Lớp Giáo Lý
Bài Học 172: Các Công Cụ Học Tập Thánh Thư: Sử Dụng Các Công Cụ Trợ Giúp Học Tập


“Các Công Cụ Học Tập Thánh Thư: Sử Dụng Các Công Cụ Trợ Giúp Học Tập”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Các Công Cụ Học Tập Thánh Thư”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 172: Các Kỹ Năng Học Tập Thánh Thư

Các Công Cụ Học Tập Thánh Thư

Sử dụng các công cụ trợ giúp học tập

Bài học này có thể giúp em cải thiện việc học tập thánh thư cá nhân và củng cố mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua việc sử dụng các công cụ học tập thánh thư.

Hình Ảnh
học viên đánh dấu thánh thư

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để sẵn sàng chia sẻ những công cụ hiện có để giúp chúng ta trong thế gian ngày nay mà không có vào 50 năm trước. Hãy yêu cầu học viên chuẩn bị để giải thích những công cụ này tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của chúng ta.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Các công cụ

Hãy cân nhắc cho học viên xem những hình ảnh sau đây (hoặc những hình ảnh tương tự khác) và mời học viên trả lời những câu hỏi sau đây.

Hình Ảnh
con ngựa và cái cày
Hình Ảnh
máy kéo
Hình Ảnh
một người đang cưỡi ngựa
Hình Ảnh
máy bay đang bay
  • Những công cụ này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng đi lại và làm việc của chúng ta?

  • Những công cụ nào khác được phát triển trong những năm qua mà đã làm gia tăng khả năng làm việc của chúng ta?

  • Cuộc sống sẽ khác biệt ra sao nếu chúng ta không biết đến những công cụ này hoặc cách sử dụng chúng?

Cũng như với việc đi lại và làm việc, có những công cụ để giúp chúng ta nghiên cứu thánh thư và đến gần với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Anh Tad R. Callister, cựu Chủ Tịch Trung Ương Trường Chủ Nhật, đã chia sẻ câu chuyện sau đây:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Tad R. Callister

Thế hệ hiện tại đang khám phá những lẽ thật, những sự hiểu biết sâu sắc và những sự xác nhận bổ sung cho điều mà nhiều tổ tiên của họ không biết—không phải vì thế hệ hiện tại nhất thiết phải ngay chính hơn, cũng không phải vì thế hệ đó có trí tuệ lớn hơn, mà vì thế hệ đó có những công cụ tốt hơn. Người nông dân hiểu biết nhất cùng con ngựa và cái cày không thể sánh được với một người nông dân thành thạo không kém với chiếc máy kéo công nghệ cao luôn chuẩn xác theo mệnh lệnh của mình. Nhà toán học với thước trượt (thước logarit) không phải là thách thức đối với người đồng nghiệp có máy tính tốc độ cao. Một Galileo với kính viễn vọng cầm tay sẽ không bao giờ khám phá vũ trụ như một Galileo với kính viễn vọng tiên tiến nhất trong tay. Chúa hẳn phải kỳ vọng chúng ta sẽ uyên bác hơn về phúc âm so với những thế hệ trước đây, bởi vì chúng ta có nhiều công cụ hơn trong tay mình. (Tad R. Callister, The Infinite Atonement [năm 2000], trang 21)

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em biết như thế nào về các công cụ học tập thánh thư mà có thể giúp em tìm câu trả lời cho các câu hỏi của mình và đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

  • Em cảm thấy rằng em sử dụng chúng tốt như thế nào?

Khi nghiên cứu bài học này, hãy tìm cách hiểu rõ hơn về các công cụ học tập thánh thư và các công cụ đó có thể giúp em như thế nào.

Định nghĩa: Sử dụng các công cụ học tập thánh thư

Hãy thực hiện những điều sau đây để giúp học viên hiểu rõ các công cụ học tập thánh thư là gì.

Hãy mời học viên nghĩ và viết bất kỳ công cụ học tập thánh thư nào mà các em biết Chúa đã cung cấp để giúp chúng ta trả lời các câu hỏi của mình và đến gần Ngài hơn. Hãy cân nhắc thêm bất kỳ công cụ nào sau đây mà học viên không đề cập đến.

Cước chú

Sách Hướng Dẫn Thánh Thư

Các Bản Đồ

Hình Ảnh Lịch Sử Giáo Hội

Hãy chỉ vào các công cụ khác nhau trên bảng và hỏi các học viên xem chúng là gì và các em có thể tìm thấy chúng ở đâu. Nếu học viên không quen thuộc với bất kỳ công cụ nào, thì hãy cân nhắc sử dụng các lời giải thích sau đây và chỉ cho học viên biết nơi tìm thấy các công cụ.

Cước Chú—Cước Chú được tham chiếu bằng các chữ cái nhỏ, viết thường trong một câu thánh thư mà hướng các em đến cuối trang, nơi các em sẽ tìm thấy các phần tham khảo hoặc đề tài thánh thư bổ sung liên quan đến câu đó. Trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm, việc nhấn vào cước chú sẽ hiển thị các thông tin như vậy.

Sách Hướng Dẫn Thánh Thư—Tài liệu này chứa các định nghĩa ngắn gọn, đơn giản về các thuật ngữ thánh thư cùng với một vài phần tham khảo thánh thư liên quan đến mỗi thuật ngữ. Sách này nằm ở cuối Sách Mặc Môn hoặc trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm trong mục Thánh Thư, rồi mục Phần Giúp Đỡ Học Tập.

Các Bản Đồ và Hình Ảnh Lịch Sử Giáo Hội—Các nguồn tài liệu này nằm ở cuối bộ ba quyển thánh thư tổng hợp hoặc trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm trong mục Thánh Thư, rồi mục Phần Giúp Đỡ Học Tập.

Mẫu

Để làm mẫu cách sử dụng các công cụ học tập thánh thư cùng với cả lớp, hãy thực hiện sinh hoạt sau đây:

Hãy suy nghĩ về những điều em biết và những điều em muốn biết về sự tha thứ.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 64:9–11, và tìm kiếm những lẽ thật về sự tha thứ.

  • Em đã học được điều gì? Những câu này giúp em hiểu gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

    Bây giờ, hãy mời học viên chia sẻ những công cụ mà các em có thể sử dụng để đào sâu sự hiểu biết của mình. Khi một học viên chia sẻ một công cụ, hãy hỏi các em cách sử dụng công cụ đó và mời tất cả học viên làm theo sự hướng dẫn của các em. Ví dụ, các em có thể tra cứu các câu thánh thư có trong phần cước chú của những câu này. Các em cũng có thể tìm kiếm “Chúa Giê Su Ky Tô” hoặc “Sự Cứu Chuộc” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

    Hãy mời một số học viên chia sẻ những điều các em đã học được và lý do tại sao điều đó có ý nghĩa với các em.

  • Những công cụ học tập thánh thư này giúp ích như thế nào cho việc học tập của em?

Luyện tập

Hãy mời học viên đi lên và viết trên bảng các đề tài hoặc câu hỏi phúc âm mà các em hoặc những người khác mà các em biết là muốn biết thêm hoặc đã trả lời. Hoặc là, anh chị em có thể sử dụng một công cụ bỏ phiếu ẩn danh để có được những phản hồi của các em.

Nếu học viên gặp khó khăn để đưa ra ý tưởng, thì hãy cân nhắc viết các đề tài sau đây lên trên bảng. Hãy mời học viên chọn một trong những đề tài này (hoặc một đề tài khác mà các em chọn) mà các em có câu hỏi hoặc cảm thấy việc nghiên cứu sẽ đưa các em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn:

  • Tha thứ

  • Nhận sự mặc khải

  • Cha Thiên Thượng

  • Tại sao chúng ta cần Chúa Giê Su Ky Tô

  • Cuộc sống tiền dương thế

  • Thế giới linh hồn

  • Sự Phán Xét Cuối Cùng

  • Hôn nhân và gia đình

  • Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô

Ngoài ra, học viên có thể đóng vai một người bạn muốn biết thêm về một trong các đề tài ở trên.

Hãy sử dụng các công cụ học tập thánh thư, và dành vài phút để nghiên cứu đề tài hoặc câu hỏi này. Hãy tìm kiếm những lẽ thật có ý nghĩa đối với em, trả lời những câu hỏi của em hoặc mang em đến gần với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Sau khi đã cho học viên có đủ thời gian rồi, thì hãy cân nhắc mời các em chia sẻ theo cặp hoặc nhóm nhỏ những điều các em đã học được và đã học ra sao. Sau đó, mời học viên trả lời câu hỏi sau đây để kết thúc bài học:

  • Việc sử dụng những công cụ này một cách thích hợp trong khi em học tập thánh thư cá nhân có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự hiểu biết và mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

In