Lớp Giáo Lý
Bài Học 84—Đánh Giá Việc Học Tập Của Em 5: Giáo Lý và Giao Ước 51–75


“Bài Học 84—Đánh Giá Việc Học Của Em 5: Giáo Lý và Giao Ước 51–75”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Của Em 5”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 84: Giáo Lý và Giao Ước 71–75

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 5

Giáo Lý và Giao Ước 51–75

Việc suy ngẫm và đánh giá việc học tập về phần thuộc linh có thể giúp chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp học viên ghi nhớ và đánh giá xem những kinh nghiệm của các em trong việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước đã giúp các em phát triển về phần thuộc linh như thế nào.

Hình Ảnh
đo chiều cao của một đứa trẻ

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Lưu ý: Anh chị em có thể không có đủ thời gian trong buổi học để thực hiện mọi cơ hội đánh giá được cung cấp trong bài học này. Hãy chọn những phần mà anh chị em cảm thấy sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho học viên của mình trong việc đánh giá việc học tập của các em.

Đánh giá sự phát triển của em

Hãy cân nhắc tạo cơ hội cho học viên chia sẻ câu trả lời cho những câu hỏi sau đây với nhiều bạn cùng lớp. Có thể thực hiện điều này bằng cách cho các em một phút để tìm một người bạn cùng lớp và mỗi người sẽ chia sẻ câu trả lời của mình. Có thể lặp lại điều này nhiều lần.

(Anh chị em có thể muốn đưa ra một ví dụ bằng cách chia sẻ một hoạt động mà mình yêu thích. Hãy cân nhắc trưng ra hoặc cho xem hình ảnh của một công cụ mà được sử dụng để đo lường sự tiến bộ trong hoạt động đó của anh chị em. Ví dụ: nếu anh chị em thích chạy, thì có thể trưng ra đồng hồ bấm giờ và giải thích cách sử dụng đồng hồ này để đo lường sự tiến bộ của anh chị em.)

  • Em thích tham gia hoạt động nào?

  • Làm thế nào em biết mình đang tiến bộ? Có những công cụ cụ thể nào mà em sử dụng để đo lường sự tiến bộ của mình không?

Giống như việc đo lường sự tiến bộ về thể chất giúp chúng ta nhìn thấy sự phát triển của mình, chúng ta cần dành thời gian để đánh giá sự phát triển thuộc linh của mình. Đức Thánh Linh là công cụ giúp chúng ta đo lường sự tiến bộ thuộc linh của mình. Một cách mà chúng ta có thể mời Đức Thánh Linh giúp chúng ta nhìn thấy sự tiến bộ của mình là bằng cách thành tâm suy ngẫm về những bài học thuộc linh mà chúng ta đã học được và suy ngẫm về cách chúng ta đã phát triển về mặt thuộc linh khi chúng ta áp dụng những bài học đó vào cuộc sống của mình.

Hãy mời học viên đọc qua các ghi chú và thánh thư của các em trong lớp giáo lý từ vài tuần qua (Giáo Lý và Giao Ước 51–75), xem những bài học mà các em đã học được và mục tiêu các em đã đặt ra. Hãy trưng ra các câu hỏi sau đây để giúp học viên suy ngẫm về sự phát triển thuộc linh của các em. Học viên có thể chọn viết câu trả lời vào nhật ký ghi chép việc học tập hoặc suy ngẫm về câu trả lời của mình.

  • Em đã làm một số điều nào để áp dụng những lẽ thật thuộc linh mà em đã học được trong lớp giáo lý? Việc áp dụng những lẽ thật này giúp em phát triển về mặt thuộc linh như thế nào?

  • Em nhận thấy Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi đã giúp em như thế nào khi em áp dụng những điều học được trong nỗ lực của mình để trở nên giống như hai Ngài hơn?

Hãy tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những câu trả lời không quá cá nhân. Khuyến khích học viên nhạy bén với Thánh Linh khi các em tìm kiếm những cách thức để áp dụng thêm những bài học này vào cuộc sống của mình.

Giải thích mục đích của các lệnh truyền

Hãy trưng ra câu đầu tiên trong lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson, thay thế từ “luật pháp” bằng một khoảng trống. Học viên có thể đề xuất các lựa chọn có thể hợp lý cho từ còn thiếu. Sau khi học viên đã cố gắng xác định từ bị thiếu, thì hãy trưng ra lời phát biểu đầy đủ.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Bởi vì Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu thương chúng ta bằng tình yêu thương vô hạn, toàn hảo và bởi vì hai Ngài biết chúng ta không thể nhìn thấy mọi thứ mà hai Ngài nhìn thấy, hai Ngài đã ban cho chúng ta luật pháp mà sẽ hướng dẫn và bảo vệ chúng ta. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa tình thương yêu của Thượng Đế và luật pháp của Ngài. (Russell M. Nelson, “The Love and Laws of God” [Buổi họp đặc biệt devotional tại Trường Brigham Young University, ngày 17 tháng Chín năm 2019], trang 2, speeches.byu.edu)

  • Lệnh truyền nào đã giúp em cảm thấy được Thượng Đế bảo vệ và yêu thương?

    Hãy mời học viên sử dụng thánh thư và ghi chú của các em để tìm câu trả lời cho câu hỏi sau đây.

  • Gần đây chúng ta đã nghiên cứu một số luật pháp nào của Thượng Đế trong Giáo Lý và Giao Ước?

Anh chị em có thể yêu cầu một học viên viết câu trả lời cho câu hỏi lên trên bảng. Các em có thể đề cập đến một số điều sau đây: hối cải (58:42–43), giữ ngày Sa Bát được thánh (59:9–13), sự trinh khiết (63:13–16) và tha thứ những người khác (64:9–11).

Hãy trưng ra một tình huống như sau. Hãy mời học viên thực hành cách các em sẽ giải thích mục đích của các lệnh truyền cho người bạn của mình. Các câu hỏi theo sau tình huống có thể giúp hướng dẫn câu trả lời của các em.

Hãy tưởng tượng rằng một người bạn của em chia sẻ sự thất vọng của bạn ấy với em về một lệnh truyền. Bạn ấy tự hỏi tại sao Thượng Đế thậm chí còn ban cho chúng ta các lệnh truyền.

Hãy chọn một lệnh truyền mà em đã nghiên cứu trong Giáo Lý và Giao Ước năm nay và chia sẻ:

  • Lệnh truyền đó là sự bảo vệ và sự hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng của chúng ta như thế nào.

  • Lệnh truyền đó là bằng chứng về tình yêu thương của Thượng Đế ra sao.

Dâng tấm lòng thành và tâm hồn đầy thiện chí của em lên Chúa

Là một phần của việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 64:20–43, học viên có thể đã được mời vẽ hình ảnh như sau vào nhật ký ghi chép việc học tập. Hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh này và yêu cầu học viên chia sẻ những điều các em nhớ được về bài học đó. Các em được mời tô màu phần tâm trí và tấm lòng mà các em cảm thấy các em đang dâng lên Chúa.

Hình Ảnh
tấm lòng và tâm trí

Hãy mời học viên tìm bản vẽ của mình hoặc cố gắng ghi nhớ bản vẽ đó trông như thế nào. Giúp học viên nhớ rằng cách các em đã tô màu tấm lòng và tâm trí của mình chỉ là bức ảnh chụp một khoảnh khắc. Nó có thể thay đổi, không phải là vĩnh viễn. Các em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi để trở nên sẵn lòng dâng thêm tâm trí và tấm lòng của mình lên Ngài. Hãy khuyến khích học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của các em bằng cách trả lời một số câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Em đã hoặc có thể làm gì để gia tăng ước muốn dâng lên Đấng Cứu Rỗi tấm lòng và tâm trí của mình?

  • Em nhận thấy đã có những thay đổi nào trong ước muốn dâng tấm lòng và tâm trí của mình lên Đấng Cứu Rỗi?

  • Những suy nghĩ và hành động của em đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với những người khác và với Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy cho một vài học viên cơ hội chia sẻ những điều có ý nghĩa đối với các em về kinh nghiệm này và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến các em.

Sau đó, học viên có thể vẽ một trái tim và tâm trí thứ hai vào nhật ký ghi chép việc học tập bên cạnh bức vẽ ban đầu của mình. Hãy mời các em tô màu phần tấm lòng và tâm trí mà các em hiện đang dâng lên Đấng Cứu Rỗi từ những nỗ lực để cải thiện của các em. Học viên có thể so sánh hai hình ảnh và xác định xem sự sẵn lòng dâng lên Đấng Cứu Rỗi tấm lòng và tâm trí của các em đã được cải thiện hay chưa.

Giữ cho ngày Sa Bát được thánh

Hãy cân nhắc trưng ra phần sau đây của một câu hỏi cho giấy giới thiệu đi đền thờ và mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được về việc giữ ngày Sa Bát được thánh trong năm nay. (Nếu cần, anh chị em có thể cho học viên thời gian để ôn lại nhanh Giáo Lý và Giao Ước 59 hoặc các mục nhật ký của các em từ bài học về phần đó.)

Em có cố gắng giữ cho ngày Sa Bát được thánh, cả ở nhà và ở nhà thờ không…

Là một phần của bài học về Giáo Lý và Giao Ước 59, học viên có thể đã được mời lập kế hoạch tôn vinh Đấng Cứu Rỗi vào ngày Sa Bát. Nếu có, hãy mời các em suy ngẫm về những điều các em đã làm được từ kế hoạch đó. Có thể là hữu ích khi các em tình nguyện chia sẻ một phần kế hoạch của mình với cả lớp.

Hãy cân nhắc trưng ra những câu hỏi sau đây để giúp học viên đánh giá những nỗ lực của các em trong việc giữ ngày Sa Bát được thánh. Hãy mời học viên chọn hai hoặc ba câu hỏi từ bản liệt kê để trả lời vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Hãy nghĩ về một điều gì đó mà em đã làm để giữ cho ngày Sa Bát được thánh. Nhờ điều này, kinh nghiệm về ngày Sa Bát của em đã được cải thiện như thế nào?

  • Những nỗ lực của em để giữ cho ngày Sa Bát được thánh đã đưa em đến gần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi hơn ra sao?

  • Em phải đối mặt với một số thử thách nào trong việc giữ cho ngày Sa Bát được thánh?

  • Em muốn bắt đầu làm điều gì để giữ cho ngày Sa Bát được thánh?

  • Tại sao việc giữ cho ngày Sa Bát được thánh lại quan trọng?

  • Điều gì trong bản liệt kê em chưa làm được mà em có thể bắt đầu làm vào Chủ Nhật này để giữ cho ngày Sa Bát được thánh?

  • Em đã có thể tôn vinh Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào khi em bắt đầu hoặc ngừng làm một số việc nhất định vào ngày Sa Bát?

Mặc dù những câu hỏi này là nhằm mục đích để học viên một mình đánh giá những nỗ lực của các em trong việc giữ ngày Sa Bát được thánh, nếu thích hợp, thì anh chị em có thể mời những học viên nào sẵn lòng để chia sẻ một số câu trả lời và kinh nghiệm của các em.

Hãy khuyến khích học viên trong những nỗ lực của các em để nhận được các phước lành của việc tôn trọng ngày Sa Bát, đặc biệt là những em có thể chưa thực hiện bất kỳ hành động nào. Anh chị em có thể mời các em đặt một lời nhắc nhở trên điện thoại để làm điều gì đó tốt hơn nhằm giữ cho ngày Sa Bát tiếp theo được thánh. Hãy làm chứng về mong muốn của Đấng Cứu Rỗi dành cho các em để đến cùng Ngài và việc giữ ngày Sa Bát là một cách chúng ta có thể đến gần Ngài.

In