Lớp Giáo Lý
Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư: Khái Quát


“Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư

Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư

Khái Quát

Các kỹ năng học tập thánh thư có thể giúp chúng ta có kinh nghiệm tốt hơn khi nghiên cứu thánh thư và giúp chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Việc tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô, ghi chú thích, tìm kiếm lẽ thật, sử dụng các công cụ học tập thánh thư và hiểu bối cảnh đều có thể giúp cho việc nghiên cứu thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn.

Gợi ý về thời điểm giảng dạy: Những bài học này có thể được dạy bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, có thể sẽ hiệu quả khi dạy một hoặc nhiều bài học về kỹ năng học tập thánh thư vào đầu năm học, sau đó giới thiệu một kỹ năng khác cứ sau vài tuần. Điều này sẽ cho phép học viên học hỏi và thực hành những kỹ năng này trong suốt cả năm.

Chuẩn bị giảng dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho anh chị em ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Tập Trung vào Chúa Giê Su Ky Tô trong Thánh Thư

Mục đích của bài học: Để giúp học viên tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong khi nghiên cứu thánh thư, cụ thể là sách Giáo Lý và Giao Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên tìm một danh hiệu hoặc tước vị của Chúa Giê Su Ky Tô trong Giáo Lý và Giao Ước mà có ý nghĩa đối với các em và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những điều các em đã khám phá.

  • Đồ vật cần trưng ra: Bức tranh được làm mờ về Đấng Cứu Rỗi và một bức tranh rõ nét

  • Video:‘Nombre’ – What Should We Name Him?” (1:47)

Tìm Kiếm Những Lẽ Thật Phúc Âm trong Thánh Thư

Mục đích của bài học: Để giúp học viên gia tăng khả năng của các em để tìm thấy các lẽ thật phúc âm trong thánh thư và đến gần Chúa hơn.

  • Học viên chuẩn bị: Là một phần trong việc học tập thánh thư hằng ngày, hãy mời các em học viên cố gắng tìm ra những lẽ thật phúc âm mà sẽ giúp các em trong cuộc sống và suy ngẫm về những điều các em đã làm để tìm ra những lẽ thật đó.

  • Video:Parable of the Gems” (6:47; xem từ phút 2:13 đến 4:20)

  • Đồ vật cần trưng ra: Bức tranh một thiếu nữ đang tìm kiếm và tìm thấy những viên ngọc trong cát trên bãi biển

  • Tài liệu phát tay: “Tìm Kiếm Lẽ Thật trong Thánh Thư”

  • Học liệu: Tờ giấy cho mỗi học viên

Chú Thích Thánh Thư

Mục đích của bài học: Giúp học viên đánh dấu và thêm các ghi chú vào thánh thư theo cách làm cho việc học tập của các em trở nên có ý nghĩa hơn và đưa các em đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

  • Học viên chuẩn bị: Là một phần trong việc học tập thánh thư hằng ngày, hãy mời học viên đánh dấu những điều có ý nghĩa đối với các em, đặc biệt là các từ hoặc cụm từ giúp các em hiểu hoặc cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Các em có thể chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những điều các em đã đánh dấu và lý do tại sao.

  • Đồ vật cần trưng ra: Một vài ví dụ về cách mọi người có thể đánh dấu thánh thư của họ (Ngoài ra, nếu hữu ích, hãy chuẩn bị cách thức để cho thấy cách đánh dấu thánh thư trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.)

  • Videos:A Marking System That Works for You” (1:56); “Marking Scriptures” (1:45)

Các Công Cụ Học Tập Thánh Thư

Mục đích của bài học: Giúp học viên cải thiện việc học tập thánh thư cá nhân và củng cố mối quan hệ của các em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua việc sử dụng các công cụ học tập thánh thư.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những công cụ giúp ích cho chúng ta trong thế giới ngày nay mà không có sẵn 50 năm trước. Hãy yêu cầu học viên chuẩn bị để giải thích những công cụ này tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của chúng ta.

  • Đồ vật cần trưng ra: Bức tranh một người đàn ông với cái cày, một cái máy gặt hiện đại, một người cưỡi ngựa và một chiếc máy bay

Hiểu Bối Cảnh của Thánh Thư

Mục đích của bài học: Để giúp học viên hiểu làm thế nào mà bối cảnh của thánh thư có thể làm cho việc học tập thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn.

  • Học viên chuẩn bị: Hãy mời học viên chuẩn bị cho bài học này bằng cách đọc tiêu đề tiết trước khi nghiên cứu một tiết của Giáo Lý và Giao Ước. Hãy yêu cầu các em tìm kiếm sự khác biệt mà việc hiểu bối cảnh mang lại cho việc hiểu nội dung của tiết này.

  • Đồ vật cần trưng ra: Bức hình một người đang đẩy một người khác và bức hình một người đang đẩy một người khác để tránh chiếc xe (Ngoài ra, nếu hữu ích, hãy chuẩn bị một cách để trưng ra các nguồn tài liệu bổ sung cho bối cảnh trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.)

In