Bài Học 112—Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 7: Học Thuộc Lòng; Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh
“Bài Học 112—Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 7: Học Thuộc Lòng; Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 7”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
Bài Học 112: Giáo Lý và Giao Ước 94–97
Thực Hành Thông Thạo Giáo Lý 7
Học Thuộc Lòng; Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh
Sự thông thạo giáo lý có thể giúp học viên xây dựng nền tảng cho cuộc sống của các em dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Bài học này sẽ cho học viên cơ hội luyện tập để thông thạo các đoạn thông thạo giáo lý và giáo lý mà những đoạn đó giảng dạy. Bài học cũng sẽ giúp các em học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.
Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Ôn lại phần thông thạo giáo lý: học thuộc lòng
Tại sao con người thu thập hoặc tích trữ những đồ này?
Con người có thể thu thập và tích trữ những gì khác để sử dụng trong tương lai?
Điều này có liên quan như thế nào đến việc học thuộc lòng các phần tham khảo thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt?
Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:85. Tìm kiếm lời hứa mà Chúa ban cho nếu chúng ta tích trữ lời của Ngài trong tâm trí mình.
“Những lời nói về cuộc sống” có nghĩa là gì?
Các em đã cố gắng trân quý lời của Thượng Đế trong tâm trí mình bằng những cách khác nhau nào?
Những nỗ lực này đã giúp các em cảm nhận được tình yêu thương hoặc quyền năng của Thượng Đế trong cuộc sống của mình như thế nào?
Chúa đã ban phước cho các em như thế nào bằng cách giúp các em nhớ lại một câu thánh thư ngay khi các em cần đến?
Chọn ra ba đến năm đoạn thông thạo giáo lý mà các em cảm thấy có giá trị để “tích trữ” hoặc học thuộc lòng.
Suy ngẫm xem việc tích trữ những phần tham khảo này có thể giúp các em noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài như thế nào.
Làm thẻ ghi nhớ cho mỗi đoạn mà các em đã chọn bằng cách viết phần tham khảo ở mặt trước tờ giấy và cụm từ thánh thư then chốt ở mặt sau.
Tập học thuộc lòng nội dung ở cả hai bên của mỗi thẻ ghi nhớ.
Học và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh
Một vài người bạn không phải là tín hữu của Giáo Hội đã hỏi các em tại sao các em không uống cà phê, trà hoặc rượu. Sau khi các em giải thích ngắn gọn những điều mình biết về Lời Thông Sáng, bạn bè của các em đã nói rằng họ thấy việc đó thật khắt khe và hỏi: “Tại sao lại có người muốn sống theo cách đó chứ?”
Các em cảm thấy nguyên tắc nào về việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh sẽ giúp ích nhất cho các em khi trả lời bạn bè mình? Tại sao?
Hành động bằng đức tin
Quyết tâm tuân theo Lời Thông Sáng của các em (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 89) thể hiện hành động của đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?
Các em biết gì về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài mà có thể giúp các em tuân theo Lời Thông Sáng ngay cả khi các em không hoàn toàn hiểu hết lời đó?
Xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng một quan điểm vĩnh cửu
Việc hiểu được kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của các em về Lời Thông Sáng?
Những người khác cho rằng họ có thể nhận được một số lợi ích ngắn hạn nào khi không tuân theo Lời Thông Sáng? Những lợi ích này được so sánh như thế nào so với các phước lành dài hạn mà Đấng Cứu Rỗi đã hứa khi chúng ta tuân theo Lời Thông Sáng? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 89:18–21).
Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định
Các em đã học được những gì khi nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 89 mà có thể giúp ích cho các em khi trả lời bạn bè mình?
Có đoạn thông thạo giáo lý nào nữa mà có thể giúp ích cho các em không?
Các nguồn do Chúa chỉ định như Đức Thánh Linh, cha mẹ hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội đã ảnh hưởng như thế nào đến ước muốn tuân theo Lời Thông Sáng của các em?