Lớp Giáo Lý
Bài Học 91—Giáo Lý và Giao Ước 82:1–7: “Kẻ Nào Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều”


“Bài Học 91—Giáo Lý và Giao Ước 82:1–7: ‘Kẻ Nào Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 82:1–7”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 91: Giáo Lý và Giao Ước 81–83

Giáo Lý và Giao Ước 82:1–7

“Kẻ Nào Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều”

em giới trẻ đang suy ngẫm

Vào tháng Tư năm 1832, Tiên Tri Joseph Smith và những người khác đã đến Independence, Missouri. Họ đã tuân theo lệnh truyền của Chúa để thiết lập một tổ chức nhằm xây dựng Si Ôn và chăm sóc cho người nghèo (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 78). Sau khi giúp giải quyết một số tranh chấp giữa các tín hữu, Vị Tiên Tri đã nhận được điều mặc khải này mô tả những kỳ vọng của Chúa dành cho dân Ngài. Bài học này có thể giúp học viên hiểu những cách mà Chúa đã ban phước cho các em và Ngài mong đợi các em sử dụng những phước lành đó như thế nào.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những điều Chúa đã ban cho em

Để giúp chuẩn bị học viên cho bài học này, hãy cân nhắc hát một bài thánh ca về những phước lành mà Chúa đã ban cho. Bài thánh ca đó có thể là một phần trong thời gian chia sẻ ý kiến thuộc linh.

Hãy mời ba học viên lên đứng trước lớp. Hãy đưa cho một học viên một quyển Sách Mặc Môn, một học viên khác một phong bì với một số tiền lớn được viết bên ngoài (ví dụ: 100.000.000đ) và một học viên khác vài viên kẹo.

  • Dựa vào những gì các em đã được đưa cho, anh chị em hy vọng những học viên này sẽ làm điều gì?

Cân nhắc mời các học viên này lên trước lớp để chia sẻ một hoặc hai ý tưởng về cách các em có thể ban phước cho những người khác nhờ những gì các em đã được cho.

Hãy chỉ ra rằng chúng ta sẽ không mong đợi điều tương tự đối với một người không được cho những vật giống vậy.

Là con cái của Cha Thiên Thượng và là tín hữu của Giáo Hội của Ngài, chúng ta đã được ban cho nhiều. Hãy mời học viên dành vài phút để liệt kê những phước lành mà các em đã nhận được từ Chúa. Có thể là hữu ích khi tạo ra một vài danh mục để học viên suy nghĩ khi các em lập bản liệt kê (ví dụ: các phước lành của việc thuộc vào Giáo Hội, những kinh nghiệm thuộc linh mà các em đã có, những người ban phước cho cuộc sống của các em, những vật chất và cơ hội trần thế mà các em có, v.v.).

Hãy trưng ra những câu hỏi sau đây để học viên suy ngẫm.

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Những phước lành này đã ảnh hưởng như thế nào đến em?

  • Những phước lành đó có thể dạy cho em điều gì về Chúa?

  • Chúa có thể mong đợi em hành động khác với một người chưa nhận được những phước lành này như thế nào?

Trong khi học bài học này, hãy tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc hơn về các câu hỏi này.

Giáo Lý và Giao Ước 82

Cân nhắc tóm lược thông tin sau đây:

Các Thánh Hữu vào lúc này đã nhận được những phước lành lớn lao từ Chúa. Những phước lành này bao gồm Giáo Hội được phục hồi, Sách Mặc Môn và một vị tiên tri tại thế giúp tiết lộ những lời của Chúa. Tuy nhiên, họ vẫn gặp nhiều khó khăn để sống theo cách Chúa mong muốn. Sau đây là một số ví dụ:

  • Trong vài tháng, Sidney Rigdon ở Ohio và Giám Trợ Edward Partridge ở Missouri đã có những cảm nghĩ không tốt về nhau. Gần đây họ đã hòa giải.

  • Một số tín hữu của Giáo Hội ở Missouri đã chỉ trích Joseph Smith.

  • Khi các tín hữu của Giáo Hội chuyển đến Missouri, nhiều người trong số họ đã không tuân theo lời khuyên dạy và các lệnh truyền của Chúa, bao gồm việc sống theo luật dâng hiến.

Tiên Tri Joseph Smith và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội đã đến Missouri và tổ chức một hội đồng các thầy tư tế thượng phẩm của Giáo Hội. Điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 82 đã được tiếp nhận trong phiên họp buổi chiều.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 82:1–7, và tìm kiếm những điều mà Chúa đã mong đợi ở các Thánh Hữu vì họ đã được ban phước rất nhiều.

  • Em học được điều gì từ những câu này?

    Học viên có thể chia sẻ những lẽ thật khác nhau. Hãy hỏi các em tại sao những lẽ thật mà các em chia sẻ lại là điều quan trọng để hiểu.

    Học viên có thể hoặc không chia sẻ nguyên tắc Chúa đòi hỏi nhiều ở những người mà Ngài đã ban cho nhiều. Nếu học viên không chia sẻ nguyên tắc này, hãy mời các em chia sẻ những điều đã học được từ câu 3.

    Nếu học viên hỏi về việc tái phạm những tội lỗi trước đây (xin xem câu 7), thì hãy giúp các em hiểu rằng nếu chúng ta tiếp tục phạm cùng một tội lỗi, thì chúng ta cần phải tiếp tục hối cải. Chúng ta có thể kiên nhẫn trông cậy nơi Đấng Cứu Rỗi và tiếp tục cố gắng cải thiện, biết rằng Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta. (Xin xem Neil L. Andersen, “Hối Cải … Để Ta Có Thể Chữa Lành cho Các Ngươi”, Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 40).

  • Em nghĩ tại sao Chúa có những kỳ vọng này?

  • Tại sao việc hiểu những kỳ vọng đó là điều quan trọng đối với chúng ta?

Để có thêm những hiểu biết sâu sắc, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Anh Cả D. Todd Christofferson

Cha Thiên Thượng là Thượng Đế với nhiều kỳ vọng. …

… Mục đích của Thượng Đế là chúng ta, con cái của Ngài, có thể kinh nghiệm được niềm vui tột bực, được ở với Ngài vĩnh viễn và trở thành giống như Ngài vậy. …

Nếu chúng ta chân thành mong muốn và cố gắng làm tròn những kỳ vọng cao của Cha Thiên Thượng, thì Ngài sẽ chắc chắn rằng chúng ta nhận được tất cả sự giúp đỡ chúng ta cần, cho dù đó là điều an ủi, củng cố hay sửa phạt. (D. Todd Christofferson, “Phàm Những Kẻ Ta Yêu thì Ta Quở Trách Sửa Phạt”, Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 97, 99)

  • Tại sao việc ghi nhớ về sự hiểu biết và bản tính thương xót của Chúa cũng là điều hữu ích? (xin xem các câu 1, 7).

Ghi nhớ những điều Chúa đã ban cho chúng ta

biểu tượng tài liệu phát taySau đây là một cách để giúp học viên hiểu tại sao Thượng Đế mong đợi nhiều hơn ở “kẻ nào được ban cho nhiều” (Giáo Lý và Giao Ước 82:3). Học viên có thể thực hiện sinh hoạt theo nhóm nhỏ hoặc riêng một mình.

Các phước lành từ Chúa

Hãy chọn ít nhất hai trong số các phước lành sau đây hoặc chọn các phước lành khác không được liệt kê.

  • Thánh thư

  • Các vị tiên tri tại thế

  • Sự tha thứ tội lỗi

  • Ân tứ Đức Thánh Linh

  • Sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài dành cho chúng ta

  • Đền thờ

Trong một vài phút, hãy nghiên cứu về những phước lành mà em đã chọn. Hãy sử dụng thánh thư, các bài phát biểu tại đại hội trung ương và các nguồn tài liệu khác của Giáo Hội như Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn (năm 2022). Hãy tìm kiếm:

  1. Những cách thức mà Chúa cải thiện cuộc sống của chúng ta qua các phước lành này.

  2. Điều mà Chúa mong đợi ở những người được ban cho những phước lành này.

Hãy thêm bất kỳ những suy nghĩ hoặc hiểu biết sâu sắc nào của riêng em từ những kinh nghiệm cá nhân. Em có thể bao gồm cách những người có những phước lành này có thể giúp đỡ hoặc làm gương cho những người chưa được ban cho những kinh nghiệm và sự hiểu biết tương tự.

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được. Một cách để làm điều này là mời một học viên tình nguyện chia sẻ, sau đó gọi tên một học viên khác, là người mà các em cảm thấy là một phước lành lớn cho cả lớp. Sau đó, hãy hỏi học viên được đề xuất xem em ấy có sẵn lòng chia sẻ điều đã học được không. Hãy đảm bảo các em biết rằng các em không bị bắt buộc phải chia sẻ. Hãy lặp lại bài tập này một vài lần.

Nếu hữu ích để nêu ví dụ về một người đã sống theo nguyên tắc này, thì hãy chiếu “Treasures in Heaven: The John Tanner Story (Kho Báu trên Thiên Thượng: Câu Chuyện về John Tanner)” từ phút 8:21 đến 12:24. Hãy giải thích rằng John Tanner là một người được Chúa ban cho của cải dồi dào trước khi ông cải đạo theo phúc âm. Hãy mời học viên tìm hiểu xem John đã sử dụng tài sản của mình như thế nào.

2:3

Những kỳ vọng và tình thương yêu của Thượng Đế

Khi học viên trả lời các câu hỏi sau đây, hãy đánh giá xem các em hiểu rõ nguyên tắc được đề cập trong bài học này như thế nào. Hãy tìm cách để nhấn mạnh vào tình thương yêu của Chúa và cách chúng ta có thể ban phước cho nhiều con cái của Ngài hơn khi chúng ta sống theo những điều Ngài đã ban cho chúng ta.

biểu tượng huấn luyệnHướng dẫn học viên nhận biết ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của các em: Để được huấn luyện thêm về cách làm điều này, xin xem phần huấn luyện có tiêu đề “Giúp học viên nhận biết tình yêu thương, quyền năng và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của các em” có trong Các Kỹ Năng Phát Triển Dành Cho Giảng Viên: Tập Trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy cân nhắc luyện tập kỹ năng này. Anh chị em có thể đặt ra cho học viên những câu hỏi mà tập trung vào việc kết nối tình yêu thương, quyền năng, và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của các em.

  • Tại sao anh chị em biết ơn để có những kỳ vọng của Chúa?

  • Những kỳ vọng của Chúa cho thấy tình yêu thương của Ngài ra sao?

Hãy mời học viên nhìn vào bản liệt kê những điều Chúa đã ban cho các em. Các em có thể thêm bất kỳ phước lành nào khác mà các em đã nghĩ đến trong suốt bài học. Hãy yêu cầu các em ghi lại những điều mà các em muốn ghi nhớ hoặc làm nhờ những điều Chúa đã ban cho các em.