Lớp Giáo Lý
Bài học 173: Hiểu Bối Cảnh của Thánh Thư


“Hiểu Bối Cảnh của Thánh Thư”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Hiểu Bối Cảnh của Thánh Thư”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 173: Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư

Hiểu Bối Cảnh của Thánh Thư

Việc hiểu bối cảnh của thánh thư giúp chúng ta nhận ra ý định của các tác giả được soi dẫn. Điều này có thể gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về những lời của họ và giúp chúng ta nghe được lời của Chúa trong cuộc sống của mình. Mục đích của bài học này là giúp học viên hiểu làm thế nào mà bối cảnh của thánh thư có thể làm cho việc học tập thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn.

Hình Ảnh
em thiếu niên đang học thánh thư

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Toàn bộ bức hình

Hãy bắt đầu bài học bằng cách cho học viên xem từng bức hình sau đây và đặt ra các câu hỏi sau đó. Ngoài ra, học viên có thể viết chú thích cho các hình ảnh khi anh chị em trưng ra mỗi hình ảnh. Sau đó, các em có thể thảo luận xem lời chú thích đã thay đổi như thế nào sau khi nhìn thấy toàn bộ bức hình.

Thay vì sử dụng các bức hình dưới đây, học viên có thể chọn một bức ảnh từ trong camera trên điện thoại của mình, chỉ phóng to một phần của bức ảnh và mời một người bạn cùng nhóm đoán xem điều gì đang xảy ra trong bức ảnh. Sau đó, các em có thể mở toàn bộ bức ảnh và hỏi xem sự hiểu biết của học viên kia đã thay đổi như thế nào.

Hình Ảnh
cậu bé đang đẩy một cậu bé khác
  • Điều gì đang xảy ra trong bức hình?

Hình Ảnh
cậu bé đang đẩy một cậu bé khác tránh khỏi đường đi của một chiếc xe đang lao tới
  • Sự hiểu biết của chúng ta thay đổi như thế nào khi chúng ta nhìn thấy toàn bộ bức tranh?

    Hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ các ví dụ từ cuộc sống của các em khi mà việc nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn đã tạo ra sự khác biệt. Một số ví dụ có thể bao gồm nhắn tin hoặc đăng một cái gì đó trước khi có tất cả các chi tiết, đánh giá người nào đó mà không biết câu chuyện của họ hoặc rút ra một kết luận không chính xác từ một bức ảnh bị cắt xén.

  • Điều này có thể liên quan như thế nào đến việc học thánh thư của chúng ta?

Khi học viên trả lời câu hỏi này, hãy đánh giá sự hiểu biết của các em về bối cảnh khi nó liên quan đến việc học tập thánh thư. Dựa trên đánh giá của anh chị em về sự hiểu biết của học viên, hãy cân nhắc sử dụng tất cả hoặc một số phần sau đây.

Định nghĩa: Hiểu bối cảnh

Hãy cân nhắc viết từ bối cảnh lên trên bảng.

Chúng ta có thể bỏ lỡ các chi tiết quan trọng và hiểu không đầy đủ về những điều đang xảy ra khi không có bối cảnh.

  • Em định nghĩa từ bối cảnh như thế nào?

Hãy cân nhắc viết những câu trả lời của học viên lên trên bảng. Nếu cần, hãy chia sẻ định nghĩa sau đây về bối cảnh:

Bối cảnh là tình hình, điều kiện và khung cảnh trong đó các sự kiện diễn ra mà cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về những điều đang xảy ra.

Hãy đọc phần sau đây từ Anh Cả David A Bednar về một lời phát biểu của Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844):

Hình Ảnh
David A. Bednar

“Tôi có một bí quyết mà nhờ đó tôi hiểu được thánh thư. Tôi cầu vấn, câu hỏi là gì, mà dẫn đến câu trả lời này, hoặc khiến Chúa Giê Su thốt ra câu chuyện ngụ ngôn này?” (Lịch Sử của Giáo Hội, 5:261). Do đó, việc cố gắng hiểu câu hỏi ban đầu, mà đến trước một sự mặc khải cụ thể, câu chuyện ngụ ngôn hoặc tình tiết cụ thể có thể giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về thánh thư. (David A. Bednar, trong “Witnesses of the Prophet Joseph Smith”, Ensign, tháng Một năm 2009, trang 15)

  • Làm thế nào mà việc tìm hiểu bối cảnh của các câu thánh thư sẽ giúp em hiểu những bài học mà các câu thánh thư đó dạy?

Hãy mời học viên suy ngẫm xem các em tìm hiểu về tình hình và bối cảnh của thánh thư thường xuyên ra sao. Hãy cân nhắc cho học viên một hoặc hai phút để suy ngẫm xem việc tìm hiểu bối cảnh của thánh thư đã ban phước, hoặc có thể ban phước cho các em như thế nào trong việc nghiên cứu thánh thư của các em. Anh chị em có thể mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ hoặc kinh nghiệm cá nhân của các em.

Làm mẫu: Giáo Lý và Giao Ước 121

Sau đây là một khuôn mẫu về việc hiểu bối cảnh có thể làm cho việc học thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn ra sao. Nếu muốn, anh chị em có thể chọn các câu khác để làm mẫu.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 121:7–8, tìm kiếm những điều Chúa đã dạy cho Joseph Smith.

  • Em thấy điều gì có ý nghĩa đối với mình trong những câu này?

    Hãy cân nhắc chia học viên thành các nhóm nhỏ để thảo luận câu trả lời cho câu hỏi sau đây. Hãy mời các em lập một bản liệt kê các nguồn tài liệu mà giúp chúng ta tìm hiểu về bối cảnh.

  • Một số công cụ hoặc nguồn tài liệu nào có thể giúp chúng ta tìm hiểu về bối cảnh của câu này và các câu thánh thư khác?

Học viên có thể liệt kê một số nguồn tài liệu sau đây: các tiêu đề tiết hoặc tiêu đề chương, các câu xung quanh, các lời chú giải thánh thư, sách hướng dẫn, các bài nói chuyện của các lãnh đạo Giáo Hội và những câu chuyện thánh thư dành cho trẻ em.

Anh chị em có thể muốn đề cập rằng một số nguồn tài liệu cụ thể có sẵn cho Giáo Lý và Giao Ước và lịch sử Giáo Hội bao gồm Các Thánh Hữu, tập 1 và Revelations in Context. Nếu học viên muốn biết thêm, anh chị em có thể trình bày cho học viên cách để truy cập các nguồn tài liệu này trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Hãy đảm bảo với học viên rằng mặc dù việc nghiên cứu các nguồn tài liệu khác nhau có thể hữu ích, nhưng thói quen đơn giản là đọc tiêu đề tiết trước khi các em nghiên cứu có thể làm cho việc nghiên cứu thánh thư trở nên có ý nghĩa hơn. Đó sẽ là trọng tâm của bài học này.

Hãy đọc tiêu đề tiết của tiết 121, tìm kiếm những thông tin sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những câu thánh thư này. Em cũng có thể muốn đọc Giáo Lý và Giao Ước 121:1–6 để có thêm những hiểu biết sâu sắc.

Hãy đọc lại Giáo Lý và Giao Ước 121:7–8 khi đã hiểu về bối cảnh.

  • Bối cảnh này giúp em gia tăng sự hiểu biết về sứ điệp mà Chúa đã ban cho Joseph trong những câu này ra sao?

  • Sự hiểu biết mới này làm cho những câu đó có ý nghĩa hơn đối với em như thế nào?

Khi học viên trả lời, hãy tìm cách nhấn mạnh hoặc hỏi xem bối cảnh này dạy cho chúng ta điều gì về Chúa. Ví dụ, Chúa đã nhân từ ban cho Tiên Tri Joseph Smith sự bình an, tầm nhìn và lời hứa về các phước lành trong tương lai vào lúc khó khăn. Việc hiểu bối cảnh này giúp chúng ta biết rằng Chúa cũng có thể ban cho chúng ta sự bình an và sự chỉ dẫn trong cuộc sống.

Thực hành việc tìm hiểu bối cảnh của thánh thư

Để giúp học viên thực hành việc tìm hiểu bối cảnh, hãy cân nhắc trưng ra các đoạn tham khảo thánh thư và những câu hỏi sau đây trên bảng. Anh chị em có thể yêu cầu học viên đọc một hoặc nhiều phần tham khảo thánh thư theo cặp và viết những điều các em học được từ phần này vào giữa một tờ giấy. Sau đó, các em có thể đọc tiêu đề của tiết đó cùng với các câu xung quanh. Xung quanh những điều các em đã viết, các em có thể vẽ hoặc viết điều gì đó thể hiện được bối cảnh (bức tranh toàn cảnh hơn).

Giáo Lý và Giao Ước 3:6–9

Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3

Giáo Lý và Giao Ước 27:1–2

Giáo Lý và Giao Ước 28:2, 7

Giáo Lý và Giao Ước 46:3–5

Giáo Lý và Giao Ước 49:15–17

Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3

Giáo Lý và Giao Ước 109:22–23

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy. Nếu hữu ích, hãy cân nhắc hỏi những điều sau đây:

  • Làm thế nào mà bối cảnh của phần này gia tăng sự hiểu biết của em về những điều em học được trong các câu thánh thư?

  • Bối cảnh này giúp em tìm hiểu thêm về Đấng Cứu Rỗi, tình yêu thương của Ngài, lòng thương xót của Ngài, hoặc quyền năng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Khi thời gian cho phép, học viên có thể luyện tập kỹ năng này bằng cách sử dụng một tiết hoặc chương hiện tại trong khi học thánh thư một mình hoặc chung với gia đình.

Hãy mời học viên suy ngẫm xem việc nghiên cứu bối cảnh có thể tạo ra sự khác biệt ra sao trong việc học tập cá nhân của các em và các em có thể cải thiện việc nghiên cứu thánh thư của mình như thế nào bằng cách sử dụng kỹ năng này.

Khi học viên luyện tập kỹ năng học tập thánh thư này trong những tuần tới, thì hãy cân nhắc tìm cách để các em chia sẻ những hiểu biết sâu sắc mà các em học được với cả lớp trong những buổi chia sẻ ý kiến thuộc linh sắp tới.

In