Lớp Giáo Lý
Bài Học 125—Giáo Lý và Giao Ước 111: “Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp cho Sự Lợi Ích của Các Ngươi”


“Bài Học 125—Giáo Lý và Giao Ước 111: ‘Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp cho Sự Lợi Ích của Các Ngươi,’” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 111,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 125: Giáo Lý và Giao Ước 111–114

Giáo Lý và Giao Ước 111

“Ta Sẽ Thu Xếp Tất Cả Mọi Điều Tốt Đẹp cho Sự Lợi Ích của Các Ngươi”

Vào năm 1836, Giáo Hội đã mắc nợ rất nhiều. Tiên Tri Joseph Smith và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội đã đi đến Salem, Massachusetts, nơi mà họ hy vọng có được tiền để trả những món nợ của Giáo Hội. Vào ngày 6 tháng Tám năm 1836, Joseph Smith đã nhận được điều mặc khải được ghi trong Giáo Lý và Giao Ước 111. Trong điều mặc khải này, Chúa đã trấn an ông về nợ nần của Giáo Hội và sự thịnh vượng của Si Ôn. Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy tin tưởng nhiều hơn vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Salem, Massachusetts

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Mọi việc sẽ diễn ra như thế nào?

Hãy bắt đầu lớp học bằng cách mời học viên nghĩ về những thử thách mà các thanh thiếu niên thường gặp phải mà có thể khiến họ cảm thấy chán nản hoặc sợ rằng mọi thứ sẽ không trở nên tốt hơn. Sau đó, anh chị em có thể vẽ một thang điểm giống như sau lên trên bảng và mời học viên sử dụng thang điểm đó để trả lời câu hỏi dưới đây.

Hình Ảnh
Thang điểm từ 1 đến 5
  • Các em nghĩ hầu hết các thanh thiếu niên tự tin như thế nào rằng mọi việc sẽ diễn ra vì lợi ích của họ?

Hãy suy ngẫm cách các em sẽ đánh giá bản thân mình trên thang điểm này về những vấn đề hoặc thử thách mà các em hiện đang gặp phải hoặc có thể gặp phải trong tương lai.

Khoảng thời gian đáng lo ngại đối với Joseph và những người khác

Cân nhắc việc mời một học viên đọc bối cảnh sau đây, hoặc anh chị em có thể tóm lược bối cảnh đó bằng lời riêng của mình. Anh chị em có thể nêu ra rằng giống như khi chúng ta đối mặt với những thử thách trong cuộc sống của mình mà có thể làm chúng ta nản lòng, Joseph Smith và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội đã gặp những thử thách vào năm 1836 khiến họ hết sức lo ngại về tương lai của Si Ôn.

Hình Ảnh
bản đồ miền đông Hoa Kỳ

Đến năm 1836, Giáo Hội mắc nợ nhiều vì những chi phí để xây cất Đền Thờ Kirtland và mua đất đai ở Ohio và Missouri. Cùng lúc đó, Các Thánh Hữu ở Hạt Clay, Missouri, đã bị buộc phải di dời đi nơi khác. Vào cuối tháng Bảy năm 1836, với những lo ngại này đè nặng lên tâm trí họ, Joseph và Hyrum Smith, Oliver Cowdery, và Sidney Rigdon đã đi hơn 600 dặm (965 kilômét) từ Kirtland, Ohio, đến Salem, Massachusetts. Mặc dù lý do cho chuyến đi của họ thì không được xác nhận, nhưng họ có thể đã hành động theo thông tin mà họ nghĩ là có thể giúp họ giảm bớt nợ nần cho Giáo Hội. Có người kể rằng một tín hữu Giáo Hội đã nói với Joseph Smith về một ngôi nhà ở Salem có cất giấu một số tiền lớn. (Xin xem lời giới thiệu lịch sử cho “Revelation, 6 August, 1836 [D&C 111],” 35, josephsmithpapers.org.)

  • Các em nghĩ Joseph Smith tin tưởng đến mức nào rằng các vấn đề mà Giáo Hội đang gặp phải sẽ được giải quyết ổn thỏa?

Khi học viên nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 111, hãy mời các em tìm kiếm sự mặc khải về những cách Chúa có thể giúp chúng ta gia tăng lòng tin của mình rằng các vấn đề và thử thách có thể mang lại lợi ích cho chúng ta.

“Mặc [cho] những chuyện điên rồ của các ngươi”

Hãy cân nhắc viết các nhóm câu sau đây lên trên bảng. Một cách để học những câu này là đọc nhóm câu đầu tiên, và sau đó mời học viên viết câu trả lời của các em cho hai câu hỏi trên một tờ giấy rồi chuyền nó cho một người bạn cùng lớp. Thảo luận điều các học viên đã viết. Lặp lại hoạt động này với hai nhóm câu còn lại. Điều này có thể giúp học viên chia sẻ điều các em đang học và được dạy từ các bạn cùng lớp.

Nếu cần, hãy giải thích rằng chuyện điên rồ là một lỗi lầm hoặc phán đoán sai lầm.

Tập trung vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô: Để luyện tập thêm về điều này, xin xem phần huấn luyện có tựa đề “Giảng dạy về các danh hiệu, vai trò và thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô” trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên: Tập Trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc luyện tập kỹ năng “Đặt ra các câu hỏi tìm kiếm để giúp học viên nhận thấy các vai trò, danh hiệu, biểu tượng, thuộc tính, và tính cách của Chúa Giê Su Ky Tô.” Sau khi xem lại phần huấn luyện, anh chị em có thể muốn điều chỉnh hoặc thêm vào các câu hỏi mà anh chị em hỏi học viên về các đoạn thánh thư sau đây.

Hãy đọc các nhóm câu thánh thư sau đây, và với mỗi nhóm câu, hãy trả lời hai câu hỏi sau:

  • Các em có câu hỏi nào về những câu này?

  • Các em học được lẽ thật nào về Thượng Đế từ những câu này?

Trong câu trả lời của các em cho câu hỏi thứ hai, học viên có thể đề cập đến một số lẽ thật hoặc thuộc tính của Thượng Đế. Những điều này có thể gồm có các lẽ thật như sau: Thượng Đế rất nhân từ với những sự điên rồ của chúng ta (xin xem câu 1); Thượng Đế giao tiếp với chúng ta qua sự bình an và quyền năng của Thánh Linh của Ngài (xin xem câu 8); Thượng Đế có thể thu xếp tất cả mọi điều cho lợi ích của chúng ta (xin xem câu 11).

  • Những lẽ thật mà các em đã nhận ra đã giúp Joseph Smith khi ông gặp thử thách và lo ngại ra sao?

  • Làm thế nào các lẽ thật đó có thể giúp đỡ các em?

Chúa có thể thu xếp tất cả mọi điều tốt đẹp cho lợi ích của chúng ta

Hãy tuân theo những sự thúc giục của Thánh Linh về các lẽ thật nào sẽ giúp ích cho học viên để nghiên cứu sâu hơn. Phần còn lại của bài học này sẽ tập trung vào lẽ thật rằng Thượng Đế có thể thu xếp tất cả mọi điều cho lợi ích của chúng ta. Cân nhắc việc viết lẽ thật này lên trên bảng và mời học viên đánh dấu những từ trong câu 11 mà giảng dạy về lẽ thật đó.

Anh chị em có thể đề cập đến thang điểm ở trên bảng và mời học viên suy ngẫm xem các em tin tưởng như thế nào rằng Thượng Đế có thể thu xếp “tất cả mọi điều” cho lợi ích của các em.

Cân nhắc thảo luận với học viên rằng nếu các em muốn tin vào lẽ thật này một cách mạnh mẽ hơn thì có thể cầu xin sự giúp đỡ để gia tăng sự hiểu biết và niềm tin của các em vào thuộc tính này của Thượng Đế.

  • Theo như câu 11, chúng ta cần có điều gì để Thượng Đế thu xếp tất cả mọi điều vì lợi ích của chúng ta?

Khi cần thiết, hãy giải thích rằng việc “khôn ngoan như những con rắn, nhưng không tội lỗi” (câu 11) có ý nói rằng các môn đồ của Đấng Cứu Rỗi nên kết hợp sự khôn ngoan với sự ngây thơ và thanh khiết.

Đối với sinh hoạt sau đây, anh chị em có thể tổ chức các học viên thành các nhóm ba người. Yêu cầu từng học viên trong nhóm đọc một đoạn khác nhau dưới đây. Sau khi học viên đã đọc và thảo luận các đoạn này, hãy cân nhắc việc mời các em lên bảng và viết một điều gì đó mà các em đã tìm thấy. Các em có thể viết điều đó xung quanh lẽ thật trên bảng, với một mũi tên chỉ vào lẽ thật.

Hãy nghiên cứu các đoạn sau đây, tìm kiếm điều chúng ta cần phải làm để Thượng Đế thu xếp tất cả mọi điều cho lợi ích của chúng ta. Cân nhắc việc liên kết các câu sau đây với Giáo Lý và Giao Ước 111:11.

Mời học viên đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley và sau đó thêm điều các em đã học được vào bản liệt kê ở trên bảng:

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã làm chứng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

Tất cả sẽ ổn thỏa. Đừng lo lắng. Tôi nói điều đó với bản thân mình mỗi buổi sáng. Tất cả rồi sẽ ổn thỏa. Nếu anh chị em làm hết sức mình, thì mọi việc sẽ ổn thỏa. Hãy đặt sự tin cậy của anh chị em nơi Thượng Đế, và tiến bước với đức tin và sự tin tưởng vào tương lai. Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta. Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta. (“Latter-day Counsel: Excerpts from Addresses of President Gordon B. Hinckley,” Ensign, tháng Mười năm 2000, trang 73)

Mời học viên chỉ dạy cho nhau về điều các em đã viết lên trên bảng. Các em có thể giải thích vì sao điều đó có ý nghĩa đối với mình. Một số câu hỏi sau đây có thể giúp nâng cao cuộc thảo luận:

  • Các em đã tìm thấy điều gì mà có thể củng cố niềm tin của mình rằng Thượng Đế có thể thu xếp tất cả mọi điều tốt đẹp cho lợi ích của các em?

  • Làm thế nào việc có được một quan điểm vĩnh cửu giúp các em tin cậy rằng Thượng Đế có thể thu xếp tất cả mọi điều vì lợi ích của các em?

  • Khi nào hoặc bằng cách nào Thượng Đế đã thu xếp những điều tốt lành trong cuộc sống của các em hoặc cuộc sống của một người nào đó mà các em biết?

Sinh hoạt sau đây cho học viên thời gian để xem xét những điều mà các em đã học và cảm nhận ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em và mối quan hệ của các em với Cha Thiên Thượng. Sau khi học viên đã viết vào nhật ký của mình, anh chị em có thể mời một vài em chia sẻ với lớp học.

Hoàn tất một hoặc nhiều câu hơn sau đây trong nhật ký học tập của các em:

  • Sự tin tưởng của tôi rằng Thượng Đế có thể thu xếp tất cả mọi điều vì lợi ích của tôi, đã được củng cố ngày hôm nay bởi …
    Điều tôi đã học được hôm nay có thể giúp tôi với một vấn đề mà tôi đang giải quyết bằng cách …
    Khi gặp khó khăn trong tương lai, tôi muốn nhớ rằng …

In