Lớp Giáo Lý
Bài Học 83—Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 5: Học Thuộc Lòng và Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh


“Bài Học 83—Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 5: Học Thuộc Lòng và Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 5”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 83: Giáo Lý và Giao Ước 71–75

Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 5

Học Thuộc Lòng và Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh

bức tranh về sự trở lại của đứa con trai hoang đàng

Sự thông thạo giáo lý có thể giúp học viên xây dựng nền tảng của các em dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Bài học này cung cấp cho học viên cơ hội học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt, cũng như học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Ôn lại phần thông thạo giáo lý: Học thuộc lòng

Hãy nghĩ về những lần trong đời em khi việc học thuộc lòng thông tin là hữu ích để hoàn thành một nhiệm vụ.

  • Việc học thuộc lòng đã ban phước như thế nào cho cuộc sống của em?

  • Trong những tình huống nào em có thể có được lợi ích từ việc học thuộc lòng một số phần tham khảo thánh thư?

Sinh hoạt sau đây là một cách để giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt để thông thạo giáo lý. Những ý tưởng khác cho việc học thuộc lòng có ở phụ lục trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”. Sinh hoạt học thuộc lòng mà anh chị em chọn không nên mất quá 10–15 phút để anh chị em có thời gian cho phần áp dụng thực hành thông thạo giáo lý.

Hãy chia học viên thành các nhóm nhỏ và in một bảng biểu sau đây cho mỗi nhóm. Mời các nhóm cắt riêng từng phần tham khảo và cụm từ then chốt. Yêu cầu học viên xáo trộn các phần tham khảo và cụm từ then chốt, sau đó làm việc theo nhóm để ghép các phần đó lại với nhau càng nhanh càng tốt. Các nhóm có thể lặp lại sinh hoạt này nhiều lần để xem liệu các em có thể ghép nhanh hơn sau mỗi lần hay không.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Cụm từ thánh thư then chốt

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Joseph Smith—Lịch Sử 1:15–20

Cụm từ thánh thư then chốt

Joseph Smith “thấy có hai Nhân Vật, vẻ rực rỡ và hào quang chói lọi của hai người thật không bút nào tả xiết”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 1:30

Cụm từ thánh thư then chốt

“Giáo hội sinh động và chân chính duy nhất”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38

Cụm từ thánh thư then chốt

“Dẫu bằng chính tiếng nói của ta hoặc bằng tiếng nói của các tôi tớ ta thì cũng như nhau”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 6:36

Cụm từ thánh thư then chốt

“Hãy hướng về ta trong mọi ý nghĩ; chớ nghi ngờ, và chớ sợ hãi”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3

Cụm từ thánh thư then chốt

“Ta sẽ nói trong trí của ngươi và trong tâm của ngươi bởi Đức Thánh Linh”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 13:1

Cụm từ thánh thư then chốt

Chức Tư Tế A Rôn “nắm giữ các chìa khóa phù trợ của các thiên sứ và của phúc âm về sự hối cải, và của phép báp têm”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–11

Cụm từ thánh thư then chốt

“Dưới mắt của Thượng Đế thì giá trị của con người rất lớn lao”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 18:15–16

Cụm từ thánh thư then chốt

“Thì sự vui mừng của các ngươi còn lớn lao hơn biết bao nếu các ngươi đem về cho ta nhiều người!”

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19

Cụm từ thánh thư then chốt

“Ta, [Chúa Giê Su Ky Tô], đã chịu những nỗi đau khổ ấy cho mọi người”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 21:4–6

Cụm từ thánh thư then chốt

“Các ngươi phải tiếp nhận lời nói của vị tiên tri, chẳng khác chi lời nói ấy phát ra từ chính miệng ta”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 29:10–11

Cụm từ thánh thư then chốt

“Ta sẽ hiện ra từ trên trời với quyền năng và vinh quang lớn lao … và sẽ ở với loài người trên thế gian trong sự ngay chính suốt một ngàn năm”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17

Cụm từ thánh thư then chốt

“Hôn nhân đã được Thượng Đế quy định”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 58:42–43

Cụm từ thánh thư then chốt

“Kẻ nào biết hối cải những tội lỗi của mình, thì kẻ đó sẽ được tha thứ”.

Phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý

Giáo Lý và Giao Ước 64:9–11

Cụm từ thánh thư then chốt

“Các ngươi được đòi hỏi phải biết tha thứ tất cả mọi người”.

Áp dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Phần còn lại của bài học tập trung vào việc giúp học viên áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào một tình huống thực tế. Trước khi đọc tình huống dưới đây, hãy cân nhắc mời học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Các sinh hoạt ôn lại được gợi ý có trong phụ lục trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”. Anh chị em có thể tìm thấy mô tả về các nguyên tắc ở các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023).

Tình huống thực hành áp dụng này được dựa trên một kinh nghiệm mà Chị Kristin M. Yee, Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã chia sẻ trong đại hội trung ương. Nếu hữu ích, anh chị em có thể sử dụng một tình huống khác về sự tha thứ để phù hợp hơn với những nhu cầu của học viên.

Chị Kristin M. Yee, Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân sau đây.

Chị Kristin M. Yee

Cá nhân tôi đã chứng kiến phép lạ của Đấng Ky Tô chữa lành tấm lòng nóng giận của mình. Được sự cho phép của cha tôi, tôi xin chia sẻ rằng tôi lớn lên trong một ngôi nhà mà tôi không phải lúc nào cũng cảm thấy an toàn vì bị ngược đãi về cảm xúc và lời nói. Trong những năm niên thiếu và trưởng thành, tôi đã oán hận cha mình và căm giận trong lòng vì sự tổn thương đó. (Kristin M. Yee, “Mão Hoa thay vì Tro Bụi: Con Đường Chữa Lành của Sự Tha Thứ”, Liahona, tháng Mười Một năm 2022, trang 37)

Hãy dành ra một chút thời gian để suy nghĩ xem em có thể cảm thấy như thế nào khi ở trong tình huống của Chị Yee. Hãy suy nghĩ về những điều em có thể đã làm nếu em gặp một tình huống tương tự.

Khi chúng ta nghiên cứu những điều Chị Yee đã làm, thì hãy suy ngẫm những bài học em có thể học được từ kinh nghiệm của bà ấy. Hãy đặc biệt chú ý đến cách bà ấy áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp bà.

biểu tượng tài liệu phát tayHãy phát cho học viên tài liệu phát tay đi kèm. Cân nhắc trưng ra những câu hỏi sau đây lên trên bảng để học viên tham khảo khi các em nghiên cứu bài nói chuyện của Chị Yee. Hãy khuyến khích học viên suy ngẫm thêm những cách thức mà một người trong tình huống tương tự có thể áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  • Chị Yee đã làm gì để hành động trong đức tin? Đấng Cứu Rỗi đã giúp bà ấy như thế nào?

  • Chị Yee đã làm gì để nhìn nhận hoàn cảnh của mình theo kế hoạch cứu rỗi và những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi?

  • Chị Yee đã dựa vào những nguồn phương tiện thiêng liêng nào đã được Chúa quy định? Những nguồn này giúp bà đạt được sự hiểu biết hoặc quan điểm về hoàn cảnh của mình như thế nào?

Hãy cân nhắc sử dụng một trong các ý tưởng sau đây để giúp học viên nhận ra cách Chị Yee đã áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh:

  • Hãy cùng cả lớp xác định một số cách đặc biệt để đánh dấu cách Chị Yee đã áp dụng từng nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Ví dụ, em có thể gạch chân một nguyên tắc, đóng khung một nguyên tắc khác và khoanh tròn một nguyên tắc khác. Em cũng có thể sử dụng các màu khác nhau để đánh dấu từng nguyên tắc. Hãy mời học viên nghiên cứu phần còn lại của tài liệu phát tay, tìm kiếm và đánh dấu các ví dụ của từng nguyên tắc.

  • Hãy chỉ định cho học viên hoặc các nhóm học viên một nguyên tắc khác để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Khi các em nghiên cứu bài nói chuyện của Chị Yee, thì hãy mời các em viết ra những điều bà ấy đã làm để áp dụng nguyên tắc đó.

  • Thay vì sử dụng tài liệu phát tay, anh chị em có thể cho học viên xem video về bài nói chuyện của Chị Yee. Hãy mời học viên lắng nghe những cách bà ấy đã sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Học viên có thể giơ tay khi nghe thấy các ví dụ, và anh chị em có thể tạm dừng video và yêu cầu các em chia sẻ những điều các em đã tìm được.

10:7

Beauty for Ashes: The Healing Path of Forgiveness

Sister Yee teaches that we are blessed as we follow the Savior on the healing path of forgiveness.

Mão Hoa thay vì Tro Bụi: Con Đường Chữa Lành của Sự Tha Thứ

Chị Kristin M. Yee

Qua nhiều năm và nhiều nỗ lực tìm kiếm sự bình an và chữa lành trên con đường để tha thứ, tôi đã nhận ra một cách sâu sắc rằng chính Vị Nam Tử của Thượng Đế, Đấng đã chuộc tội cho tôi, cũng chính là Đấng Cứu Chuộc sẽ cứu giúp những ai làm tổn thương tôi sâu sắc. Tôi không thể chỉ tin vào sự thật đầu tiên mà không tin vào sự thật thứ hai được.

Khi tình yêu thương của tôi dành cho Đấng Cứu Rỗi ngày càng lớn, tôi cũng muốn thay thế sự tổn thương và giận dữ bằng sự chữa lành của Ngài. Đó là một quá trình kéo dài nhiều năm, đòi hỏi lòng can đảm, sự cởi mở dù sợ bị tổn thương, sự kiên trì và học cách tin tưởng vào quyền năng thiêng liêng của Đấng Cứu Rỗi để cứu chuộc và chữa lành. Tôi vẫn cần phải nỗ lực nhiều, nhưng tôi không còn tức giận và muốn trả thù nữa. Tôi đã được ban cho “một tấm lòng mới” [Ê Xê Chi Ên 36:26]—một tấm lòng cảm nhận được theo một cách rất riêng tình yêu sâu sắc và bền chặt của Đấng Cứu Rỗi, Đấng luôn ở bên cạnh tôi, nhẹ nhàng và kiên nhẫn dẫn dắt tôi đến một nơi tốt hơn, Đấng đã khóc cùng tôi, và hiểu nỗi buồn của tôi. …

Anh Cả Richard G. Scott đã nói: “Anh chị em không thể xóa đi điều đã xảy ra, nhưng anh chị em có thể tha thứ. Sự tha thứ chữa lành các viết thương tệ hại, bi thảm, vì nó cho phép tình yêu thương của Thượng Đế làm thanh tẩy độc tố của sự thù ghét ra khỏi trái tim và tâm trí của anh chị em. Nó làm tiêu tan mong muốn trả thù trong ý thức của anh chị em. Nó dành chỗ cho tình yêu thương giúp thanh tẩy, chữa lành và phục hồi của Chúa” [“Healing the Tragic Scars of Abuse”, Ensign, tháng Năm năm 1992, trang 33].

Người cha trần thế của tôi cũng đã có một sự thay đổi kỳ diệu trong lòng những năm gần đây và đã hướng về Chúa—điều mà tôi không thể ngờ tới trong cuộc đời này. Một chứng ngôn khác của tôi về quyền năng hoàn thiện và biến đổi của Chúa Giê Su Ky Tô.

Tôi biết Ngài có thể chữa lành những người mắc tội và những người tái phạm. Ngài là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của thế gian, là Đấng đã hy sinh mạng sống của Ngài để chúng ta có thể sống lại. Ngài đã nói, “Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để chữa lành cho những tấm lòng tan vỡ, rao cho kẻ bị [giam] cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do” [Lu Ca 4:18; sự nhấn mạnh được thêm vào].

Đối với tất cả những ai có tấm lòng tan vỡ, bị giam cầm, bị hà hiếp, và có lẽ bị mù lòa do tổn thương hoặc vì tội lỗi, Ngài ban sự chữa lành, sự bình phục và giải cứu. Tôi làm chứng rằng sự chữa lành và bình phục mà Ngài ban cho là có thật. Thời gian của việc chữa lành tùy thuộc vào mỗi cá nhân và chúng ta không thể đánh giá thời gian của người khác. Điều quan trọng là hãy cho phép bản thân chúng ta có thời gian cần thiết để lành lặn và đối xử tốt với chính mình trong quá trình này. Đấng Cứu Rỗi luôn nhân từ và chu đáo, và sẵn sàng mang đến sự giúp đỡ mà chúng ta cần.

Trên con đường của sự tha thứ và chữa lành, có một sự lựa chọn là không tiếp tục duy trì những khuôn mẫu hoặc mối quan hệ không lành mạnh trong gia đình chúng ta hoặc ở những nơi khác. Đối với tất cả những ai ở trong phạm vi ảnh hưởng của mình, chúng ta có thể dùng sự tử tế đáp lại sự tàn nhẫn, yêu thương đáp lại căm ghét, dịu dàng đáp lại vô tâm, an toàn đáp lại hiểm nguy, và bình an đáp lại tranh cãi.

Việc cho đi những gì anh chị em bị từ chối chính là một phần quyền năng của sự chữa lành thiêng liêng, chỉ khả thi nhờ có đức tin vào Chúa Giê Su Ky Tô. Việc sống theo cách có thể cho đi như vậy, như Ê Sai đã nói, mão hoa thay vì tro bụi của cuộc đời mình [xin xem Ê Sai 61:3] chính là một hành động của đức tin biết noi theo tấm gương tuyệt vời nhất của Đấng Cứu Rỗi, Đấng đã chịu đựng tất cả để Ngài có thể cứu giúp tất cả. …

Tôi làm chứng rằng tấm gương sáng nhất về tình yêu thương và sự tha thứ chính là của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng mà trong cơn đau đớn tột cùng đã nói: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì” [Lu Ca 23:34]. (Kristin M. Yee, “Mão Hoa thay vì Tro Bụi: Con Đường Chữa Lành của Sự Tha Thứ”, Liahona, tháng Mười Một năm 2022, trang 37–38)

Sau khi học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy, thì hãy mời các em xác định các đoạn thông thạo giáo lý có liên quan và giải thích những đoạn này có thể giúp một người nào đó như thế nào trong kiểu tình huống như thế này. Một số ví dụ gồm có Giáo Lý và Giao Ước 6:36Giáo Lý và Giao Ước 64:9–11.

  • Điều đó đã giúp em như thế nào khi nghiên cứu ví dụ về một người nào đó sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong một kinh nghiệm mà họ gặp phải?

  • Việc sử dụng các nguyên tắc này có thể giúp em như thế nào trong những tình huống mà em gặp phải?