Lớp Giáo Lý
Giáo Lý và Giao Ước 98–101: Khái Quát


“Giáo Lý và Giao Ước 98–101: Khái Quát”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 98–101”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 98–101

Giáo Lý và Giao Ước 98–101

Khái Quát

Vào tháng Bảy năm 1833, các nhóm chống đối ở địa phương tại Missouri đã buộc Các Thánh Hữu phải rời khỏi Hạt Jackson. Giám Trợ Edward Partridge và Charles Allen bị trét hắc ín và lông gà lên người, còn xưởng in của W. W. Phelps thì bị phá hủy. Tiên Tri Joseph Smith không biết về những sự kiện này khi ông nhận được Giáo Lý và Giao Ước 98. Trong điều mặc khải này, Các Thánh Hữu đã được an ủi và được ban cho những lời chỉ dẫn về cách phản ứng trước sự ngược đãi. Vào lúc ông nhận được Giáo Lý và Giao Ước 101 vào tháng Mười Hai năm 1833, phần lớn Các Thánh Hữu đã bị đuổi ra khỏi nhà của họ ở Hạt Jackson, Missouri. Chúa đã phán bảo họ lý do Ngài để cho họ bị đuổi ra khỏi nhà, nhắc nhở họ về lòng trắc ẩn của Ngài và nói về sự cứu chuộc cuối cùng của Si Ôn.

Hãy cho học viên cơ hội để thảo luận về các lẽ thật phúc âm. Hãy dành thời gian cho học viên tập nói về những điều các em đang học về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Điều này có thể giúp học viên tiếp thu, ghi nhớ và diễn đạt rõ ràng các lẽ thật này. Cách luyện tập này cũng có thể làm gia tăng sự tự tin của học viên khi chia sẻ những lẽ thật trong các bối cảnh khác. Để biết thêm về cách Đấng Cứu Rỗi đã làm điều này, xin xem phần “Đấng Cứu Rỗi Đã Khuyến Khích Người Khác Chia Sẻ Những Lẽ Thật mà Họ Đang Học” trong Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em cũng có thể xem ví dụ về cách thực hiện việc đó trong bài học tuần này có tựa đề “Giáo Lý và Giao Ước 101:1–42”.

Chuẩn bị giảng dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho anh chị em ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Giáo Lý và Giao Ước 98

Giáo Lý và Giao Ước 101:1–42

Mục đích của bài học: Giúp học viên cảm nhận được lòng trắc ẩn và lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi dành cho các em.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy nghĩ về tác động của việc tham gia lớp giáo lý đối với các kinh nghiệm của mình. Các em có thể nghĩ về cách mình tham gia vào các cuộc thảo luận trong lớp và các cuộc thảo luận nhóm, và quyết định cách để tham gia tích cực hơn.

  • Video:Lòng Trắc Ẩn Vĩnh Cửu của Đấng Cứu Rỗi” (13:00) từ phút 9:40 đến 10:01

  • Hình ảnh: Một người trẻ tuổi đang đau khổ

Giáo Lý và Giao Ước 101:43–101

Mục đích của bài học: Cho học viên cơ hội tìm hiểu một câu chuyện ngụ ngôn và khám phá ra ý nghĩa thuộc linh của câu chuyện đó.

  • Học viên chuẩn bị: Giải thích cho học viên rằng những điều xung quanh chúng ta có thể tượng trưng hoặc dạy cho chúng ta các lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Môi Se 6:63). Ví dụ: mặt trời là trung tâm thái dương hệ, mang ánh sáng và sự sống đến cho trái đất. Tương tự như vậy, Chúa Giê Su Ky Tô là trọng tâm trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho các con của Ngài, và mang ánh sáng và sự sống đến cho mỗi người chúng ta. Hãy mời học viên tìm một điều gì đó trong cuộc sống hằng ngày mà có thể dạy cho các em về Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên sẽ có cơ hội chia sẻ khi bắt đầu bài học.

  • Video:Hỡi Si Ôn, … Mặc Lấy Sức Mạnh Ngươi” (13:44) từ phút 0:47 đến 1:20

  • Tài liệu phát tay: “Cách Học Các Câu Chuyện Ngụ Ngôn của Đấng Cứu Rỗi”

In