Lớp Giáo Lý
Bài Học 109—Đánh Giá Việc Học Tập Của Em 7: Giáo Lý và Giao Ước 84–93


“Bài Học 109—Đánh Giá Việc Học Tập Của Em 7: Giáo Lý và Giao Ước 84–93”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Tập Của Em 7”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 109: Giáo Lý và Giao Ước 93

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7

Giáo Lý và Giao Ước 84–93

Việc suy ngẫm và đánh giá quá trình học hỏi về phần thuộc linh của chúng ta có thể giúp chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Bài học này có thể giúp học viên ghi nhớ và đánh giá sự tăng trưởng thuộc linh mà các em đã trải qua khi học Giáo Lý và Giao Ước.

Hình Ảnh
em thiếu niên đang tham dự lớp giáo lý

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sự tiến triển

Cân nhắc viết từ sự tiến triển lên bảng.

Anh chị em cũng có thể trưng ra hình ảnh của một thanh tiến trình như sau:

Hình Ảnh
thanh tiến trình
  • Có một số ví dụ nào về những điều mà chúng ta có thể theo dõi sự tiến triển?

    Có thể kể đến các ví dụ như học vấn của chúng ta, các mục tiêu chúng ta đã đặt ra cho bản thân, những địa điểm mà chúng ta sẽ đến thăm thú hoặc những thứ chúng ta có thể mua hoặc tải xuống từ internet.

  • Tại sao việc nhận biết sự tiến triển của những điều này lại hữu ích?

Trong bài học này, các em sẽ đánh giá một số sự tiến triển thuộc linh mà các em đang đạt được thông qua việc học hỏi Giáo Lý và Giao Ước. Điều này có thể mang đến cho các em cơ hội để vui mừng với những thành công đã đạt được và thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

  • Các em đã tiến triển phần thuộc linh như thế nào trong khi học Giáo Lý và Giao Ước?

Trong khi giảng dạy các bài học về Giáo Lý và Giao Ước 84–93, anh chị em có thể đã nhấn mạnh đến các lẽ thật khác với những lẽ thật được đánh giá trong các sinh hoạt sau đây. Nếu cần, hãy điều chỉnh các sinh hoạt sau đây cho phù hợp để giúp học viên tự đánh giá bản thân về các lẽ thật được cả lớp chú trọng nhiều hơn.

Giải thích về những vai trò, danh xưng và đặc điểm của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh của Chúa Giê Su Ky Tô trước khi chia sẻ điều sau đây:

Một trong những lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước là “học hỏi nơi [Ngài] và lắng nghe những lời của [Ngài]” (Giáo Lý và Giao Ước 19:23).

  • Các em đang học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô trong khi học Giáo Lý và Giao Ước gần đây?

    Phần này của bài học nhằm giúp học viên giải thích một số vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm cụ thể của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy cân nhắc việc đưa ra ít nhất một trong các lựa chọn sau đây và cho học viên thời gian để hoàn tất một lựa chọn. Học viên có thể thực hiện các sinh hoạt này theo cá nhân hoặc theo cặp.

    Việc trưng ra một vài đoạn tham khảo thánh thư mô tả các vai trò hoặc danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô mà học viên mới vừa học có thể sẽ giúp ích. Học viên có thể xem lại những nội dung này như một phần của sinh hoạt. Các ví dụ có thể bao gồm Giáo Lý và Giao Ước 76:1–7, 22–24; 88:1–13, 41; 93:1–10.

  • Hãy lập một bản liệt kê một số danh xưng hoặc danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô mà các em đã học gần đây. Sau đó, chọn một hoặc nhiều danh xưng hoặc danh hiệu đó và trả lời các câu hỏi sau đây: (1) Danh xưng hoặc danh hiệu này dạy các em các điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô? (2) Danh xưng hoặc danh hiệu này giúp các em hiểu gì về cách Ngài có thể giúp đỡ các em?

  • Hãy tạo ra một hình ảnh thể hiện một số vai trò hoặc danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô mà các em yêu thích. Hình ảnh đó có thể là đám mây có chữ viết bên trong hoặc một hình vẽ thể hiện một hoặc nhiều vai trò hoặc danh hiệu mà các em đã chọn. Hãy đưa cả những đoạn tham khảo thánh thư thích hợp vào hình ảnh được các em tạo ra.

  • Viết một bài thơ hoặc lời bài hát mà trong đó có một số vai trò hoặc danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô mà các em yêu thích.

  • Hãy tưởng tượng các em đã có cơ hội để giảng giải cho một người nào đó về Chúa Giê Su Ky Tô là ai và những điều Ngài có thể làm cho chúng ta. Viết ít nhất một đoạn mô tả về ít nhất ba vai trò hoặc danh hiệu của Đấng Ky Tô.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để hoàn thành sinh hoạt các em chọn, hãy cho các em cơ hội chia sẻ những điều đã thực hiện. Nếu đã làm việc theo cá nhân thì các em có thể chia sẻ với người bạn cùng cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Nếu làm việc theo nhóm khác thì các em có thể chia sẻ với một nhóm khác. Anh chị em cũng có thể mời một vài học viên sẵn sàng chia sẻ những điều các em đã làm với cả lớp.

Có ước muốn lớn lao hơn để được đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn

Sinh hoạt đánh giá sau đây liên quan đến lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước 88:63 để đến gần Ngài. Nếu áp dụng, hãy cân nhắc việc nhắc nhở học viên về một số sinh hoạt học tập trong bài học “Giáo Lý và Giao Ước 88:51–95” để giúp các em ghi nhớ những gì đã học và cảm nhận được.

Ví dụ: nếu đã dùng nam châm để giảng dạy thì anh chị em có thể cân nhắc việc giơ lên hai thỏi nam châm và mời học viên chia sẻ những điều các em nhớ được về bài học đó. Nếu học viên đã vẽ vào nhật ký ghi chép việc học tập để thể hiện cho mức độ gần gũi mà các em cảm nhận được với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô vào lúc đó thì anh chị em có thể mời các em tìm những bức vẽ đó để so sánh cảm nghĩ của các em bây giờ với cảm nghĩ vào lúc đó.

Các em có thể nhớ đã học một lời mời gọi quan trọng từ Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước 88:63. Hãy đọc câu sau để ôn lại lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi.

Hãy cho học viên cơ hội đánh giá ước muốn đến gần Chúa Giê Su Ky Tô của mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Ước muốn được đến gần Chúa Giê Su Ky Tô của các em hiện nay như thế nào so với cách đây vài tuần hoặc vài tháng (ít hơn, ngang nhau hay nhiều hơn)?

  • Các em đã học được hoặc trải nghiệm được điều gì mà đã ảnh hưởng đến ước muốn của các em?

  • Các em đã thực hiện những hành động nào để đến gần Đấng Ky Tô hơn? Các em muốn thực hiện những hành động nào để đến gần Ngài hơn?

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để ghi lại câu trả lời, hãy mời một vài em xung phong chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Lời mời để áp dụng

Trong quá trình học tập ở lớp giáo lý, các em có thể đã được mời áp dụng một số lời mời trong thánh thư vào cuộc sống của mình.

Hãy dành chút thời gian để ghi nhớ một số mục tiêu mà các em đã đặt ra cho bản thân mình hoặc những ấn tượng thuộc linh mà các em đã có trong khi học tập. Các em có thể làm điều này bằng cách xem qua nhật ký ghi chép việc học tập của mình hoặc tìm kiếm những câu thánh thư mà các em đã đánh dấu gần đây.

Nếu có thể, hãy cân nhắc việc chia sẻ một số lời mời cụ thể mà anh chị em đã đưa ra cho học viên trong các bài học gần đây. Ví dụ: anh chị em có thể mời học viên đặt ra các mục tiêu tương tự như sau:

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để xem lại mục tiêu mà các em đã tự đặt ra, hãy cho các em thời gian để đánh giá sự tiến triển của bản thân bằng cách hỏi những câu như sau:

  • Các em đã nỗ lực thế nào để áp dụng những lời giảng dạy này từ Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của mình?

  • Những nỗ lực này đã tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của các em và trong mối quan hệ của các em với Thượng Đế?

  • Các em cảm thấy nên có những bước kế tiếp nào trong các lĩnh vực này?

In