Tô khi các em thực tập giảng dạy và học hỏi hôm nay.

Đọc lời phát biểu sau đây của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tìm kiếm những cơ hội giảng dạy phúc âm mà em sẽ có bây giờ và trong tương lai.

Thật là một cơ hội vinh quang mà anh chị em có để giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô! Cho dù anh chị em có một chức vụ kêu gọi cụ thể để giảng dạy hay không, thì anh chị em vẫn là một giảng viên. Với tư cách là một môn đồ của Đấng Thầy Vĩ Đại, Chúa Giê Su Ky Tô, anh chị em có cơ hội để chia sẻ ánh sáng của Ngài ở bất cứ nơi nào anh chị em đến—ở nhà, tại nhà thờ, khi anh chị em phục sự người khác, và ở giữa bạn bè mình. Giảng dạy phúc âm là một sự tin cậy thiêng liêng. Đó là một phần thiết yếu trong công việc của Chúa, và việc giảng dạy đạt hiệu quả nhất khi chúng ta làm theo cách của Ngài. (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi [năm 2022], trang 1)

  • Tại sao việc giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có thể được coi là một “sự tin cậy thiêng liêng”?

  • Em cảm thấy như thế nào về việc giảng dạy phúc âm?

Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh

Hình Ảnh
Chúa Giê Su giảng dạy cho các Thánh Hữu

Nếu anh chị em tạo ba cột trên bảng, hãy ghi tên hai cột tiếp theo là Giảng ViênHọcViên. Hãy mời học viên thêm các thuộc tính của giảng viên hoặc học viên mà các em khám phá ra trong các câu sau đây.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 50:13–14, 17–22, tìm kiếm xem Đấng Cứu Rỗi mong muốn phúc âm của Ngài được giảng dạy như thế nào.

  • Em nghĩ việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh có nghĩa là gì?

  • Một số phước lành nào chúng ta nhận được khi giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh?

Hãy giúp học viên nhận ra một nguyên tắc chẳng hạn như khi giảng dạy và học hỏi qua Thánh Linh, chúng ta hiểu nhau và cùng nhau được gây dựng và cùng nhau vui vẻ. Anh chị em có thể nhắc nhở học viên rằng được gây dựng có nghĩa là được nâng đỡ hoặc xây đắp.

Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh, anh chị em có thể cung cấp một vài phần tham khảo thánh thư như An Ma 31:5; Giáo Lý và Giao Ước 42:14; 88:118, 122; và 130:18–19. Hãy mời học viên làm việc với những người bạn cùng cặp hoặc trong các nhóm nhỏ để nhận ra cách chúng ta giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh. Hãy thêm những ý tưởng này vào cột “Giảng Viên” và “Học Viên” trên bảng.

Học viên có thể cảm kích khi được nghe chia sẻ về việc anh chị em đã được ban phước như thế nào nhờ lắng nghe và học hỏi từ các em trong Lớp Giáo Lý.

  • Có khi nào anh chị em đã cảm nhận được những phước lành này với tư cách là một giảng viên hoặc người học phúc âm không?

  • Chúng ta có thể làm gì trong lớp giáo lý của mình để đảm bảo rằng mọi người đều có thể nhận được những phước lành này?

Chúng ta có thể giảng dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Hãy mời học viên chuẩn bị một bài học phúc âm ngắn để giảng dạy. Học viên có thể làm việc độc lập hoặc với một người bạn. Hãy mời học viên thành tâm suy ngẫm về nhu cầu của các bạn cùng lớp và xác định một sứ điệp hoặc chủ đề có thể đáp ứng cho những nhu cầu đó.

Một số tùy chọn bài học có thể bao gồm:

Tài liệu phát tay dưới đây có thể giúp học viên chuẩn bị cho bài học của các em. Khi các em chuẩn bị giảng dạy, anh chị em có thể nhắc nhở học viên về các đặc điểm của những giảng viên phúc âm và những học viên mà các em liệt kê trên bảng. Anh chị em có thể mời các em tìm cách trở thành những người học hỏi phúc âm giỏi trong khi các bạn cùng lớp chia sẻ những bài học với các em. Một khi các em đã có thời gian chuẩn bị đầy đủ, hãy mời học viên dạy sứ điệp của các em cho một người bạn hoặc trong một nhóm nhỏ. Nếu thích hợp, anh chị em có thể mời một vài học viên nào sẵn sàng để dạy sứ điệp của các em cho cả lớp.

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Hãy tạo ra một bài học phúc âm ngắn để giúp những người khác học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh khi em chuẩn bị và dạy. Đề cương bài học sau đây có thể giúp em chuẩn bị giảng dạy.

  • Đề tài bài học và/hoặc phần tham khảo thánh thư:

  • Lẽ thật hoặc nguyên tắc then chốt mà tôi sẽ dạy:

  • Tôi sẽ tập trung bài học này vào Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào:

  • (Các) câu hỏi tôi sẽ hỏi:

  • Tôi đã cảm thấy quyền năng của lẽ thật này trong cuộc sống của tôi như thế nào (chứng ngôn):

  • Những điều tôi sẽ mời các học viên thực hiện:

Chúng ta học những lẽ thật phúc âm bằng Thánh Linh

Sau sinh hoạt, hãy mời học viên đánh giá trải nghiệm giảng dạy và học hỏi. Anh chị em có thể tham khảo các bản liệt kê trên bảng và thảo luận về cách học viên cố gắng áp dụng các thuộc tính này. Các em có thể trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

  • Em đã quan sát được điều gì về việc giảng dạy theo cách của Đấng Cứu Rỗi trong sinh hoạt này? Em đã nhận thấy điều gì về việc học bởi Thánh Linh?

  • Sau sinh hoạt này, em cảm thấy như thế nào về khả năng giảng dạy của mình bằng Thánh Linh?

Hãy khen ngợi các học viên về những nỗ lực giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh của các em. Anh chị em có thể mời học viên tiếp tục thực tập những điều các em đã học được khi giảng dạy và nghiên cứu phúc âm.

In