Lớp Giáo Lý
Bài Học 168—Tìm Đến Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Đã Được Chúa Quy Định để Giúp Tìm Câu Trả Lời


“Bài Học 168—Tìm Đến Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Đã Được Chúa Quy Định để Giúp Tìm Câu Trả Lời”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý, (năm 2025)

“Tìm Đến Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Đã Được Chúa Quy Định để Giúp Tìm Câu Trả Lời,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 168: Thông Thạo Giáo Lý: Tìm Câu Trả Lời cho Các Câu Hỏi của Tôi

Tìm Đến Các Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Đã Được Chúa Quy Định để Giúp Tìm Câu Trả Lời

Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 4

Hình Ảnh
Giới trẻ học trên máy tính

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp các em học và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Bài học này có thể giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc tìm kiếm lẽ thật qua các nguồn phương tiện mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã nhân từ cung cấp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sự phong phú về thông tin

Cân nhắc mang theo một cốc nước để trưng ra. Mời học viên tưởng tượng rằng các em được mời uống nước. Hỏi các em có thể muốn biết điều gì về nước đó trước khi các em quyết định có nên uống hay không.

Giống như chúng ta muốn biết nguồn gốc của những thứ chúng ta đưa vào cơ thể, khi chúng ta có những câu hỏi hoặc chủ đề phúc âm mà chúng ta tò mò, chúng ta phải đánh giá các nguồn chúng ta tìm kiếm thông tin.

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giải thích:

Hình Ảnh
Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Chưa bao giờ trong lịch sử của thế gian mà chúng ta dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin hơn—một số thông tin đúng sự thật, một số thông tin sai, và phần lớn thông tin chỉ đúng một phần.

Do đó, chưa bao giờ trong lịch sử của thế gian mà việc biết cách chính xác để phân biệt giữa lẽ thật và điều sai lầm lại quan trọng đến thế. (Dieter F. Uchtdorf, “What Is Truth?” [Bài phát biểu tại buổi họp đặc biệt devotional của Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội, ngày 13 tháng Một năm 2013], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

  • Các em thường tìm đến những nguồn thông tin nào nếu có một câu hỏi phúc âm?

  • Làm thế nào các em có thể biết liệu đó có phải là một nguồn đáng tin cậy?

Thượng Đế là nguồn gốc của tất cả mọi lẽ thật

Để giúp học viên nhận ra rằng cần phải tìm đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong việc tìm kiếm lẽ thật của các em, hãy cân nhắc trưng ra các phần thánh thư tham khảo sau đây lên trên bảng.

Anh chị em có thể mời học viên tự học hoặc học với một nhóm một số hoặc tất cả các câu thánh thư. Cân nhắc mời các em viết lên trên bảng những từ hoặc cụm từ mà các em thấy là mô tả các đặc điểm của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy đọc những câu thánh thư sau đây, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ giúp các em hiểu lý do tại sao chúng ta nên tìm đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để biết lẽ thật:

  • Những câu này giúp các em hiểu điều gì về lý do tại sao chúng ta nên dựa vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong khi tìm kiếm lẽ thật?

    Là một phần của cuộc thảo luận, hãy chỉ ra rằng Thượng Đế là nguồn gốc của mọi lẽ thật. Hãy cân nhắc việc viết nguyên tắc này lên trên bảng.

  • Chúng ta có thể tìm thấy lẽ thật đến từ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô ở đâu?

Tìm kiếm các nguồn đáng tin cậy

Sinh hoạt nghiên cứu sau đây có thể giúp học viên hiểu lý do tại sao các em muốn sử dụng các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định mà đã được Ngài ban cho mình.

Hãy đọc các đoạn 11–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023). Hãy tìm kiếm những lời dạy có thể hướng dẫn chúng ta trong nỗ lực tìm câu trả lời cho các câu hỏi của mình.

  • Các em thấy những từ hoặc cụm từ nào mô tả lý do tại sao điều quan trọng là sử dụng các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định?

  • Chúng ta có thể tìm đến một số nguồn nào từ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để tìm kiếm lẽ thật? Những nguồn này cho thấy tình thương yêu của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho chúng ta như thế nào?

Các sinh hoạt sau đây có thể giúp học viên hiểu cách tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định và đánh giá độ tin cậy của các nguồn khác mà các em có thể gặp. Cân nhắc sử dụng một hoặc cả hai sinh hoạt, tùy thuộc vào thời gian còn lại của anh chị em và nhu cầu của học viên.

Sinh hoạt A: Tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định

Trước khi mời học viên hoàn thành sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc minh họa cách sử dụng các công cụ trợ giúp học tập của Giáo Hội để giúp tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định. Anh chị em có thể chọn một chủ đề phúc âm và chỉ cho học viên nơi tìm thêm thông tin bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu được liệt kê trong bước 2.

Sau khi chỉ cho học viên cách tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định, hãy để các em luyện tập một mình hoặc với một người bạn. Anh chị em có thể chia sẻ và trưng ra các hướng dẫn sau để giúp học viên bắt đầu.

Tập sử dụng các công cụ trợ giúp học tập của Giáo Hội để giúp tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định bằng cách làm theo hai bước sau:

  1. Chọn một đề tài phúc âm để tìm thông tin. Ví dụ về các đề tài bao gồm việc phiên dịch Sách Mặc Môn, các bài tường thuật về Khải Tượng Thứ Nhất và Lời Thông Sáng. Các em có thể chọn bất kỳ đề tài phúc âm nào mà mình quan tâm.

  2. Hãy tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định bằng cách sử dụng các công cụ trợ giúp học tập của Giáo Hội. Ví dụ về các công cụ trợ giúp học tập bao gồm Các Đề Tài và Câu Hỏi, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, chức năng tìm kiếm Thư Viện Phúc Âm, và các bài nói chuyện tại đại hội trung ương.

    Khi học viên đang cố gắng để tìm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định, hãy cân nhắc đi quanh lớp để sẵn sàng giúp đỡ những học viên có thể có câu hỏi hoặc cần trợ giúp. Sau khi học viên đã có thời gian nghiên cứu, các câu hỏi sau đây có thể giúp các em thảo luận về những kinh nghiệm của các em.

  3. Các em đã đạt được những hiểu biết nào qua quá trình tìm kiếm các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định?

  4. Các em đã tìm thấy thông tin hữu ích nào?

Sinh hoạt B: Đánh giá các nguồn thông tin

Có những lúc chúng ta đang tìm kiếm lẽ thật thì chúng ta bắt gặp các nguồn thông tin không được Giáo Hội công bố. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là chúng ta đánh giá độ tin cậy của những thông tin mà chúng ta đang tiếp cận.

  • Chúng ta có thể làm gì để phân biệt giữa các nguồn thông tin đáng tin cậy và không đáng tin cậy?

Trưng ra hoặc cung cấp những câu hỏi sau đây cho học viên dưới dạng tài liệu phát tay. Ngoài việc mời học viên tự đọc qua các câu hỏi hoặc đọc cùng cả lớp, anh chị em có thể yêu cầu các em đọc phần thánh thư liên quan đến các câu hỏi.

Xác Định Lẽ Thật từ Sai Lầm

Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý—Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 4

Hãy đọc qua các câu hỏi sau. Hãy suy nghĩ xem làm thế nào mà các câu hỏi như thế này có thể giúp các em xác định độ tin cậy và tính hữu ích của các nguồn thông tin khác nhau.

  • Tôi cảm thấy gì từ Đức Thánh Linh khi tôi đọc hoặc nghe thông tin này? (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 50:23–24.)

  • Thông tin này có đưa tôi đến gần Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của Ngài hơn không? (Xin xem Mô Rô Ni 7:15–17.)

  • Nó có khuyến khích tôi tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế không?

  • Thông tin đó có đúng với những điều thánh thư và các vị tiên tri ở thời hiện đại giảng dạy không? (Xin xem 2 Ti Mô Thê 3:15–17; Giáo Lý và Giao Ước 1:38.)

  • Thông tin đó có xác nhận những điều mà tôi đã cảm thấy Đức Thánh Linh phán với tôi là đúng không, hay thông tin đó khuyến khích tôi nghi ngờ những lẽ thật phúc âm? (Xin xem Mô Rô Ni 10:5.)

  • Thông tin có đến từ một nguồn mà Đấng Cứu Rỗi hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội của Ngài xem là đáng tin cậy không?

  • Cha mẹ tôi hoặc các lãnh đạo Giáo Hội sẽ nói gì về thông tin này? (Nếu tôi cảm thấy bị cám dỗ để che giấu thông tin đó với họ thì điều đó cho tôi biết gì về nguồn gốc của thông tin đó?)

Sau khi học viên đã đọc qua các câu hỏi, hãy yêu cầu các em chia sẻ lý do tại sao các em nghĩ rằng những câu hỏi như thế này sẽ hữu ích để suy ngẫm. Anh chị em cũng có thể mời các em chia sẻ ví dụ về cách các em đã sử dụng những câu hỏi này hoặc những câu hỏi tương tự để đánh giá độ tin cậy của thông tin.

Áp dụng những điều các em đã học được

Để giúp học viên tiếp thu việc học của các em, hãy cân nhắc việc mời các em viết câu trả lời cho một hoặc cả hai câu hỏi sau đây trong nhật ký học tập. Sau đó, anh chị em có thể mời các em chia sẻ những suy nghĩ của mình với một người bạn cùng cặp hoặc với cả lớp.

  • Các em đã học được điều gì hôm nay mà có thể giúp tìm ra câu trả lời tốt hơn cho các câu hỏi phúc âm của mình?

  • Các em nghĩ những điều mình đã học được ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các hành động trong tương lai của mình?

Hãy làm chứng về những lẽ thật anh chị em đã nghiên cứu ngày hôm nay, và khuyến khích học viên tìm kiếm lẽ thật mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã mặc khải qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

In