Lớp Giáo Lý
Bài Học 210—Mẫu: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội: Học Hỏi và Áp Dụng Lời Giảng Dạy của Các Tôi Tớ Chúa


“Bài Học 210—Mẫu: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội: Học Hỏi và Áp Dụng Lời Giảng Dạy của Các Tôi Tớ Chúa”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Mẫu: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 210: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

Mẫu: Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

Học Hỏi và Áp Dụng Những Lời Giảng Dạy của Các Tôi Tớ Chúa

người trẻ tuổi đang xem Đại Hội Trung Ương

Trong suốt năm học của lớp giáo lý, học viên sẽ có nhiều cơ hội để nghiên cứu các sứ điệp từ các vị lãnh đạo Giáo Hội. Mẫu này cung cấp cho anh chị em ý tưởng để giúp học viên nghiên cứu các sứ điệp từ các vị lãnh đạo Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Lưu ý: Để có một ví dụ về cách sử dụng mẫu này, xin xem Bài Học 211: “Những Lựa Chọn cho Thời Vĩnh Cửu”.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Đối với mỗi sứ điệp từ các vị lãnh đạo Giáo Hội, anh chị em có thể chọn một hay nhiều ý tưởng từ các phần Bắt đầu bài học, Nghiên cứu sứ điệp, hay Gia tăng sự hiểu biết trong mẫu này, hoặc một điều gì đó tương tự mà anh chị em chọn. Anh chị em cũng có thể sử dụng phần Áp dụng điều em vừa học trong mẫu đó.

Học viên có thể nghiên cứu riêng cá nhân hoặc chung với cả lớp, anh chị em cũng có thể chia các em thành các nhóm nhỏ hơn. Nếu anh chị em chọn cho nghe đoạn ghi âm hoặc xem video của bài nói chuyện, thì xin hãy cung cấp một bản in hoặc bản kỹ thuật số cho học viên dò theo.

Hãy giúp học viên tập trung vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô với mỗi ý kiến giảng dạy mà anh chị em lựa chọn.

Bắt đầu bài học

Hãy nghĩ về cách để bắt đầu bài học sao cho có thể tạo ra sự hứng thú trong tâm trí hoặc tấm lòng của học viên để giúp các em chuẩn bị cho kinh nghiệm học tập này. Sứ điệp mà học viên sẽ nghiên cứu có thể chứa một số phương pháp hữu ích mà anh chị em có thể sử dụng. Sau đây là một số ví dụ:

  • Chia sẻ một câu hỏi gợi ý từ sứ điệp và mời học viên thảo luận ngắn gọn hoặc ghi lại câu trả lời ban đầu của các em vào nhật ký.

  • Chia sẻ một hình ảnh hoặc đồ vật trực quan được sử dụng trong sứ điệp và thảo luận ngắn gọn lý do tại sao sử dụng nó.

  • Chia sẻ một câu chuyện từ sứ điệp của người nói chuyện. Có thể tốt nhất là không chia sẻ toàn bộ câu chuyện vào lúc bắt đầu bài học mà chỉ chia sẻ đủ để làm cho học viên có hứng thú. Có thể kết thúc câu chuyện ở phần sau của bài học để minh họa cho mục đích từ sứ điệp của người nói chuyện.

  • Anh chị em có thể chia sẻ đề tài của bài nói chuyện và mời học viên ghi lại một số câu hỏi của họ liên quan đến đề tài này. Khuyến khích các em tìm kiếm câu trả lời trong buổi học.

Nghiên cứu sứ điệp

Anh chị em có thể sử dụng ý tưởng của mình hoặc một số ý tưởng sau để giúp học viên tập trung vào việc nghiên cứu bài nói chuyện. Nếu thời gian cho phép, có thể sử dụng nhiều phương pháp. Mời học viên tìm kiếm sự mặc khải cá nhân khi ôn lại sứ điệp, bằng cách viết những cảm nghĩ thúc giục vào nhật ký học tập của các em.

Nếu học viên không có quyền truy cập phiên bản kỹ thuật số của bài nói chuyện, thì anh chị em có thể sắp xếp cho học viên nghiên cứu bằng bản in.

  • Tìm kiếm. Thành tâm cân nhắc nhu cầu của lớp học mà anh chị em giảng dạy và nhận ra một sự “Tìm Kiếm” có thể dùng khi học viên nghiên cứu bài nói chuyện. Các ví dụ “tìm kiếm” có thể bao gồm những điều sau đây: Các Lẽ Thật Vĩnh Cửu, Lời Mời, và Các Phước Lành Đã Được Hứa. Học viên cũng có thể tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi hoặc mối quan tâm của các em.

    Có thể cho học viên chọn ra một điều gì đó mà các em muốn tìm kiếm trong bài nói chuyện. Anh chị em có thể chia sẻ đề tài của bài nói chuyện và cho học viên cơ hội viết lên bảng một vài câu hỏi về đề tài đó. Sau buổi học, anh chị em có thể xác định những thắc mắc nào mà học viên cảm thấy là đã được giải đáp và bằng cách nào.

  • Đánh số các đoạn và chuyền bài nói chuyện cho nhau. Viết hoặc đánh số các đoạn văn vào một bản in của bài nói chuyện. Phát cho mỗi học viên một bản và mời học viên chọn ra một điều gì đó để tìm kiếm. Học viên có thể đọc một hoặc nhiều đoạn, đánh dấu các đoạn đó và ghi chú ở ngoài lề. Tờ giấy này có thể được chuyền sang cho học viên kế tiếp, và lặp lại hoạt động trên. Sau khi học viên đã nghiên cứu tất cả các đoạn, hãy đưa lại tờ giấy cho học viên đầu tiên và cho các em đọc những sự hiểu biết sâu sắc mà các thành viên khác trong lớp đã chia sẻ.

  • Tình huống liên quan. Mời học viên cân nhắc cách để áp dụng bài nói chuyện đang nghiên cứu cho một thanh thiếu niên ngày nay hoặc những thử thách cá nhân mà một thanh thiếu niên có thể trải qua. Chuẩn bị và trình bày một tình huống vào lúc bắt đầu lớp học. Hoặc học viên có thể nghĩ ra tình huống một thanh thiếu niên đang gặp khó khăn với một hoàn cảnh hoặc một thắc mắc. Học viên có thể thêm các chi tiết liên quan vào tình huống sao cho phù hợp với nhu cầu của thanh thiếu niên trong khu vực của anh chị em.

  • Các câu thánh thư có liên quan hoặc được trích dẫn. Học viên có thể tìm kiếm các câu thánh thư được trích dẫn trong bài nói chuyện hoặc phần chú thích ở cuối bài. Học viên có thể đọc các câu này và ghi lại cách mà bài nói chuyện giúp các em hiểu rõ hơn các câu thánh thư được trích dẫn, hoặc cách mà các câu thánh thư được trích dẫn giúp các em hiểu rõ hơn sứ điệp của bài nói chuyện ra sao. Trong Thư Viện Phúc Âm, học viên có thể tạo đường dẫn liên kết đến các câu thánh thư được trích dẫn trong bài nói chuyện hoặc đánh dấu vào sách thánh thư của các em.

Gia tăng sự hiểu biết

Mục đích của phần này là giúp học viên suy ngẫm và thảo luận về bài nói chuyện mà các em đã nghiên cứu. Anh chị em có thể sử dụng ý tưởng của mình, hoặc chọn ra ít nhất một trong các sinh hoạt sau đây để giúp học viên tham gia vào cuộc thảo luận. Anh chị em có thể đặt ra thêm những câu hỏi khi học viên chia sẻ điều các em suy nghĩ và cảm nhận được trong lúc nghiên cứu. Những phương án này có thể thực hiện theo cá nhân, theo cặp, hoặc theo nhóm nhỏ.

  • Tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Có thể gắn bức tranh vẽ Đấng Cứu Rỗi lên bảng. Mời học viên viết những từ hoặc cụm từ mang tính soi dẫn xung quanh bức hình mà các em nhìn thấy trong bài nói chuyện. Mời một vài học viên chia sẻ điều các em đã viết và các em cảm thấy hay cụm từ đó sẽ giúp một người biết được đặc tính, thuộc tính, và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào. Học viên có thể chia sẻ cách những lời giảng dạy có thể giúp các em noi theo Đấng Cứu Rỗi và củng cố mối quan hệ với Ngài.

  • Giảng dạy cho nhau. Anh chị em có thể mời học viên thực hiện một bài nói chuyện hoặc bài học dài ba đến năm phút để giảng dạy sứ điệp mà các em đã học hỏi. Học viên có thể đưa vào kinh nghiệm cá nhân hoặc các đoạn tham khảo thánh thư bổ sung giúp hỗ trợ cho sứ điệp này. Học viên có thể tập chia sẻ bài nói chuyện của mình theo cặp, theo nhóm nhỏ, hoặc với cả lớp.

  • Ghi lại cảm nghĩ. Có thể mời học viên ghi lại những ý nghĩ và cảm nhận của mình trong khi nghiên cứu bài nói chuyện. Học viên có thể ghi lại bất cứ hành động nào mà Thánh Linh đã thúc giục các em làm. Nếu được, anh chị em có thể yêu cầu các học viên tình nguyện chia sẻ điều các em đã viết.

  • Tạo ra một điều gì đó. Dùng những gì đã học trong bài nói chuyện, anh chị em có thể cho học viên thời gian sáng tác một bức tranh, hình vẽ, áp phích, meme, bài đăng trên mạng xã hội, hoặc điều gì đó tương tự. Đó có thể là lời nhắc nhở hoặc một điều gì đó giúp soi dẫn người khác. Học viên có thể chia sẻ theo nhóm hoặc với cả lớp điều mà các em tạo ra.

  • Chia sẻ với người khác. Anh chị em có thể khuyến khích học viên chia sẻ một sứ điệp từ bài nói chuyện với gia đình, bạn bè các em, hoặc trên mạng xã hội (ví dụ một bài đăng, một video, hoặc một meme). Khi chia sẻ, học viên có thể đưa ra một chứng ngôn đơn giản và một lời mời tìm hiểu thêm.

Áp dụng điều đã học được

Mục đích của phần này là cho học viên cơ hội áp dụng điều các em đã học hỏi và cảm nhận được khi nghiên cứu bài nói chuyện. Anh chị em có thể sử dụng ít nhất một trong những ý tưởng sau đây hoặc các ý tưởng khác để đáp ứng nhu cầu của học viên. Để biết thêm các ý tưởng, xin xem “Khuyến khích học viên chia sẻ các lẽ thật họ đang học” trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên: Mời Học Tập Siêng Năng tại ChurchofJesusChrist.org.

  • Làm theo những sự thúc giục. Khuyến khích học viên làm theo những sự thúc giục các em có được trong khi nghiên cứu bài nói chuyện. Các em có thể cảm thấy cần tạo ra những thay đổi nào đó trong cuộc sống của mình, cần nỗ lực thực hiện một trong những mục tiêu cá nhân, hay cần chia sẻ sứ điệp đó với một người khác.

  • Lập ra một kế hoạch. Học viên có thể hoàn tất những câu sau đây để giúp các em áp dụng điều đã học được. Một số học viên có thể muốn chia sẻ kế hoạch của các em với một người trong gia đình hay một người bạn để giúp các em hoàn thành kế hoạch đó.

  • Nhờ bài nói chuyện này, tôi sẽ .

  • Bước kế tiếp tôi sẽ thực hiện để hoàn tất kế hoạch của mình là .

  • Tôi sẽ cố gắng làm điều này trước ngày .

  • Tôi sẽ tự nhắc nhở bản thân về kế hoạch của mình bằng cách .