Lớp Giáo Lý
Bài Học 146—Đánh Giá Việc Học Tập Của Em 9: Giáo Lý và Giao Ước 115–134


“Bài Học 146—Đánh Giá Việc Học Của Em 9: Giáo Lý và Giao Ước 115–134”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Của Em 9,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 146: Giáo Lý và Giao Ước 133–134

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9

Giáo Lý và Giao Ước 115–134

Hình Ảnh
Đền Thờ Salt Lake City

Việc trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn đòi hỏi nỗ lực liên tục và là một tiến trình suốt đời. Việc đánh giá sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta một cách định kỳ có thể giúp chúng ta thấy được sự tiến triển chúng ta đang có và đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp học viên đánh giá việc học tập Giáo Lý và Giao Ước đã giúp các em phát triển về phần thuộc linh như thế nào.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tiến triển chậm và đều đặn

Cân nhắc cho học viên xem hình ảnh về các giai đoạn khác nhau trong quá trình xây cất Đền Thờ Salt Lake. Hỏi học viên xem các em có biết để hoàn tất đền thờ này phải mất bao lâu không (40 năm). Anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ nếu các em cảm thấy thời gian và nỗ lực cần có để hoàn thành đền thờ là đáng bõ công và tại sao.

Hình Ảnh
Đền thờ Salt Lake City, xây cất 1

Được cho phép sử dụng, Utah State Historical Society

Hình Ảnh
Salt Lake City, xây cất 2
Hình Ảnh
Salt Lake City, xây cất 3
Hình Ảnh
Salt Lake City, xây cất 4

Giúp học viên so sánh sự tăng trưởng thuộc linh của các em với việc xây cất đền thờ. Một cách để làm điều này là mời các em suy nghĩ về điều đó có thể đã như thế nào đối với những người thợ xây khi họ thực hiện dự án dài này. Anh chị em cũng có thể hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Các em có thể đã cảm thấy như thế nào sau khi làm việc trong 10 hoặc 20 năm để xây cất đền thờ mà vẫn thấy còn nhiều công việc chưa được hoàn tất?

  • Nếu các em là một trong những người thợ xây, điều gì có thể thúc đẩy các em tiếp tục công việc?

  • Các em nghĩ kinh nghiệm của những người thợ xây có thể áp dụng như thế nào cho các nỗ lực của chúng ta để phát triển phần thuộc linh và trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn?

Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm về cuộc sống của mình và điều các em đã làm để cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Hãy nghĩ về cách các em đang tiến triển, ngay cả theo những cách thức nhỏ nhặt, để trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn.

  • Mặc dù tiến trình này rất dài, nhưng các em đang học được điều gì về giá trị của việc cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn mỗi ngày?

Yêu cầu học viên chia sẻ điều các em đã học được và cảm nhận của các em về sự tiến triển của mình trong vài tuần qua. Để giúp học viên chia sẻ, anh chị em có thể mời các em ôn lại điều các em mới vừa học được từ khi học sách Giáo Lý và Giao Ước. Anh chị em có thể khuyến khích các em xem qua nhật ký của mình hoặc xem điều các em đã đánh dấu trong thánh thư của các em gần đây.

Các sinh hoạt sau đây có thể cung cấp cho học viên cơ hội để giải thích điều các em đang học, đánh giá và chia sẻ những cảm nghĩ của các em, và báo cáo về sự tiến triển của các em trong việc sống theo các nguyên tắc phúc âm. Nếu khi học về Giáo Lý và Giao Ước 115–134, lớp của anh chị em tập trung vào các lẽ thật khác với các lẽ thật trong các sinh hoạt sau đây, thì anh chị em có thể điều chỉnh các sinh hoạt để bao gồm các lẽ thật đó.

Giải thích tầm quan trọng của phép báp têm cho người chết

Để cho học viên một cơ hội để giải thích giáo lý về phép báp têm cho người chết, hãy cân nhắc việc trưng ra hình ảnh sau đây của hồ báp têm trong đền thờ và giới thiệu một tình huống giống như tình huống dưới đây.

Hình Ảnh
hồ báp têm trong đền thờ

Aubrie và bạn bè của em rất phấn khởi về việc đi đền thờ. Một người bạn không biết về đền thờ nhận thấy sự phấn khởi của họ và sau đó hỏi Aubrie xem họ làm gì trong đền thờ. Aubrie tìm một bức hình của một hồ báp têm trong đền thờ trên điện thoại của mình và bắt đầu giải thích về phép báp têm cho người chết.

Hãy cho học viên cơ hội để chia sẻ điều các em sẽ nói nếu các em được yêu cầu giải thích về phép báp têm cho người chết với một người bạn. Anh chị em có thể mời học viên đóng vai tình huống này theo từng cặp hoặc nhóm nhỏ.

Sau khi học viên đã có một cơ hội để đóng vai tình huống này, hãy mời các em xem lại điều các em đã học được trong Giáo Lý và Giao Ước 124, 127, và 128 để xem liệu các em có thêm điều gì vào lời giải thích của mình không. Anh chị em có thể yêu cầu học viên cùng nhau ôn lại theo nhóm với những câu hỏi sau đây trong tâm trí.

  • Aubrie có thể chia sẻ một số điều gì để giúp người bạn của mình hiểu rằng giáo lễ thiêng liêng này như là một phần kế hoạch của Thượng Đế?

  • Aubrie có thể giúp người bạn của mình hiểu điều gì về Cha Thiên Thượng hoặc Chúa Giê Su Ky Tô?

Một khi học viên đã xem lại và thảo luận giáo lý về phép báp têm cho người chết, anh chị em có thể cho các em một cơ hội khác để đóng vai tình huống này và đưa vào điều các em đã học được.

Tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình

Sinh hoạt này nhằm giúp học viên chia sẻ cách các em đã tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Trước hết anh chị em có thể giúp học viên ghi nhớ một số phước lành lớn lao liên quan đến việc làm công việc của Chúa bằng cách chia sẻ lời phát biểu sau đây.

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

Nhiều người trẻ tuổi đã khám phá ra rằng việc dành ra thời gian của họ để sưu tầm lịch sử gia đình và làm công việc đền thờ đã gia tăng chứng ngôn của họ về kế hoạch cứu rỗi. Việc này đã gia tăng ảnh hưởng của Thánh Linh trong cuộc sống của họ và làm giảm bớt ảnh hưởng của kẻ nghịch thù. Việc này đã giúp cho họ cảm thấy gần gũi hơn với gia đình họ và với Chúa Giê Su Ky Tô. Họ đã biết được rằng công việc này không chỉ cứu rỗi người chết mà còn cứu rỗi tất cả chúng ta nữa (xin xem GL&GƯ 128:18). (Henry B. Eyring, “Quy Tụ Lại Gia Đình của Thượng Đế Lại,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 22)

  • Các em đã khám phá ra các phước lành nào khi tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình?

Trong các bài học về Giáo Lý và Giao Ước 127–128, học viên có thể đã được mời lập kế hoạch để tham gia vào công việc này theo một cách nào đó. Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm về kế hoạch của các em và khuyến khích các em chia sẻ điều các em đã làm.

Nếu cần, anh chị em có thể nhắc nhở học viên về một số cách các em có thể chọn để tham gia. Nhưng cách đó có thể bao gồm các sinh hoạt khác trên FamilySearch.org hoặc ứng dụng Cây Gia Phả. Cân nhắc việc mời học viên mô tả hoặc, nếu có thể, hãy minh họa cho lớp học thấy điều các em đã làm hoặc học được. Học viên có thể đã tham dự đền thờ để tham gia vào các giáo lễ thiêng liêng cho những người thân đã qua đời trong gia đình. Cân nhắc việc mời các em chia sẻ những cảm nghĩ của mình về kinh nghiệm này.

Cảm thấy tin cậy nhiều hơn nơi Thượng Đế trong những lúc thử thách

Anh chị em có thể đã sử dụng những viên đá thô và những viên đá nhẵn làm minh họa khi giảng dạy Giáo Lý và Giao Ước 122; nếu có, hãy cân nhắc việc trưng chúng ra một lần nữa. Những viên đá này có thể nhắc nhở học viên về điều các em đã học được và cho phép học viên thảo luận những cảm nghĩ của mình về mục đích của những thử thách và việc tin cậy Thượng Đế khi chúng ta trải qua thử thách đó. Nếu anh chị em nghĩ là sẽ hữu ích, thì hãy cân nhắc việc nhắc nhở học viên về một số bài học về đề tài này. Học viên có thể đã học về những thử thách trong Giáo Lý và Giao Ước 98, 101, 105, 111, 121–123, và các tiết khác. Học viên cũng có thể nhớ các bài học quý giá về việc tin cậy Thượng Đế từ bài học về việc Các Thánh Hữu bị trục xuất ra khỏi Missouri.

Anh chị em có thể mời học viên xem lại bất cứ câu thánh thư hữu ích nào và thảo luận điều các em đã học được.

  • Những điều các em học được đã giúp các em cảm thấy khác biệt như thế nào về những thử thách của mình?

  • Các em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi các em trải qua những lúc khó khăn?

Mời học viên viết vào nhật ký của mình những cảm nghĩ của các em về cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hỗ trợ các em trong những thử thách. Yêu cầu các em suy ngẫm xem đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã được ảnh hưởng như thế nào nhờ vào điều các em đã học và trải qua. Anh chị em có thể yêu cầu học viên nào mà cảm thấy thoải mái để chia sẻ điều các em đã viết. Tạo cơ hội cho các em chia sẻ chứng ngôn về sự giúp đỡ thiêng liêng mà các em đã nhận được.

In