Bài Học 171: Chú Thích Thánh Thư: Đánh Dấu và Thêm Ghi Chú
“Chú Thích Thánh Thư: Đánh Dấu và Thêm Ghi Chú”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Chú Thích Thánh Thư”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
Bài Học 171: Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư
Chú Thích Thánh Thư
Đánh Dấu và Thêm Ghi Chú
Bài học này có thể giúp học viên đánh dấu và thêm các ghi chú vào thánh thư theo cách mà làm cho việc học tập của các em trở nên có ý nghĩa hơn và đưa các em đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.
Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Làm cho việc học thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn
Đấng Cứu Rỗi đã truyền lệnh cho chúng ta không được đọc thánh thư một cách bình thường mà phải “tìm kiếm”, “nghiên cứu” và “nuôi dưỡng” những lời nói của Ngài (Giáo Lý và Giao Ước 1:37; 11:22; 2 Nê Phi 32:3). Qua thánh thư, chúng ta có thể biết Ngài và cảm nhận tình yêu thương của Ngài (xin xem Giăng 5:39; Gia Cốp 3:2).
Em đã làm (hoặc có thể làm) một số điều gì để việc học thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn đối với em?
Định nghĩa: Đánh dấu thánh thư
Một cách để làm cho việc học thánh thư trở nên có ý nghĩa là đánh dấu và thêm các ghi chú vào thánh thư của em. Khi nghiên cứu bài học này, hãy tìm những cách mà em có thể muốn đánh dấu thánh thư của mình để giúp việc nghiên cứu thánh thư mang em đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.
Làm mẫu: Đánh dấu thánh thư
“A Marking System That Works for You” (1:56). Trong video này, Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cho thấy cách ông đánh dấu thánh thư.
1:58
“Marking Scriptures” (1:45). Trong video này, Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn cho thấy cách ông đánh dấu thánh thư.
2:3
Mọi người đánh dấu thánh thư của mình vì một số lý do nào?
Em nghĩ việc đánh dấu thánh thư có thể giúp ích cho em như thế nào?
Luyện tập: Đánh dấu thánh thư
Để luyện tập cách đánh dấu, hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 68:5–6 và đánh dấu những điều có ý nghĩa đối với em. Em có thể muốn đặc biệt chú ý đến những điều em học được về Đấng Cứu Rỗi và Ngài cảm thấy như thế nào về em.
Em đã đánh dấu những từ hoặc cụm từ nào? Tại sao những từ hoặc cụm từ đó nổi bật đối với em?
Em có cảm thấy điều gì khác về thánh thư của mình sau khi đã đánh dấu các nội dung đó không? Điều đó có ảnh hưởng đến cảm nghĩ của em dành cho Đấng Cứu Rỗi không? Nếu có, thì tại sao?
Định nghĩa: Liên kết hoặc nhóm các câu lại
Cũng có thể là hữu ích khi nghiên cứu các câu thánh thư bổ sung cho cùng một đề tài và liên kết hoặc nhóm các câu này lại với nhau.
Làm mẫu: Liên kết hoặc nhóm các câu lại
Em có thể liên kết hoặc nhóm các câu lại với nhau về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho mình bằng một số cách nào?
Hãy viết các phần tham khảo trên các trang trống ở đầu hoặc cuối thánh thư của em, hoặc trong nhật ký ghi chép việc học tập thánh thư.
Bên cạnh một câu ở ngoài lề, hãy viết (các) phần tham khảo của một câu có liên quan.
Khi sử dụng ứng dụng Thư Viện Phúc Âm, hãy sử dụng tính năng liên kết hoặc gắn thẻ.
Một cách khác để đến gần Chúa hơn qua việc nghiên cứu thánh thư là thêm các ghi chú về những điều em đang học.
Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích giá trị của việc ghi chú khi nghiên cứu thánh thư:
Việc viết ra những gì chúng ta học hỏi, suy nghĩ và cảm nhận khi chúng ta nghiên cứu thánh thư là một hình thức suy ngẫm khác và là lời mời gọi đầy quyền năng đến với Đức Thánh Linh để được hướng dẫn liên tục. (“Because We Have Them before Our Eyes,” New Era, tháng Tư năm 2006, trang 6–7)
Làm mẫu: Thêm Ghi Chú
Thực hành: Thêm Ghi Chú
Hãy kết thúc bài học này bằng cách viết ra những suy nghĩ và cảm nghĩ của em về ít nhất một trong những đoạn em đã học ngày hôm nay.