Lớp Giáo Lý
Bài Học 164—Củng Cố Nền Móng Thuộc Linh của Các Em


“Bài Học 164—Củng Cố Nền Móng Thuộc Linh của Các Em”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Củng Cố Nền Móng Thuộc Linh của Các Em”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 164: Thông Thạo Giáo Lý: Tìm Kiếm Câu Trả Lời cho Các Câu Hỏi của Tôi

Củng Cố Nền Móng Thuộc Linh của Các Em

Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý

Hình Ảnh
Công trường đền thờ Salt Lake City

Là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô trong những ngày sau, chúng ta phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm và khó khăn về mặt thuộc linh. Để đứng vững trước những ảnh hưởng của kẻ nghịch thù, chúng ta phải xây dựng cuộc sống của mình trên một nền móng vững chắc duy nhất, đó là Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này sẽ giúp học viên hiểu được rằng sự thông thạo giáo lý có thể ban phước cho cuộc sống của các em và giúp các em xây đắp nền móng thuộc linh nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Bài học này có thể được dùng để giới thiệu cho học viên biết mục đích của việc thông thạo giáo lý. Bài học này cũng có thể được dùng để nhắc nhở những học viên đã quen thuộc với sự thông thạo giáo lý về giá trị của nội dung quan trọng này trong kinh nghiệm ở lớp giáo lý của các em. Anh chị em có thể giảng dạy bài này vào đầu năm dương lịch, nhưng anh chị em cũng có thể quay lại bài này nếu sắp dạy một nhóm học viên mới.

Tài liệu “Huấn Luyện Phần Thông Thạo Giáo Lý” dành cho giảng viên có thể là một nguồn tài liệu hữu ích để hiểu cách thực hiện nội dung thông thạo giáo lý khi anh chị em giảng dạy. Có thể xem tài liệu huấn luyện này trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Nền móng thuộc linh của chúng ta

Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc xây đắp nền móng thuộc linh của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể làm điều này bằng cách thảo luận về việc trùng tu lại Đền Thờ Salt Lake, nhấn mạnh đến công việc đã được thực hiện để củng cố nền móng nhằm chống lại các trận động đất và nguy cơ tiềm ẩn khác. Anh chị em có thể muốn trưng ra các hình ảnh. Anh chị em cũng có thể cho xem video “President Nelson—Temple Foundation” (2:03).

Hình Ảnh
Công trường đền thờ SLC 1
Hình Ảnh
Công trường đền thờ SLC 2
Hình Ảnh
Công trường đền thờ SLC 3
Hình Ảnh
Công trường đền thờ SLC 4
  • Các em nghĩ tại sao lại phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc trùng tu Đền Thờ Salt Lake và cải thiện nền móng của đền thờ?

  • Chúng ta có thể so sánh điều đã được thực hiện cho đền thờ với cuộc sống cá nhân của mình ra sao?

Đọc Hê La Man 5:12, tìm kiếm các lẽ thật và nguyên tắc có thể giúp các em hiểu rõ hơn sự cần thiết của một nền móng thuộc linh được xây dựng nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Câu này đã giúp các em hiểu gì về lý do tại sao chúng ta cần sức mạnh đến từ Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Các em đã học được lẽ thật nào từ câu này về những gì có thể xảy ra khi chúng ta đặt Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm trong cuộc sống của mình?

    Anh chị em có thể yêu cầu học viên viết điều các em học được lên bảng bằng một câu. Sau đó anh chị em có thể cho các em cơ hội giải thích câu trả lời ấy. Các em có thể nói những điều như nếu xây đắp nền móng thuộc linh của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta không thể sa ngã.

  • Các em nghĩ xây dựng nền móng thuộc linh của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

Học viên có thể chia sẻ những ý kiến như đặt Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài là trọng tâm trong cuộc sống của mình, noi theo gương Ngài, và hối cải thường xuyên.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã mô tả lý do tại sao chúng ta cần phải xây dựng nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Giờ đây là lúc mỗi người chúng ta [cần] thực hiện các biện pháp phi thường—có lẽ là những biện pháp mà chúng ta chưa từng thực hiện trước đây—để củng cố các nền móng thuộc linh của cá nhân. Những thử thách gay go mới đòi hỏi những biện pháp chưa từng có trước đây.

Anh chị em thân mến, đây những ngày sau. Nếu anh chị em và tôi phải chống chọi với những nguy cơ và áp lực sắp tới, thì điều bắt buộc là mỗi người chúng ta phải có một nền móng thuộc linh vững vàng, được xây dựng trên đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. …

Chúa đã phán rằng bất chấp những thử thách mới mẻ của ngày nay, những người nào xây dựng nền móng của họ dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và đã học cách tiếp cận quyền năng của Ngài, đều không cần phải nhượng bộ những lo lắng độc nhất chỉ có trong thời đại này. (Russell M. Nelson, “Đền Thờ và Nền Móng Thuộc Linh Của Anh Chị Em”, Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 93)

  • Lời phát biểu này giúp các em hiểu gì về việc các em cần có một nền móng thuộc linh vững mạnh?

Có thể mời học viên suy nghĩ về những việc đang diễn ra trong cuộc sống mà giúp các em nhận ra mình cần xây dựng nền móng nơi Đấng Cứu Rỗi. Sau đó, mời các em đánh giá xem nền móng thuộc linh của các em vững mạnh đến mức nào. Để làm việc này, anh chị em có thể đưa ra phần tự đánh giá liên quan đến những kết quả khác nhau ở phần thông thạo giáo lý mà học viên sẽ học trong bài này. Học viên có thể tự đánh giá thầm hoặc viết câu trả lời vào nhật ký học tập của mình.

Ở mỗi câu sau đây, hãy đánh giá bản thân dựa trên thang điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý).

  1. Tôi trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài khi tôi bị kẻ nghịch thù cám dỗ hoặc ảnh hưởng.

  2. Tôi biết cách để nhận được câu trả lời cho những câu hỏi của tôi về giáo lý, các vấn đề về cá nhân, xã hội, hoặc lịch sử.

  3. Tôi có thể giải thích giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô cho người khác.

  4. Tôi có thể tìm ra các đoạn thánh thư quan trọng chứa đựng giáo lý của Đấng Ky Tô.

  5. Tôi trông cậy vào tấm gương và những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô để giúp đưa ra những lựa chọn hằng ngày.

Thông thạo giáo lý

Giải thích rằng một trong những cách để học viên có thể xây dựng nền móng nơi Chúa Giê Su Ky Tô qua kinh nghiệm của các em trong lớp giáo lý chính là thông thạo giáo lý. Nếu có học viên nào của anh chị em từng tham gia lớp giáo lý trước đây, có thể yêu cầu các em giải thích điều các em biết về thông thạo giáo lý. Anh chị em cũng có thể giới thiệu về thông thạo giáo lý cho học viên bằng cách chiếu video “What Is Doctrinal Mastery?” (3:56), có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Đọc phần “Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023). Hãy nghĩ xem làm thế nào việc tham gia học thông thạo giáo lý có thể giúp các em xây đắp một nền móng vững mạnh nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh chị em có thể yêu cầu học viên cùng nhau đọc theo các nhóm nhỏ. Một học viên có thể chịu trách nhiệm phân công các học viên trong nhóm đọc những đoạn khác nhau, một học viên khác có thể được phân công liệt kê những kết luận quan trọng, và một học viên khác có thể báo cáo những kết luận của nhóm cho cả lớp.

  • Hai kết quả chính của việc thông thạo giáo lý là gì?

    Hãy chắc rằng học viên hiểu rằng các kết quả này là (1) học hỏi và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, và (2) thông thạo các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và giáo lý phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mà các đoạn đó giảng dạy.

    Có thể hữu ích khi giải thích rằng học viên sẽ tham gia các bài học trong suốt cả năm mà tập trung vào hai kết quả này. Các em sẽ có cơ hội giải thích giáo lý bằng lời riêng, học thuộc lòng các cụm từ then chốt của các đoạn thông thạo giáo lý trong thánh thư, và sử dụng các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh để áp dụng giáo lý vào những tình huống thực tế trong cuộc sống.

  • Các em nghĩ làm thế nào việc thông thạo giáo lý có thể giúp các em xây dựng nền móng nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Làm thế nào việc tham gia học thông thạo giáo lý có thể bảo vệ các em khỏi những thử thách trong tương lai và những cuộc tấn công của kẻ nghịch thù?

Giúp học viên hiểu rằng nếu nỗ lực để tích cực tham gia học thông thạo giáo lý, các em sẽ tự tin hơn khi tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô. Có thể yêu cầu học viên nào trước đây từng tham gia học thông thạo giáo lý chia sẻ xem việc này đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào. Hãy làm chứng rằng khi trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô, các em sẽ có thể đương đầu với những thử thách các em gặp phải ngày hôm nay và chuẩn bị cho những thử thách sẽ đến trong tương lai.

In