Lớp Giáo Lý
Bài Học 67—Đánh Giá Việc Học Tập Của Em 4: Giáo Lý và Giao Ước 41–50


“Bài Học 67—Đánh Giá Việc Học Của Em 4: Giáo Lý và Giao Ước 41–50,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Của Em 4,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 67: Giáo Lý và Giao Ước 49–50

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 4

Giáo Lý và Giao Ước 41–50

Việc cho học viên thời gian để đánh giá sự phát triển phần thuộc linh có thể giúp các em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn và cố gắng trở nên giống như Ngài hơn. Các em cũng có thể thấy sự tiến bộ đã đạt được và những điều các em có thể cải thiện. Bài học này có thể giúp học viên ghi nhớ và đánh giá xem những trải nghiệm của các em cho đến nay trong việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước đã giúp các em phát triển về phần thuộc linh như thế nào.

Hình Ảnh
những người thành niên trẻ tuổi đang nhìn vào một cái bản đồ

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Đánh giá các cột mốc thuộc linh của em

Những điều sau đây có thể chuẩn bị cho học viên so sánh các cột mốc thực tế với bằng chứng các em có thể tìm thấy về sự phát triển phần thuộc linh của mình. Các em có thể hoàn thành sinh hoạt này một mình hoặc với cả lớp bằng cách vẽ một bản đồ lên trên bảng.

Hãy chọn một điểm đến tại địa phương và vẽ bản đồ từ vị trí hiện tại của em đến điểm đến đó. Hãy bao gồm các cột mốc sẽ giúp ai đó biết họ đang đi đúng lộ trình.

  • Em đã bao gồm những cột mốc nào? Tại sao?

  • Các cột mốc đóng vai trò gì trong việc giúp em tìm thấy điểm đến?

    Nếu em vẽ một bản đồ lên trên bảng, em có thể thay thế điểm đến ban đầu bằng cụm từ “Trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô”. Khi học viên trả lời câu hỏi tiếp theo, anh chị em có thể thay thế một số cột mốc bằng câu trả lời của học viên.

    Hãy nghĩ cách giúp học viên chuyển sang suy nghĩ về cuộc sống của chính các em. Anh chị em có thể nói điều gì đó giống như sau bằng lời riêng của mình.

  • Nếu điểm đến của chúng ta là trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn, thì một số cột mốc thuộc linh nào có thể giúp em biết mình đang đi đúng hướng?

Việc có thể nhìn thấy rõ sự tiến bộ của chúng ta đòi hỏi sự suy ngẫm và sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Hãy dành chút thời gian để xác định một số tiến bộ mà em đã đạt được bằng cách tìm kiếm các cột mốc thuộc linh trong cuộc sống của mình. Nói cách khác, hãy tìm kiếm bằng chứng cho thấy em đang trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi em đang nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước trong những tuần gần đây.

Anh chị em có thể muốn cho học viên thời gian để suy ngẫm và xem xét bản thân. Sau khi đã cho học viên có đủ thời gian, hãy mời các em chia sẻ những điều đã khám phá ra.

Ngoài ra, anh chị em có thể sử dụng các sinh hoạt sau đây để giúp học viên suy ngẫm về sự tiến triển về mặt thuộc linh của các em trong những tuần gần đây. Các sinh hoạt đánh giá trong bài học này tiếp nối các bài học lớp giáo lý trước đó. Nếu những bài học này được điều chỉnh hoặc không được dạy, thì các sinh hoạt đánh giá cũng sẽ cần được điều chỉnh để phản ánh những trải nghiệm mà học viên của anh chị em có.

Với mỗi sinh hoạt, anh chị em có thể muốn nhấn mạnh với học viên rằng việc đánh giá việc học hỏi của các em theo những cách này có thể giống như việc lưu ý đến các cột mốc trên một hành trình để xác nhận rằng các em đang đi đúng hướng. Hãy nhạy cảm với những học viên có thể không cảm nhận được mình đang tiến triển hoặc chưa thấy sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình, và nghĩ cách khuyến khích các em trong nỗ lực của mình.

Cảm thấy gia tăng ước muốn sống một cuộc sống dâng hiến

Sinh hoạt này có thể giúp học viên suy ngẫm về ước muốn sống một cuộc sống dâng hiến như Đấng Cứu Rỗi đã làm. Sinh hoạt này dựa trên những điều học viên có thể đã học được về việc sống một cuộc sống dâng hiến trong Giáo Lý và Giao Ước 42:29–42. Một số câu hỏi sau đây có thể giúp học viên ôn lại sự hiểu biết của mình về luật dâng hiến.

  • Các em nhớ gì về luật dâng hiến?

  • Những câu nào trong Giáo Lý và Giao Ước 42 có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn luật pháp này?

  • Một số ví dụ nào cho thấy những điều mà những người trẻ tuổi có thể làm để sống theo luật dâng hiến ngày nay?

    Một số câu mà học viên có thể đề cập bao gồm các câu 29–38. Nếu học viên không đề cập đến bất kỳ điều nào trong số này, có thể tốt nếu yêu cầu các em đọc các câu thánh thư và chia sẻ những điều các em khám phá ra. Trong bài học về luật dâng hiến, học viên có thể đã viết “đôi tay của Ngài” hoặc vẽ đồ theo một bàn tay của mình trong nhật ký ghi chép việc học tập. Các em có thể đã đánh giá mong muốn được làm đôi tay của Chúa trong các tương tác với những người khác. Nếu học viên đã làm điều này, anh chị em có thể mời các em tìm mục này trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình và xem các em đã trả lời như thế nào. Các câu hỏi sau đây có thể giúp học viên đánh giá xem những cảm nghĩ của các em về luật dâng hiến có thể đã thay đổi như thế nào. Học viên có thể trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Em cảm thấy như thế nào về việc dâng hiến thời gian, tài năng và những điều khác mà Chúa đã ban phước cho em để xây dựng vương quốc của Ngài, bao gồm cả việc giúp đỡ những người túng thiếu?

  • Những cảm nghĩ của em bây giờ ra sao so với khi em nghiên cứu luật dâng hiến vài tuần trước? Em nghĩ điều gì đã ảnh hưởng đến những cảm nghĩ của mình?

Sau khi học viên đã có thời gian suy ngẫm, anh chị em có thể khen ngợi các em vì đã đánh giá trung thực những cảm nghĩ của mình. Anh chị em có thể mời học viên chia sẻ điều các em đã học được hoặc khám phá được từ sinh hoạt này. Hãy cân nhắc giúp học viên suy ngẫm về việc sống một cuộc sống dâng hiến có thể ảnh hưởng như thế nào đến các em 1, 5 hoặc 10 năm kể từ bây giờ. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những cách thức mà mình đã được ban phước trong nỗ lực sống một cuộc sống dâng hiến và cách mà cuộc sống dâng hiến đã giúp anh chị em trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn.

Hãy khuyến khích học viên tìm kiếm sự mặc khải về cách các em có thể sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ những người túng thiếu và xây dựng vương quốc của Thượng Đế trên thế gian ngày nay.

Tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế

Để giúp học viên đánh giá những nỗ lực gần đây của các em trong việc tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế, hãy mời các em ôn lại Giáo Lý và Giao Ước, tìm kiếm các giáo lệnh mà các em đã học được gần đây. Anh chị em có thể khuyến khích các em liệt kê một số lệnh truyền được mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 42:18–52 lên trên bảng.

  • Việc tuân theo các giáo lệnh của chúng ta có thể được so sánh như thế nào với các cột mốc thuộc linh trên hành trình trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Nếu học viên đặt ra một mục tiêu trong bài học trước để tuân giữ tốt hơn các giáo lệnh, thì gợi ý cho nhật ký sau đây có thể giúp các em suy ngẫm về mục tiêu của mình.

Hãy suy ngẫm về một giáo lệnh mà gần đây em cảm thấy được Đức Thánh Linh soi dẫn để tập trung vào.

  • Em sẽ mô tả những nỗ lực của mình để tuân giữ giáo lệnh này như thế nào?

  • Đấng Cứu Rỗi đã ban phước cho em như thế nào trong các nỗ lực của em?

  • Em có cảm thấy mình có thể làm tốt hơn không? Em sẽ làm gì?

  • Có một giáo lệnh nào khác mà em cảm thấy được Đức Thánh Linh soi dẫn để tập trung vào không? Em sẽ làm gì?

Giải thích các vai trò của Đức Thánh Linh

Bài tập này có thể giúp học viên giải thích những điều các em đã học được về Đức Thánh Linh trong khi nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước. Anh chị em có thể viết “Các Vai Trò của Đức Thánh Linh” lên trên bảng. Hãy yêu cầu học viên liệt kê các vai trò khác nhau của Đức Thánh Linh, với một câu thánh thư chứng minh nếu có thể. Hãy thảo luận về lý do tại sao đây là những vai trò quan trọng cho Đức Thánh Linh thực hiện.

Dưới đây là một số vai trò của Đức Thánh Linh. Học viên có thể đọc các câu liên quan và sau đó đưa ra một tình huống trong đó việc hiểu một vai trò cụ thể của Đức Thánh Linh có thể giúp ích cho ai đó. Sau đó, hãy mời học viên sử dụng thánh thư để giải thích vai trò của Đức Thánh Linh nhằm giúp nhân vật trong tình huống.

In