Lớp Giáo Lý
Bài Học 120—Giáo Lý và Giao Ước 107:21–100: Các Nhân Chứng Đặc Biệt cho Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài Học 120—Giáo Lý và Giao Ước 107:21–100: Các Nhân Chứng Đặc Biệt cho Chúa Giê Su Ky Tô”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 107:21–100”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 120: Giáo Lý và Giao Ước 106–108

Giáo Lý và Giao Ước 107:21–100

Các Nhân Chứng Đặc Biệt cho Chúa Giê Su Ky Tô

Cũng giống như Ngài đã làm trong thời Tân Ước, Chúa Giê Su Ky Tô đã kêu gọi các vị tiên tri, sứ đồ, và những người khác để lãnh đạo Giáo Hội của Ngài ngày nay và làm chứng về Ngài trên khắp thế giới. Trong Giáo Lý và Giao Ước 107, Chúa Giê Su đã giải thích vai trò của các vị lãnh đạo được chọn này. Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy tin tưởng hơn rằng Các Sứ Đồ là các nhân chứng đặc biệt cho Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
tượng Đấng Ky Tô

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy cân nhắc mang theo sáu cái ly đến lớp và cùng với học viên xây một hình kim tự tháp nhỏ. Đặt ba cái ly ở phía dưới, hai cái lên giữa, và một cái ở trên cùng. Viết lên trên cái ly trên cùng chữ Các Thánh Hữu và nói cho học viên biết chiếc ly đó tượng trưng cho các tín hữu trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Hãy giải thích rằng trong Kinh Tân Ước, Chúa Giê Su đã tổ chức Giáo Hội của Ngài theo cách mà sẽ ban phước cho các tín hữu của giáo hội.

Hãy đọc các câu sau đây. Hãy tìm kiếm những sự kêu gọi mà Đấng Cứu Rỗi đã sử dụng để điều hành Giáo Hội của Ngài và hỗ trợ Các Thánh Hữu trong thời kỳ của Ngài.

  • Các em đã tìm thấy điều gì?

    Trong khi học viên chia sẻ, anh chị em có thể ghi lên hai cái ly ở giữa Các Thầy Bảy MươiCác Giám Trợ và ba cái ly dưới cùng là Chúa Giê Su Ky Tô, Các Vị Tiên TriCác Sứ Đồ. Hãy giải thích rằng mặc dù tất cả Các Vị Sứ Đồ được coi là các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải nhưng chúng ta thường gọi Vị Sứ Đồ trưởng là vị tiên tri.

  • Tại sao là quan trọng cho chúng ta để hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô, các vị tiên tri và sứ đồ là nền tảng của Giáo Hội? (xin xem Ê Phê Sô 2:20).

    Hãy giúp học viên hiểu rằng thời xưa, một “đá góc nhà” (Ê Phê Sô 2:20) là một tảng đá lớn được đặt ở góc của một nền móng. Góc và vị trí của tất cả các tảng đá khác đều được đo từ đá góc nhà.

  • Các em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể được so sánh với một đá góc nhà?

Hãy mời học viên suy ngẫm về các phước lành của việc có được các vị lãnh đạo này trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Học viên có thể tự hỏi bản thân đang làm gì để nhận được các phước lành có thể đến từ những người mà Đấng Cứu Rỗi đã đặt vào các vị trí này.

Hãy khuyến khích các học viên mời gọi ảnh hưởng của Đức Thánh Linh khi các em tìm cách để hiểu vai trò của các vị lãnh đạo Giáo Hội trong việc củng cố chứng ngôn của các em về Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh chị em có thể tóm lược hoặc đọc văn cảnh sau đây cho Giáo Lý và Giao Ước 107.

Dưới sự hướng dẫn của Cha Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã tổ chức Giáo Hội phục hồi của Ngài trong thời kỳ của chúng ta trên cùng một nền tảng mà Ngài đã dựng lên trong giáo vụ trên trần thế của Ngài (xin xem Những Tín Điều 1:6). Chúa đã bắt đầu mặc khải cơ cấu tổ chức cho Tiên Tri Joseph Smith và tiếp tục mặc khải cơ cấu này đến ngày nay. Đến năm 1835, Đấng Cứu Rỗi đã kêu gọi một Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, Các Thầy Bảy Mươi, các vị giám trợ, và các chức sắc chức tư tế khác để phục vụ Các Thánh Hữu và điều hành Giáo Hội của Ngài trên thế gian. Giáo Lý và Giao Ước 107 vạch ra một số trách nhiệm mà Đấng Cứu Rỗi đã ban cho những người được kêu gọi vào các chức vụ này.

Trách nhiệm của các vị lãnh đạo đã được chọn của Chúa

Hãy cân nhắc việc viết mỗi chức vụ kêu gọi sau đây lên trên từng mảnh giấy khác nhau và dán chúng xung quanh phòng. Anh chị em có thể chia các học viên thành nhóm để nghiên cứu các chức vụ kêu gọi cụ thể, hoặc anh chị em có thể cho phép các em đi đến sự kêu gọi mà các em muốn học.

Hãy chắc chắn dành ra đủ thời giờ cho phần cuối cùng của bài học.

Hãy nghiên cứu các đoạn sau đây, tìm kiếm cách Chúa Giê Su Ky Tô sử dụng những người mà Ngài đặt vào những sự kêu gọi này để hỗ trợ Các Thánh Hữu trong Giáo Hội của Ngài:

Khi các nhóm kết thúc việc nghiên cứu, hãy mời các em chia sẻ những điều đã học được với cả lớp.

  • Đấng Cứu Rỗi đã ban phước cho các em như thế nào qua những người nắm giữ những chức vụ kêu gọi này?

  • Chúng ta có thể làm một số điều gì để hỗ trợ những người nắm giữ những chức vụ kêu gọi thiêng liêng này? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 107:22).

Các nhân chứng đặc biệt cho Chúa Giê Su Ky Tô

Khi các nhóm đã chia sẻ xong, hãy khuyến khích học viên tô đậm các từ hoặc cụm từ trong câu 23 mà dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô kêu gọi Các Sứ Đồ để làm chứng đặc biệt cho Ngài trên khắp thế giới.

  • Các Sứ Đồ làm chứng về Đấng Ky Tô trên khắp thế giới trong thời kỳ chúng ta theo những cách thức nào?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích ý nghĩa của việc Các Sứ Đồ làm “nhân chứng đặc biệt cho tôn danh của Đấng Ky Tô” (câu 23).

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Vai trò của một Sứ Đồ ngày nay vẫn giống như thời xưa (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 1:22; 4:33). Nhiệm vụ của chúng tôi là đi khắp thế gian và tuyên bố về “Chúa Giê Su Ky Tô bị đóng đinh trên cây thập tự” (xin xem Mác 16:15; 1 Cô Rinh Tô 2:2). Một Sứ Đồ là một người truyền giáo và là một nhân chứng đặc biệt cho tôn danh của Đấng Ky Tô. “Tôn danh của Đấng Ky Tô” nói đến toàn bộ sứ mệnh, cái chết và sự phục sinh của Đấng Cứu Rỗi—thẩm quyền của Ngài, giáo lý của Ngài, và những phẩm chất độc nhất vô nhị của Ngài với tư cách là Vị Nam Tử của Thượng Đế để trở thành Đấng Cứu Chuộc và Đấng Cứu Rỗi cho chúng ta. Với tư cách là các nhân chứng đặc biệt cho tôn danh của Đấng Ky Tô, chúng tôi làm chứng cho sự tính xác thực, thiên tính, và sự phục sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu của Ngài, và phúc âm của Ngài. (David A. Bednar, “Special Witnesses of the Name of Christ,” Religious Educator: Perspectives on the Restored Gospel, tập 12, số 2 [2011], trang 1)

  • Các em nghĩ vì sao Chúa Giê Su Ky Tô ban Các Sứ Đồ tại thế để làm các nhân chứng đặc biệt cho Ngài bên cạnh những lời chứng về Ngài trong thánh thư?

Hãy cân nhắc việc xem một video về một Vị Sứ Đồ đưa ra lời chứng đặc biệt về Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như “Neil L. Andersen: Special Witness of Christ” (5:24, xem từ phút 4:15 đến 5:24). Mời học viên chú ý đến cảm nghĩ của các em khi lắng nghe chứng ngôn của ông.

Nếu cần thiết cho sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc việc cung cấp cho học viên các bài nói chuyện trong đại hội trung ương gần đây hoặc những lời phát biểu khác từ Các Vị Sứ Đồ.

Hãy tìm kiếm trong các bài nói chuyện đại hội gần đây hoặc những lời phát biểu gần đây để có các ví dụ về Các Sứ Đồ đặc biệt làm chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô. Khi làm điều này, hãy cân nhắc ghi lại những câu trả lời của các em cho một hoặc nhiều câu hỏi sau đây vào nhật ký học tập:

  • Các lời chứng đặc biệt của Các Sứ Đồ này ảnh hưởng như thế nào đến những cảm nghĩ của các em về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Một Vị Sứ Đồ đã chia sẻ điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà các em cũng tin là thật? Các em đã tự biết được lẽ thật đó như thế nào?

  • Chúng ta có thể làm một số điều gì trong suốt cuộc đời mình để tiếp tục học hỏi từ các lời chứng đặc biệt của Các Sứ Đồ về Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy mời một vài học viên chia sẻ điều các em đã học cùng với những hiểu biết sâu sắc mà các em có thể đã viết ra.

Khuyến khích học viên tiếp tục sử dụng các lời chứng đặc biệt của Các Sứ Đồ về Chúa Giê Su Ky Tô để củng cố đức tin của các em nơi Ngài. Ví dụ, anh chị em có thể đề nghị học viên nghiên cứu một bài nói chuyện đại hội trung ương mỗi tuần, theo dõi Các Sứ Đồ trên phương tiện truyền thông xã hội, hoặc đặc biệt tập trung vào các chứng ngôn và những lời giảng dạy của Các Sứ Đồ về Chúa Giê Su Ky Tô trong đại hội trung ương sắp tới.

In