Lớp Giáo Lý
Bài Học 119—Giáo Lý và Giao Ước 107:1–20: “Thánh Chức Tư Tế”


“Bài Học 119—Giáo Lý và Giao Ước 107:1–20: ‘Thánh Chức Tư Tế’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 107:1–20”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 119: Giáo Lý và Giao Ước 106–108

Giáo Lý và Giao Ước 107:1–20

“Thánh Chức Tư Tế”

các bạn trẻ được phong nhiệm cho một chức vụ kêu gọi

Vào mùa xuân năm 1835, các thành viên của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mới được thành lập đã chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ truyền giáo đầu tiên. Điều mặc khải này từ Chúa đã mang đến những chi tiết giúp họ và những người khác làm tròn các trách nhiệm chức tư tế của mình. Bài học này có thể giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng quyền năng của Đấng Cứu Rỗi và thẩm quyền chức tư tế của Ngài khi các em phục vụ trong Giáo Hội của Ngài.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Phần Phụ Thuộc

Hãy bắt đầu lớp học bằng cách mời một học viên vẽ một cái cây có nhiều cành lên trên bảng. Mời cả lớp xác định những phần nào của cây là phần phụ thuộc (cành và lá). Mời học viên đã vẽ cái cây hãy cắt đứt một trong các phần phụ thuộc bằng cách xóa đi đoạn kết nối cành cây với thân cây. Yêu cầu cả lớp thảo luận những câu hỏi sau đây để giúp các em hiểu lý do tại sao chúng ta cần phải luôn luôn kết nối với Đấng Cứu Rỗi và chức tư tế của Ngài:

  • Điều gì xảy ra với phần phụ thuộc khi nó không còn được kết nối với cây? Tại sao?

Hãy đọc Giăng 15:5, tìm kiếm điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy mà có liên quan đến bài học trực quan này.

  • Các em đã học được điều gì?

  • Tại sao chúng ta cần duy trì sự kết nối với Đấng Cứu Rỗi trong những nỗ lực của chúng ta để phục vụ trong Giáo Hội của Ngài?

Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm về sự kết nối của các em với Chúa Giê Su Ky Tô. Mời các em tìm kiếm sự soi dẫn khi suy ngẫm về mối liên kết này không chỉ ban phước cho cá nhân các em mà còn trao cho các em sức mạnh để ban phước cho người khác thông qua các chức vụ kêu gọi và chỉ định phục sự trong Giáo Hội như thế nào.

Phần phụ của chức tư tế

Để giúp học viên hiểu được văn cảnh của tiết 107, hãy chia sẻ thông tin sau đây bằng lời riêng của anh chị em:

Vào ngày 28 tháng Ba năm 1835, các tín hữu của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mới được thành lập đã chuẩn bị lên đường phục vụ truyền giáo tại miền đông Hoa Kỳ. Một số Sứ Đồ đã không chắc chắn về cách phục vụ trong những sự kêu gọi mới của họ. Chúa đã mặc khải Giáo Lý và Giao Ước 107 để chỉ dẫn họ về chức tư tế, đồng thời khuyến khích họ thực hiện các chỉ định của mình.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 107:1–4, tìm kiếm những điều Chúa đã dạy về chức tư tế của Ngài.

  • Các em đã học được gì về Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc?

So sánh tên của chức tư tế tìm thấy trong câu 3 với điều mà Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Đấng Ky Tô là nguồn gốc chân chính của tất cả thẩm quyền và quyền năng của chức tư tế trên thế gian. Đó là công việc của Ngài, mà chúng ta có được đặc ân để phụ giúp trong công việc đó. (Dieter F. Uchtdorf, “Niềm Vui của Chức Tư Tế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2012, trang 59)

  • Tại sao các em cảm thấy mình cần phải hiểu được rằng tất cả quyền năng chức tư tế đều đến trực tiếp từ Chúa Giê Su Ky Tô?

Trước khi đọc các câu sau đây, hãy mời học viên nhớ lại cuộc thảo luận của các em về các phần phụ. Hãy vẽ một cái cây khác lên trên bảng và đặt tên là Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó liệt kê những điều sau đây lên trên bảng: Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, Chức Tư Tế A Rôn, Hội Phụ Nữ, Hội Thiếu Nữ, Trường Chủ Nhật, Hội Thiếu Nhi.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 107:5, 13–14 với người bạn cùng cặp, sau đó tìm xem những từ nào trên bảng mà các em có thể so sánh với thân cây và những từ nào mà các em có thể so sánh với phần phụ.

  • Dựa trên nội dung đã đọc, các em có thể so sánh thân cây với điều gì? Những phần nào là phần phụ?

    Khi học viên trả lời các câu hỏi trước, hãy cân nhắc việc đặt tên thân cây là Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, các phần phụ (hoặc cành cây) là Chức Tư Tế A Rôn và các tổ chức của Giáo Hội được liệt kê trên bảng.

    Mời học viên đánh dấu lẽ thật trong câu 5 rằng tất cả các thẩm quyền và chức phẩm trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi đều phụ thuộc vào Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ sự so sánh của Chúa về Chức Tư Tế A Rôn và các tổ chức của Giáo Hội là “phần phụ thuộc” của Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc của Ngài?

biểu tượng huấn luyệnSử dụng lời của các vị tiên tri để nhấn mạnh đến giáo lý và các nguyên tắc: Sau đây là một ví dụ về việc sử dụng lời tiên tri để giúp học viên hiểu sâu hơn về giáo lý. Để thực tập thêm về điều này, xin xem phần huấn luyện có tựa đề “Giảng dạy từ thánh thư và những lời của các vị tiên tri ngày sau” trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên. Cân nhắc thực tập kỹ năng này, “Chuẩn bị lời mời để giúp học viên kết nối các lẽ thật có trong thánh thư với điều các vị tiên tri tại thế đang nói”.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ điều sau đây về thẩm quyền chức tư tế trong các chức vụ kêu gọi của Giáo Hội:

Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Cuối cùng, tất cả các chìa khóa của chức tư tế đều do Chúa Giê Su Ky Tô nắm giữ, chức tư tế thuộc về Ngài. Ngài là Đấng xác định các chìa khóa nào được ủy thác cho con người và các chìa khóa đó sẽ được sử dụng như thế nào. …

… Bởi vì thánh thư nói rằng “tất cả các thẩm quyền [và] chức vị khác trong giáo hội đều phụ thuộc vào chức tư tế [Mên Chi Xê Đéc] này” (GL&GƯ 107:5) nên tất cả mọi việc được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của những chìa khóa chức tư tế đó đều được thực hiện với thẩm quyền chức tư tế. (Dallin H. Oaks, “Các Chìa Khóa và Thẩm Quyền của Chức Tư Tế,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 50)

Hãy nhắc học viên nhớ rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của tất cả quyền năng chức tư tế (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 107:3). Cân nhắc viết cụm từ quyền năng của Đấng Cứu Rỗi bên cạnh Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc trên thân cây.

  • Việc hiểu được rằng mỗi chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội đều gắn liền với quyền năng của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp các em phục vụ tốt hơn những người xung quanh mình như thế nào?

  • Có khi nào các em cảm thấy quyền năng của Đấng Cứu Rỗi đã giúp đỡ các em trong sự phục vụ Giáo Hội của mình không?

Có kinh nghiệm về quyền năng của chức tư tế

Hãy mời học viên đọc các đoạn sau và thảo luận ba câu hỏi bên dưới với người bạn cùng cặp. Anh chị em có thể cần đưa ra các câu hỏi để học viên tham khảo.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 107:8, 18–20, sau đó tìm kiếm những cách mà Đấng Cứu Rỗi trao quyền năng qua chức tư tế của Ngài cho những người phục vụ trong Giáo Hội.

biểu tượng thông thạo giáo lý Giáo Lý và Giao Ước 107:8 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

  • Chúa ban phước cho chúng ta một số “công việc thuộc linh” (câu 8) nào qua Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc của Ngài?

    Hãy giúp học viên hiểu rằng việc điều hành “các công việc thuộc linh” gồm có thực hiện các phước lành, các giáo lễ và các giao ước.

  • “Các giáo lễ bề ngoài” của chức tư tế A Rôn (chẳng hạn như phép báp têm và Tiệc Thánh) được đề cập đến trong câu 20 giúp các em kết nối với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Khi nào thì sự kết nối của một người khác với Đấng Cứu Rỗi khi họ phục vụ trở thành một phước lành trong cuộc sống của các em?

Cân nhắc việc chia sẻ ví dụ về một người nào đó đã được ban phước khi những người khác phục vụ theo cách giúp họ kết nối với quyền năng của Đấng Cứu Rỗi.

2:3

Áp dụng cho cá nhân

Chị Bonnie L. Oscarson, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã dạy về cách thẩm quyền chức tư tế có thể trao quyền cho các thiếu nữ trong những sự kêu gọi của các em như thế nào. Hãy tìm kiếm cách áp dụng lời phát biểu của bà cho giới trẻ khi các em phục vụ.

Chủ Tịch Bonnie L. Oscarson

Các thiếu nữ của Giáo Hội cần phải tự xem mình là những người tham gia chủ yếu trong công việc cứu rỗi do chức tư tế hướng dẫn chứ không phải chỉ là người đứng ngoài xem và ủng hộ mà thôi. Các em nắm giữ những chức vụ kêu gọi và được phong nhiệm bởi những người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế để hành động với tư cách là các vị lãnh đạo với quyền năng và thẩm quyền trong công việc này. Khi các em làm vinh hiển chức vụ kêu gọi của mình trong các chủ tịch đoàn của lớp học và chuẩn bị phần thuộc linh, cùng nhau hội ý, tìm đến phục sự các học viên trong lớp của mình, và giảng dạy lẫn nhau phúc âm, thì các em đang dự phần trong công việc này và cả các em lẫn những người bạn của mình sẽ được phước. (Bonnie L. Oscarson, “Hỡi Các Chị Em Phụ Nữ trong Si Ôn, Hãy Đứng Lên trong Sức Mạnh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 14)

  • Các em ấn tượng với điều gì trong lời phát biểu này? Tại sao?

    Hãy mời học viên trả lời câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập của các em. Anh chị em có thể mời các học viên xung phong chia sẻ câu trả lời của mình.

  • Các em đã học được điều gì ngày hôm nay về tầm quan trọng của việc sử dụng quyền năng của Đấng Cứu Rỗi và thẩm quyền chức tư tế của Ngài khi các em phục vụ trong Giáo Hội?

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong suốt bài học này và ôn lại trong các bài học tới. Cụm từ thánh thư then chốt là “Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc … có quyền năng cùng thẩm quyền … để điều hành các công việc thuộc linh.” Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm trong tài liệu phụ lục trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý.”